Hoạt động mua cổ phần giữa các NHTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 65)

2.2 Thực trạng hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam

2.2.2.2 Hoạt động mua cổ phần giữa các NHTM tại Việt Nam

Bên cạnh việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngồi, các NHTMCP Việt Nam cịn bán cổ phần cho các tổ chức tài chính, NH lớn và có uy tín trong nước, để tăng tiềm lực tài chính. Thực chất đây là việc sở hữu cổ phần chéo

của các NHTM trong nước. Với sự kết hợp này, các NH trong nước cũng hỗ trợ nhau về nhiều mặt trong quá trình phát triển của họ trước thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Bảng 2.7: Một số thương vụ mua lại cổ phần giữa các NHTM Việt Nam

trong thời gian qua

NH sở hữu NH bị sở hữu Tỷ lệ sở hữu (số

liệu đến 31/12/2011)

NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 8,19%

NHTMCP Sàì Gịn cơng thương 5,26%

NHTMCP Quân đội 11% NHTMCP Phương Đông 5,06% NHTMCP Gia Định NHTMCP Công

Thương Việt Nam

NHTMCP Sàì Gịn cơng thương 11%

NHTMCP Gia Định 0,84% NHTMCP Dầu khí tồn

cầu

NHTMCP Hàng Hải Việt Nam

NHTMCP Quân đội 9,41% NHTMCP Xuất nhập

khẩu Việt Nam

NHTMCP Sài Gịn Thương Tín 9,73% (số liệu đến

30/6/2012)

NHTMCP Sài Gịn Thương Tín

NHTMCP Nhà Hà Nội NHTMCP Quân đội

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NH)

Việc các NH tăng vốn, sở hữu chéo, mua lại, sáp nhập... là bình thường trong quá trình tái cơ cấu. Tuy nhiên, những việc làm này phải được thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật.

Trên thực tế, hiện tượng các NH sở hữu chéo đã có từ lâu. Trước đây, việc sở hữu chéo chủ yếu là các NH quốc doanh như Vietcombank, Vietinbank... tham gia vào các tổ chức tín dụng khác. Khi đó, các NH quốc doanh góp vốn với tư cách cổ

đơng Nhà nước với mục đích giúp Nhà nước kiểm sốt hoạt động của các NH cổ

phần. Hiện nay, hiện tượng sở hữu chéo diễn ra khá phổ biến giữa các NH cổ phần với nhau và nhiều khi xuất phát từ mục đích thâu tóm, sáp nhập... Ở một góc độ nào

đó, việc sở hữu chéo sẽ giúp các NH nhỏ mở rộng được quy mô, nâng cao được

năng lực về tài chính, cơng nghệ, nhân sự...

Tuy nhiên, xu hướng sở hữu chéo cổ phần NH hiện nay đang khiến nhiều người cảm thấy lo ngại hơn là vui mừng. Dường như trong hệ thống NH đang hình thành những liên minh đan xen về lợi ích nhằng nhịt. Một ơng chủ nắm cổ phần

đồng thời ở nhiều NH, ở nhiều công ty, tập đoàn... Các NH này lại nắm cổ phần của

nhau. Các công ty con, công ty liên kết, các tập đoàn lại nắm cổ phần của các NH... Việc sở hữu chéo nhằng nhịt này khiến cho nhiều đại gia có thể dễ dàng lách luật để sở hữu tỷ lệ cổ phần tại các NH lớn hơn quy định (Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% và một tổ chức

không quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng). Việc khống chế tỷ lệ nắm giữ là nhằm hạn chế sự chi phối của các cá nhân tổ chức và tăng tính đại chúng cho NH.

Tuy nhiên, với hiện tượng sở hữu chéo và ủy thác đầu tư đan xen phức tạp như hiện nay (giữa NH với NH, giữa NH với các công ty quản lý quỹ và các tổ chức...), xem ra những quy định về tỷ lệ nắm giữ tối đa khơng có nhiều giá trị.

Tình trạng sở hữu chéo chắc chắn sẽ tạo ra các liên minh và nếu các liên minh này khơng được kiểm sốt và quản lý chặt chẽ có thể gây ra những tác hại to lớn đối với hệ thống NH. Vấn đề lợi ích nhóm có thể tác động tới chính sách của cả hệ thống. Quan hệ đan xen cũng khiến cho các quan hệ tín dụng trở nên khơng minh bạch rõ ràng, khơng mang tính thị trường. Việc thu hồi vốn trở nên khó khăn và nợ xấu có thể phát sinh và tăng cao đến khơng ngờ.

Bên cạnh đó, các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro của

NH Nhà nước có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách hàng khơng trả được nợ, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phịng rủi ro

theo quy định, NH A có thể cho vay đảo nợ….

Khi tái cơ cấu, tình trạng sở hữu chéo sẽ khiến cho việc xác định tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của từng NH để hợp nhất, sáp nhập trở nên rất khó khăn. Việc xử lý khơng khéo có thể sẽ dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)