Đối với NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 94 - 97)

3.2. Giải pháp vĩ mơ góp góp phần nâng cao hoạt động M&A các NHTM Việt

3.2.2 Đối với NHNN

NHNN là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp quản lý và định hướng phát triển cho hệ thống NHTM Việt Nam. Khi mà các giới hạn đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực tài chính – NH tại Việt Nam dần được nới lỏng đi đến xoá bỏ thì nguy cơ bị xâm nhập thâu tóm xảy ra là rất cao. Để giảm thiểu nguy cơ này và tăng năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động, các NHTM cần thực hiện nhiều giải pháp trong đó có M&A. Vì vậy NHNN cần nâng cao vai trò là đơn vị định hướng và thúc đẩy hoạt

động M&A giữa các NHTM phát triển với những biện pháp cụ thể sau:

NHNN cần có cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập,

hợp nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NH:

Phần lớn các NHTMCP Việt Nam hiện nay có vốn thấp, quy mơ tài sản cịn rất nhỏ, dịch vụ sản phẩm nghèo nàn, năng lực cạnh tranh kém. Nếu tiếp tục duy trì hoạt động của các NHTM nhỏ với tình trạng yếu kém như vậy thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ đối với hệ thống ngành NH và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Vì vậy cần thúc đẩy các NHTM nhỏ thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tài chính và

hộ. Để thúc đẩy hoạt động này diễn ra mạnh hơn thì NHNN phải là đầu mối kết nối các NHTM Việt Nam trong hoạt động M&A, có các chính sách ưu đãi như hỗ trợ về thủ tục hành chính khi sáp nhập, về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, những ưu đãi khi giao dịch với NHNN… như vậy sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các NHTM thực hiện

M&A.

NHNN đặt ra các quy định khắt khe hơn cho việc sáp nhập bắt buộc:

Theo đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” ban hành theo quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì chỉ những NH yếu kém sau khi không thể thực hiện trên cơ sở tự nguyện thì mới bị áp dụng các biện pháp để bắt buộc để sáp nhập, hợp nhất và mua lại. Còn các TCTD lành mạnh hay TCTD thiếu thanh khoản tạm thời thì được khuyến khích và tạo điều kiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện. Như vậy, để thúc đẩy hoạt

động M&A nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM, NHNN cần

kiến nghị Chính phủ để ban hành những quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn cho hoạt

động của NH khắt khe hơn nữa như nâng cao vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn, cơ sở đánh giá xếp loại NH, tỷ lệ về lợi nhuận...Nếu NH nào không đáp ứng được các tiêu

chi để ra thì bắt buộc phải sáp nhập, hợp nhất. NHNN cần có các yêu cầu cao hơn và các biện pháp mạnh hơn để thúc đẩy các NHTM thực hiện M&A thay vì để hình thức tự nguyên là chủ yếu như hiện nay

NHNN cần có các biện pháp thúc đẩy và hỗ trợ các NHTM xử lý nợ xấu:

Để xử lý khối lượng nợ xấu đang rất lớn tại các NHTM thì khơng chỉ riêng

các NHTM cần phải thực hiện mà NHNN cũng cần có các giải pháp cụ thể thúc đẩy tiến độ xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM.

Thời gian qua NHNN đã đưa ra lời kêu gọi các tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các khoản nợ cũ về mức tối đa 15% từ ngày 15.7 được

xem là động thái tích cực nhằm chia sẻ khó khăn, mang lại nhiều cơ hội cho cộng

đồng DN, giảm bớt gánh nặng trả nợ cho doanh nghiệp, giảm nợ xấu. Bên cạnh động thái này, NHNN có thể thực hiện các giải pháp sau:

Trước hết NHNN yêu cầu các NHTM cơng khai "nợ xấu" sau đó đánh giá phân loại từng món nợ này theo "nợ xấu" hay "nợ đẹp" từ đó mới thấy món nợ nào là cấp thiết và xử lý trên tinh thần vì sự ổn định cho cả DN, NH và nền kinh tế. Để có thể thực hiện được điều nay thì NHNN cần tăng cường giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro của các NHTM có đúng theo quyết định số 493 hay khơng và có chế tài cụ thể và nghiêm khắc.

Thời gian gần đây cũng có ý kiến NHNN nên kiến nghị Chính Phủ cho phép thành lập công ty mua lại nợ xấu (AMC) của các NHTM. Nhưng nếu (AMC) được thành lập thì nguồn vốn này là của ai và là bao nhiêu, trách nhiệm quyền hạn (chức năng), cơ cấu và cả yếu tố thời gian tồn tại của nó nữa cũng cần được khống chế vì cho là đây là giải pháp tình thế chứ khơng phải là chính sách lâu dài. Hơn nữa xác

định rõ ràng về mức vốn, quyền lợi và nghĩa vụ, cách thức hoạt động, trách nhiệm

của (AMC) được hoạt động theo cơ chế, chính sách hay luật nào? Điều này cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và phải nghiên cứu, trao đổi kỹ hơn trên nhiều khía cạnh.

NHNN sẽ rà sốt, hồn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an tồn hoạt động NH.

NHNN sẽ chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, tịa án các cấp xử lý nhanh các tài sản thế chấp, khuyến khích các tổ chức tín dụng mua lại lại nợ, đàm phán lại với các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Từ đó, tăng cường năng lực tài chính doanh nghiệp và giúp giảm nợ xấu của hệ thống NH.

NHNN cần tổ chức các cuộc hội thảo, diễn dàn nhằm tăng cường hoạt động

truyền thông về M&A:

Như phần trên đã nói, mức độ quan tâm và nhận thức về hoạt động M&A

trong ngành NH chưa cao, trong khi đây là một giải pháp rất quan trọng và hữu hiệu mà qua đó các NHTM có thể nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động,

nâng cao năng lực cạnh tranh với các NHNNg. NHNN với vai trò là đơn vị quản lý trực tiếp và định hướng hoạt động đó hệ thống NHTM, thì cần chủ động hơn nữa

trong việc phổ biến rộng rãi các kiến thức về hoạt động M&A, thực hiện các buổi

hội thảo chuyên đề, các buổi tọa đàm, với sự tham dự của các chuyên gia, các lãnh

đạo NH đã từng có kinh nghiệm thực hiện thành công các thương vụ M&A trong

nước và trên thế giới, hay NHNN có thể mở các khóa học ngắn hạn để phổ biến

những kiến thức về hoạt động M&A cho mọi đối tượng quan tâm, từ đó nâng cao

nhận thức và sự hiểu biết về M&A. Qua đó các lãnh đạo, CBCNV hay cổ đơng NH, các đơn vị tư vấn tham gia và hoạt động M&A có thể hiểu thêm về những lợi ích

của M&A, kiến thức và kinh nghiệm thực hiện.. Từ đó có bước chuẩn bị tốt hơn về mọi mặt để chuẩn bị cho các thương vụ M&A trong tương lai.

Hơn nữa, theo lộ trình mở cửa thị trường tài chính khi cam kết gia nhập WTO của Việt Nam thì các NHNNg chắc chắn sẽ tham gia vào thị trường. Phân tích ở phần trên đã cho thấy việc các NHNNg khi tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam thì trước hết sẽ mua cổ phần của các NHTM trong nước dễ dàng hơn là mở chi nhánh hay NHNNg tại Việt Nam. Do vậy các NHTM trong nước rất cần sự hỗ trợ thông tin từ phía NHNN để khơng bị yếu thế trong việc đàm phán M&A hoặc có thể hạn chế các hành động sáp nhập mang tính chất thơn tính của các NHNNg.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)