Động cơ thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 28 - 30)

1.2. Tổng quan về sáp nhập và mua lại (M&A)

1.2.2.3. Động cơ thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng

(i) Tiềm năng lợi nhuận

Đối với hầu hết các chuyên gia, làn sóng sáp nhập ngân hàng ngày càng nâng

cao phản ánh sự mong đợi của các cổ đông đối với tiềm năng lợi nhuận cao hơn khi việc sáp nhập hoàn tất. Nếu tổ chức ngân hàng sáp nhập có bộ máy quản lý chặt chẽ hơn các ngân hàng bị sáp nhập thì doanh thu sẽ tăng lên vì thị trường sẽ được khai thác triệt để hơn và nhiều dịch vụ mới sẽ được cung cấp. Hơn nữa, nếu các nhà quản lý ngân hàng sáp nhập có trình độ quản lý cao hơn các nhà quản lý ngân hàng bị sáp nhập thì hiệu quả của tổ chức hợp nhất sẽ tăng lên, do đó hoạt động quản lý chung về thu nhập và chi phí sẽ hiệu quả hơn. Theo cả hai cách, thơng qua việc giảm chi

phí hay tăng nguồn thu, việc sáp nhập sẽ làm tăng tiềm năng lợi nhuận của tổ chức ngân hàng. Nếu các yếu tố khác không thay đổi, rõ ràng giá trị cổ phiếu của ngân hàng sẽ tăng, củng cố giá trị tài sản của cổ đông.

(ii) Gia tăng quy mô vốn tự có, hạn chế rủi ro

Rất nhiều đối tác trong q trình sáp nhập dự tính khả năng giảm rủi ro dòng tiền và đồng thời giảm rủi ro thu nhập. Khả năng giảm rủi ro xuất phát từ thực tế là hoạt động sáp nhập làm gia tăng quy mơ vốn tự có và uy tín của tổ chức ngân hàng, mở ra nhiều thị trường mới với những đặc tính kinh tế khác so với thị trường truyền thống, tạo ra khả năng cung cấp những dịch vụ mới với những dịng tiền có đặc

điểm về thời gian khác với các dòng tiền hiện tại. Do vậy, việc sáp nhập có thể giúp

các tổ chức ngân hàng sau hợp nhất đa dạng hóa dịng tiền và các nguồn thu nhập, tạo cho ngân hàng một vị trí ổn định hơn, có khả năng chống lại những biến động lớn trong điều kiện kinh tế và trong môi trường cạnh tranh rất gay gắt hiện nay.

(iii) Giải cứu các ngân hàng sụp đổ

Rất nhiều vụ sáp nhập ngân hàng được cơ quan quản lý ngân hàng và cơ quan pháp luật khuyến khích vì đây là một phương pháp để bảo vệ khoản dự trữ bảo hiểm tiền gửi hiếm hoi và tránh cho việc phục vụ khách hàng bị gián đoạn khi ngân hàng có nguy cơ phá sản.

(iv) Động cơ về thuế và thị trường

Nhiều vụ sáp nhập được thực hiện với mục đích nhằm hưởng lợi ích từ những khoản tiết kiệm về thuế, đặc biệt khi ngân hàng bị sáp nhập đang phải chịu những khoản lỗ trong kinh doanh và do đó sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế của ngân hàng sáp nhập. Ngồi ra, sáp nhập cịn mang tới lợi ích về vị thế trên thị trường, nó cho phép ngân hàng sáp nhập có được một cơ sở ngân hàng trong một thị trường hoàn toàn mới. Mua lại một cơ sở ngân hàng đang hoạt động giúp ngân hàng có thể giảm chi phí cho việc tạo lập vị trí trong thị trường mới, thấp hơn đáng kể so với việc mở một chi nhánh mới. Trên cơ sở những ngân hàng được mua lại, hoạt động mở rộng thị trường dưới hình thức lập chi nhánh hay tiến hành mua lại, sáp nhập có thể tiếp

tục được thực hiện. Những vụ sáp nhập với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường dường như hiện rất phổ biến.

(v) Những động cơ sáp nhập khác

Việc giảm đáng kể số lượng nhân viên và tiết kiệm chi phí do khơng phải sử

dụng trùng lắp các phương tiện văn phòng cũng là một trong những mục tiêu của các thương vụ M&A ngân hàng, nhất là ở Mỹ. Ngoài ra, các nhà quản lý tin rằng hợp nhấp sẽ làm tăng tiềm năng tăng trưởng, duy trì tỷ lệ tăng trưởng vốn có của ngân hàng sáp nhập. Hơn nữa, sáp nhập giúp các ngân hàng mở rộng giới hạn cho vay, phục vụ tốt hơn các khách hàng là doanh nghiệp. Đây là một yếu tố đặc biệt

quan trọng đối với các thị trường nơi những khách hàng chủ chốt của ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ngân hàng.

Sáp nhập ngân hàng thường đem lại cho các ngân hàng nhỏ cơ hội có được

những nhà quản lý mới với trình độ cao vì những ngân hàng nhỏ ở xa trung tâm ít có cơ hội th những người quản lý tài năng và thường khơng có khả năng chi trả cho đội ngũ cán bộ chất lượng cao. Ngân hàng nhỏ cũng khó có thể có được những công nghệ ngân hàng điện tử hiện đại với chi phí cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)