2.1 Tổng quan về hoạt động của các NHTM Việt Nam
2.1.1 Thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay
Nhiều NH với quy mô nhỏ:
Trong hơn 25 năm đổi mới cùng với nền kinh tế của đất nước, ngành NH
Việt Nam đã có những chuyển đổi quan trọng, từ hệ thống NH một cấp sang hệ
thống NH hai cấp. NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng và là NH Trung ương của các NH. NHTM và các tổ chức tín dụng trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH. Hệ thống NH Việt Nam đó và đang phát triển rất nhanh về số lượng tổ chức tín dụng (TCTD), quy mơ tài chính và hoạt
động. Hệ thống NH Việt Nam hiện nay có cấu trúc rất đa dạng về loại hình sở hữu
(Nhà nước, tập thể, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, cổ phần) và đa dạng hóa về loại hình (NHTM, NH phát triển, NH chính sách, chi nhánh NH nước ngồi, NH 100% vốn nước ngồi, cơng ty tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ).
Tính đến 15/06/2012, thị trường Việt Nam có 99 NH và chi nhánh NHNNg, cụ thể 5NHTM quốc doanh (bao gồm cả VCB và CTG), 35 NHTM CP, 55 NH 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NHNNg và 4 NH liên doanh.
Chủ trương nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động của hệ thống
NH Việt Nam đã được khởi động từ Nghị định số 141/2006/NĐ-CP khi Chính phủ
đặt ra lộ trình tăng vốn pháp định của các NH lên mức 3.000 tỷ đồng vào năm 2010.
Bên cạnh đó, lộ trình tăng vốn pháp định lên mức 5.000 tỷ đồng vào năm 2012 và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015 cũng trong quá trình xem xét áp dụng. Việc nâng
mức vốn pháp định lên 3.000tỷ đồng vào năm 2010 đều được các NHTM thực hiện
đúng thời hạn.
Tính đến ngày 15/06/2012 các NHTM có điểm lợi thế về quy mơ vốn đều
nằm trong khối NHTM quốc doanh với tổng số vốn điều lệ của 04 NH lớn là 87.123 tỷ đồng trong đó dẫn đầu là VCB với số vốn điều lệ là 23.174 tỷ đồng. Có 11/35
(chiếm 31,4%) NHTMCP có số vốn điều lệ từ 5.000tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên theo
đánh giá của NH thế giới WB Việt Nam hiện có quá nhiều NH có quy mơ q nhỏ
so với các NH trung bình trong khu vực. Những NH có quy mơ vốn lớn như VCB và Agribank vẫn còn thấp xa so với những NH lớn của một số quốc gia trong khu vực. Bảng dưới đây cho thấy mối quan hệ so sánh về quy mơ vốn của một NHTM
trung bình và lớn trong khu vực vào thời điểm năm 2010.
Bảng 2.1: Quy mô vốn của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực
Đơn vị: Triệu USD
Quốc gia Vốn Quốc gia Vốn
INDONESIA MALAYSIA
Bank Mandiri 2.122 Maybank 4,102 Bank BNI 1.499 Public bank (PBB) 2,382
Bank central Asia 1.304
Commerce Asset - Holding 1,695 bank Rakyat Indonesia 1.070 AMMB Holding 1,476 Bank Danamon
Panin Bank 363 Hong Leong Bank 1,128
VIETNAM THAILAND
Vietinbank 577 Bangkok Bank 3,178 BIDV 724 Siam Commercial Bank 2,189
Vietcombank 621 Kasikornbank 1,996 Agribank 1062 Krung Thai Bank 1,837 Sacombank 344 Siam City Bank 853 ACB 401 Thai Military Bank 802 Techcombank 355 Bank of Ayudhya 771
PHILIPINES SINGAPORE
Bank of Philippine
Islands 975 DBS Bank 9,623 Metropolitan Bank Et
Trust Company 704 United overseas Bank 6,297
Equitable PCI Bank 464
Oversea - Chinese Banking Corporation 5,589
Nguồn: NH nhà nước.
Với quy mô vốn nhỏ, các NHTM Việt Nam đều chịu áp lực phải tăng cường quy mô nguồn vốn nhằm đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động. NHNN hiện nay đang sử dụng 2 cơng cụ chính để nâng cao khả năng an toàn vốn của các NHTM:
(1) quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu và (2) quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR).
