Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 82)

2.3. Phân tích đánh giá hoạt động M&A trong ngành NH tại Việt Nam

2.3.5.1 Những mặt hạn chế

Hoạt động M&A NH ở nước ta thời gian qua đã có những tác dụng tích cực đối với sự phát triển và bền vững của hệ thống NH, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại khơng

ít những mặt hạn chế cần được khắc phục:

Các vụ mua lại sáp nhập ở nước ta còn khá khiếm tốn so với các nước trong khu vực về giá trị cũng như số lượng các thương vụ mua lại. Bên cạnh đó hoạt động mua lại của các NHTM trong nước diễn ra trong theo xu hướng các NH lành mạnh phát triển tốt dưới sự chỉ đạo của NHNN sáp nhập hoặc hợp nhất với các NH có

nguy cơ phá sản nhằm tránh sự đổ vỡ hệ thống. Những thương vụ M&A này là bắt buộc để khắc phục hậu quả của việc hoạt động không hiệu quả của các NH chứ

không phải là tự nguyện trên nền tảng chiến lược kinh doanh nhằm tạo ra NH lớn hơn với năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh tốt hơn. Vì vậy vẫn chưa tận dụng

được hết những lợi ích từ hoạt động M&A.

Hoạt động sở hữu chéo cổ phần giữa các NHTM với nhau bên cạnh mặt tích cực là các NH có thể hỗ trợ cho nhau, giúp các NH nhỏ mở rộng được quy mô, nâng cao được năng lực về tài chính, cơng nghệ, nhân sự...thì cũng có khơng ít những hạn chế như hình thành những liên mình đan xen về lợi ích nhằng nhịt, khiến cho các quan hệ tín dụng có thể trở nên khơng minh bạch rõ ràng, khơng mang tính thị trường. Việc thu hồi vốn trở nên khó khăn và nợ xấu có thể phát sinh và tăng cao

đến không ngờ. Và các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro của

NHNN có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách hàng khơng trả

được nợ cho NH A, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phịng rủi ro

theo quy định, NH B có thể cho vay đảo nợ…Ngoài ra việc sở hữu chéo nhằng nhịt này khiến cho nhiều đại gia có thể dễ dàng lách luật để sở hữu tỷ lệ cổ phần tại các NH lớn hơn quy định

Một trong những hạn chế của hoạt động hậu M&A là giải quyết quyền lợi

của các nhóm cổ đơng. Các cổ đơng lớn có thể giảm quyền kiểm sốt nên tạo ra

mâu thuẫn, cịn ý kiến của cổ đơng nhỏ đơi khi bị bỏ qua nên có thể dẫn đến việc bán cổ phiếu gây ảnh hưởng không tốt đến giá trị của cố phiếu trên thị trường chứng khoán.

Vấn đề hịa hợp văn hóa cũng là mẫu thuẫn rất lớn ở hầu hết các hoạt động M&A. Do chưa có sự hịa hợp văn hóa của các NH với nhau nên chưa có sự hợp tác

ăn ý giữa các nhà quản trị, nặng hơn có thể là đối đầu dẫn tới giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NH sau khi thực hiện M&A. Một số trường hợp dẫn đến

việc hảy máu chất xám, đặc biệt là ở các cấp quản lý. Vì vậy, việc dung hòa cách quản lý, hòa nhập các hoạt động kinh doanh, các bộ phận chức năng cũng phải được Ban lãnh đạo NH tính đến, nếu khơng sẽ dẫn đến sự ra đi của nhân sự nhất là các lãnh đạo cấp cao của NH được sáp nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)