Như vậy, so với các nước trong khu vực thì Việt Nam có khá nhiều NHTMCP với quy mô nhỏ và hoạt động chưa hiệu quả là do Việt Nam đã quá dễ
dàng trong việc quản lý cấp phép nên số lượng NH mới thành lập ngày càng nhiều. Khơng chỉ có các Tập đồn tài chính, mà ngay cả những lĩnh vực sản xuất như dệt may, viễn thơng, dầu khí, bảo hiểm… có kế hoạch và đã thành lập ngân hàng. Do
đó, số lượng NHTMCP tại Việt Nam khá cao so với các nước phát triển khác như
Singapore, Hàn Quốc…Hiện nay cả nước ta có 99 NH và chi nhánh NHNNg chưa kể các cơng ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân cũng có chức năng huy động vốn và cho vay như ngân hàng.
Các NH nước ta lại phát triển quá nhanh theo chiều rộng mà không chú trọng
đến chiều sâu và tính chuyên nghiệp. Trong các NHTMCP, số NH có vốn trên 300
triệu USD cũng mới đếm trên đầu ngón tay và khơng nhiều trong số này có trang bị hệ thống ngân hàng lõi (CoreBanking). Các NH cạnh tranh quyết liệt với nhau trong hoạt động tíndụng (có đến khoảng 30 NH có tốc độ tăng trưởng tín dụng trên
100%vào năm 2007) mà không chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Đồng thời, các NH mở rộng quy mô nhưng công tác quản trị lại không theo kịp, khó
kiểm sốt được rủi ro của mình. Quản trị yếu kém, kiểm soát rủi ro yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ NH. Còn các cơ quan quản lý nhà nước cũng
khơng kiểm sốt được các NH đang làm gì. Vì vậy, tình hình hiện nay rất khó để cơ quan nhà nước có số liệu cụ thể trongviệc hoạch định chính sách
Vì lý do đó mà các chuyên gia trong lĩnh vực NH đã khuyến cáo: số NHTM
ở Việt Nam hiện đã vượt xa mức thông thường của thế giới. Do đó, việc hợp nhất,
sáp nhập các NH là xu hướng đúng đắn,cần thiết, bởi sự hợp tác sẽ mang lại nhiều lợi thế (cắt giảm chi phí, mở rộngthị trường, phát triển được thương hiệu, sản phẩm dịch vụ mới…) hỗ trợ cùng nhau phát triển bền vững, giúp ngành ngân hàng trong nước đủ sức cạnh tranhvới các tập đồn tài chính nước ngồi
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao đến từng NH.
Trong hơn thập kỷ qua, thị trường tài chính Việt Nam đã chứng kiến một giai
đoạn bùng nổ của tăng trưởng tín dụng. Có năm chỉ hơn 14%, nhưng liên tiếp
những năm trên 30%, trên 40%, thậm chí trên 50%. Các NH như thể mạnh ai nấy làm, nên có trường hợp mỗi năm tăng tín dụng trên 50%, 60% hay cao hơn nữa là bình thường.
Nhằm nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, NHNN đã ra chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong đó u cầu tốc độ tăng
trưởng tín dụng của các NH dưới 20%, đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối
đa là 16%. Những mức này được cào bằng cho tất cả các thành viên, cho tất cả các
thời điểm trong năm mà khơng phân biệt tình hình hoạt động cụ thể của từng NH.
Kết quả tăng trưởng tín dụng tồn ngành cuối năm 2011 chỉ đạt 12%.
Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 3/1/2012 đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 khoảng 15-17%. Ngay từ đầu năm, NHNN đã thông
báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với 4 nhóm (nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8%, nhóm 4 khơng được tăng trưởng). Việc phân loại này đã phần nào gắn liền với tình hình hoạt động và
khả năng cho vay của từng NH.
Tính đến cuối tháng 6/2012, tín dụng tồn hệ thống NH tăng 1,51% so với cuối năm 2011, trong đó có tới 69 tổ chức tín dụng có mức tăng trưởng âm; 57 tổ chức tín dụng tăng trưởng dương. Đã có 62 tổ chức tín dụng báo cáo về NH Nhà
nước, trong đó có 23 tổ chức tín dụng đề nghị mức tăng trưởng tín dụng vượt chỉ
tiêu, có 29 tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch tăng trưởng bằng mức chỉ tiêu thông báo, có 10 tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng thấp hơn.
Trên cơ sở đề nghị của các tổ chức tín dụng, tình hình hoạt động, mức độ
lành mạnh về tài chính và khả năng mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng, NHNN đã cho phép 10 TCTD được phép tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, có NH
được tăng cao nhất lên tới 30%. Số còn lại tiếp tục thực hiện theo chỉ tiêu được NH
Nhà nước thông báo; trường hợp các tháng cuối năm 2012, các tổ chức tín dụng này có khả năng vượt chỉ tiêu thì báo cáo để xem xét trên cơ sở diễn biến tiền tệ và tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống. Như vậy chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được gắn
liền đến từng TCTD tùy thuộc vào tình hình hoạt động, mức độ lành mạnh về tài
chính và khả năng mở rộng tín dụng của các TCTD sẽ tạo điều kiện để các TCTD phát triển kinh doanh hợp lý hơn.
Tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
Tăng trưởng tín dụng nóng, cùng với chất lượng quản lý tín dụng khơng tốt của các NHTM Việt Nam, là nguyên nhân chính dẫn đến đến sự gia tăng nợ xấu
trong thời gian qua. Mặc dù ý thức được điều này, NHNN đã yêu cầu các NHTM hạn chế tăng trưởng tín dụng quá cao, nhưng trong thực tế tốc độ tăng trưởng tín
dụng ln ở mức trên 20% trong mười năm gần đây. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tín dụng lên tới 51% vào năm 2007, 37% trong năm 2009 và hạ nhiệt xuống 27,65% trong năm 2010.Việc cho vay ồ ạt trong những năm trước đây, và tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khốn sụt giảm mạnh, cộng thêm với sự việc Vinashin gần đây đã để lại nhiều hệ lụy, trong đó có việc gia tăng nợ xấu trong thời gian qua.
Nợ xấu của ngành NH liên tục tăng cao từ 2,91% (2010) lên 3,46% (2011).
Đầu năm 2012, nợ xấu của ngành NH lại tiếp tục gia tăng. Tính đến hết 31/3/2012
tổng nợ xấu của ngành NH khoảng 202.000tỷ đồng tương đương 8,6% tổng dư nợ trong đó có 117.700 tỷ đồng (tương đương 40% tổng nợ xấu) bị phân vào nợ nhóm 5.
Bảng 2.2: Nợ xấu của một số NH trong hai năm 2010-2011
Năm VCB BIDV CTG ACB Tech MB STB SHB NVB 2010 2.83% 2.49% 0.66% 0.34% 2.29% 1.35% 0.52% 1.4% 2.24% 2011 2.03% 2.96% 0.75% 0.89% 2.82% 1.61% 0.56% 1.49% 2.91%
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NH)
Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ nợ xấu có thể cao hơn do hầu hết các NHTM Việt Nam hiện này đều phân loại nợ dựa vào định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh thực chất khoản nợ. Mặc dù NHNN đã đưa ra
quy định về việc phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, trong đó bao
gồm cả phân loại theo định lượng (Điều 6) và định tính (Điều 7). Tuy nhiên rất ít NH áp dụng phân loại nợ theo định tính, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 3NH tại Việt Nam đã thực hiện việc phân loại nợ định tính theo Điều 7 là BIDV, Agribank và VCB. Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Các NH phải xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để áp dụng phương pháp phân loại này (2) Phân loại nợ theo
định tính sẽ làm tỷ lệ nợ xấu cao gấp 2-3 lần so với định lượng và (3) Bản thân việc
phân loại nợ theo định tính cũng gặp phải nhiều điểm bất cập.
Khả năng thanh khoản yếu kém:
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhiều so với tốc độ tăng
trưởng huy động và GDP làm tăng rủi ro thanh khoản.Tín dụng tăng trung bình 32% trong gia đoạn 2000-2010, huy động tăng 29% trong khi GDP chỉ tăng trung bình 7,15% trong giai đoạn này. Với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%, mức tăng
trưởng tín dụng có thể đạt 14-20% mà khơng gây ra bong bóng tín dụng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này vượt quá mức nêu trên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nền kinh tế. Việc tín dụng tăng nhanh hơn huy động trong hầu hết các năm cũng làm tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống NH.
Trong năm 2006-2007, các NHTMCP đã tận dụng quá mức nguồn vốn vay liên NH với chi phí huy động thấp để cho vay bất động sản và chứng khốn. Việc này đã góp phần đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng lên cao trong năm 2007, đồng thời tạo sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong toàn hệ
thống NH. Trong 6 tháng đầu năm 2008 NHNN thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông để kiềm chế lạm phát như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% từ ngày 1/2/2008; yêu cầu các NHTM phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, với lãi suất cố định 7,8%, kỳ hạn 1 năm trước
ngày 17/3/2008 và không được sử dụng trong giao dịch tái cấp vốn trên thị trường liên NH (lãi suất tín phiếu này được điều chỉnh tăng lên 13% kể từ ngày 1/7/2008). Thì các NHTMCP nhỏ và vừa và cả những NHTM cỡ lớn, có uy tín đều bước vào cuộc chạy đua lãi suất huy động nhằm giải quyết khó khăn thanh khoản và giữ
lượng khách hàng của mình, đã đẩy lãi suất huy động tăng dần lên từ 12% lên tới 18,6%/năm. Những cuộc đua lãi suất đã làm cho khơng ít NHTM ở trong tình trạng “mất cân đối kỳ hạn” giữa huy động và cho vay. Ước tính, khoảng 80% nguồn vốn huy động của một số NHTM có kỳ hạn dưới 1 năm, trong khi cơ cấu kỳ hạn cho
vay trung và dài hạn khá cao, có NH lên đến 70%
Những tháng cuối năm 2010 đến cuối năm 2011 xảy ra cuộc đua lãi suất dài và khốc liệt, trần lãi suất huy động ở mức 14%/năm, song có vẻ như mức này khơng có ý nghĩa gì khi các NH đưa lãi suất “leo thang”, có thời điểm 21-22%/năm. Đồng
thời, xảy ra tình trạng chưa từng có tiền lệ trước đây là hiện tượng vay liên NH cũng yêu cầu tài sản đảm bảo và cũng có trường hợp NH đi vay khơng thanh tốn đúng thời hạn cho NH cho vay. Điều này chứng tỏ thanh khoản của nhiều NH có vấn đề. Nếu tất cả các NH đều có tính thanh khoản tốt sẽ khơng có chuyện phải tìm mọi cách để lách quy định, đưa lãi suất leo từ “đỉnh” này sang “đỉnh” khác.
Sau nhiều biện pháp và nỗ lực của NHNN để giảm lãi suất huy đồng, giảm căng thẳng thanh khoản cho thị trường, đến tháng 8/2012, các NH đã dư vốn, ế tín dụng nhưng vẫn chạy tăng lãi suất huy động, nhất là huy động dài hạn. Đối với lãi suất
ngắn hạn, cách làm cũ là nhiều NH thương mại cổ phần vẫn đang huy động với lãi suất ngắn hạn vượt trần 9%. NH huy động thấp cũng ở mức 10,3%/năm, cao có thể lên tới 12%/năm cho kỳ hạn 1- 3 tháng. Khi đến gửi tiền, trong hợp đồng NH vẫn ghi lãi suất 9%/năm, phần chênh lệch lãi suất được trả bằng tiền mặt ngay khi khách gửi tiền, hoặc trả vào cuối kỳ, khi rút gốc, tùy từng NH.
Không chỉ với các kỳ hạn ngắn, ở kỳ hạn dài từ 1 năm trở lên, các NH cũng
đang đua lãi suất. Từ đầu tháng 8/2012, nhiều NH đã tăng lãi suất tiền gửi trung
và dài hạn lên mức 10-12%/năm để hút vốn. So với thời gian trước đây, thanh
khoản của các NH tuy đã được cải thiện, nhưng chưa hẳn đã "bình phục" hồn tồn, hiện tượng tăng lãi suất huy động không phải để cho khách hàng vay trong năm 2012 đã nói lên điều này.
Cơ cấu thu nhập của NH chủ yếu từ hoạt động cho vay.
Nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của hầu hết các NHTM trong nước. Năm 2010, tỷ trọng trung bình thu nhập lãi trong tổng thu nhập của 10NH hàng đầu Việt Nam là 76,8%. Đối với một số NH có quy mơ nhỏ hơn, tỷ trọng này thậm chí cịn lên tới hơn 90% (Liên Việt: 92,2%, Nam Việt: 93,1%, MHB: 98,8%). Điều nay cho thấy cơ cấu thu nhập của hệ