Lựa chọn phương pháp định giá và thời điểm giao dịch M&A

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 84 - 99)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động M&A NHTM Việt Nam nhằm

3.2.2.3. Lựa chọn phương pháp định giá và thời điểm giao dịch M&A

(i) Lựa chọn phương pháp định giá ngân hàng phù hợp

Một trong những cản trở việc định giá doanh nghiệp, đặc biệt là doanh

nghiệp cung ứng dịch vụ ngân hàng, tại Việt Nam đó là tình trạng thơng tin và các dữ liệu thống kê thiếu chính xác và không được cập nhật một cách đầy đủ. Trong khi đó, việc định giá tài sản của ngân hàng là cực kỳ khó khăn vì phần lớn các tài sản của ngân hàng là các khoản cho vay, mỗi khoản cho vay đều có những rủi ro và thu nhập khác nhau. Nếu chỉ định giá dựa trên các khoản mục bảng cân đối kế tốn thì hồn tồn khơng phù hợp vì đó chỉ là giá trị sổ sách, không phản ánh thực chất giá trị thị trường của tài sản. Đồng thời, một số tài sản vơ hình của ngân hàng như thị phần của ngân hàng, giá trị thương hiệu, các mối quan hệ... cũng rất khó để xác

định. Thêm nữa, các số liệu thống kê và kế tốn thường khơng thống nhất với nhau

và sự không thống nhất với nhau về phương pháp thực hiện lại càng gây khó khăn cho định giá giá trị của một ngân hàng.

Một số phương pháp định giá sau đây mà các ngân hàng có thể tham khảo để sử dụng kết hợp trong việc định giá để có kết quả chính xác hơn, khơng gây thiệt thòi cho cả bên mua lẫn bên bán.

- Phương pháp chiết khấu theo dòng tiền, phương pháp này chỉ chính xác khi áp dụng với các doanh nghiệp và ngân hàng đã có sự tăng trưởng ổn định và dễ dự

đoán như ở các nền kinh tế phát triển, tuy nhiên lại không phù hợp với tình hình và

bối cảnh của nước ta hiện nay. Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố giả định về thị trường cũng như khả năng tăng trưởng trong tương lai. Mặt khác, các số liệu kế toán trong quá khứ của doanh nghiệp và ngân hàng cũng chưa đủ độ tin cậy và chi tiết để có thể thực hiện việc phân tích một cách chính xác.

- Phương pháp hệ số nhân doanh thu/lợi nhuận, phương pháp này thường

được nhà đầu tư lựa chọn thay thế, hoặc sử dụng cùng với phương pháp chiết khấu

dòng tiền. Với phương pháp này, nhà đầu tư sử dụng các số liệu về doanh thu hay lợi nhuận, hoặc EPS của ngân hàng nhân với một hệ số nhân mà có thể chấp nhận

được trên thị trường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định

khi mà thị trường chứng khốn Việt Nam đang phát triển thì hệ số nhân này thường

được nhà đầu tư trên thị trường chấp nhận ở mức cao. Ngoài ra, phương pháp này

chỉ sử dụng các số liệu về lợi nhuận hiện tại cho các chỉ số P/E hiện tại, cịn với các chỉ số P/E tương lai thì cũng phải dùng phương pháp dự đốn tài chính như phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Mặc dù các phương pháp định giá trên cịn có nhiều điểm hạn chế, khó áp

dụng vào tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên việc tham khảo và nghiên cứu các phương pháp định giá như trên sẽ tạo tiền đề cho hoạt động sáp

nhập và mua lại trong tương lai của các chủ thể ngân hàng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần có những chính sách tạo giá trị cho mình vì

giá trị của bất cứ doanh nghiệp/ngân hàng nào cũng được quyết định bởi hai yếu tố: một là, ngân hàng này tạo nên được giá trị gì qua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mà xã hội đang cần và chấp nhận mua; hai là, ngân hàng này đã làm gì để được xã hội dễ dàng nhận diện được họ, có sự thuyết phục và tin tưởng để quyết định chọn sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng này thay vì chọn của một ngân hàng khác. Trong một cuộc sáp nhập, mua lại, ngân hàng bên mua thường quyết định giá bán; ngân

hàng bên bán chỉ có quyền không bán chứ không chủ động được giá mua. Ngân

hàng bên bán chỉ có được giá bán theo ý họ nếu họ có khả năng thuyết phục được ngân hàng bên mua có lời với cái giá họ muốn bán. Ngân hàng bên bán cần phải biết thế mạnh và cả thế yếu của mình; ngân hàng bên mua là ai, họ đang cần gì,

mong đợi gì để tạo giá trị gia tăng sau khi mua; thị trường đang có những ai đang

cung cấp sản phẩm dịch vụ tương tự như mình? Do vậy, các ngân hàng phải đẩy

mạnh việc tạo giá trị khác biệt cho mình để có lợi hơn trong mỗi thương vụ sáp nhập và mua lại.

(ii) Lựa chọn thời điểm giao dịch M&A và minh bạch thông tin

Với mục tiêu tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay, xu thế sáp nhập, mua lại ngân hàng là một trong các giải pháp được lựa chọn. Do đó, các NHTM Việt Nam cần có thái độ tích cực và chủ động tham gia vào xu hướng này, cần có quan điểm tích cực, xem sáp nhập và mua lại giữa các ngân hàng với các ngân hàng và các doanh nghiệp phi ngân hàng trong và ngoài nước là một tất yếu, khách quan, nên được nghiên cứu, sử dụng phù hợp với chiến lược phát triển và kinh doanh của từng ngân hàng.

Không kể đến những thương vụ mua lại, sáp nhập theo kiểu thâu tóm. Mua lại, sáp nhập nếu có sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phù hợp giữa hai bên đối tác sẽ dễ dàng tạo ra hiệu quả “cộng hưởng” như mong muốn.

Về mặt kiến thức, các ngân hàng cần có sự nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới đã thực hiện sáp nhập và mua lại thành cơng nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho hoạt động sáp nhập và mua lại trong tương lai nếu ngân hàng có thể tiến hành và có thể phịng vệ tốt trước nguy cơ bị thâu tóm.

Các ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong việc minh bạch hóa các thơng tin tài chính để tạo sự tin cậy cho đối tác. Và cách tốt nhất đó là định kỳ cung cấp các thơng tin tài chính về hoạt động của mình trên các phương tiện thơng tin đại chúng và nhanh chóng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung.

Hiện nay mới chỉ có cổ phiếu của 7 ngân hàng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn tập trung, đó là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Mã chứng khốn VCB), Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam (Mã chứng khốn CTG), Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Mã chứng khoán STB), Ngân hàng TMCP Á Châu (Mã chứng khốn ACB) và Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội (Mã chứng khoán SHB), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Mã chứng khoán EIB), Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (mã chứng khốn HBB). Cịn lại cổ phiếu của hơn 30 ngân hàng khác vẫn chủ yếu được giao dịch trên thị trường tự do (OTC). Do không phải chịu áp lực công bố thông tin như khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung, phần lớn các ngân hàng có cổ phiếu chưa niêm yết đều

chưa thực hiện đầy đủ việc công bố thông tin định kỳ về hoạt động của mình, có

chăng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các số liệu về doanh thu, lợi nhuận, dư nợ,

huy động vốn... Cịn phần lớn những thơng tin biến động khác về hoạt động kinh

doanh trong kỳ lại ít được cơng bố. Do đó sẽ rất khó cho phía các ngân hàng hay các tổ chức tài chính đối tác đang trong q trình tìm kiếm đối tác hợp tác trong

thương vụ sáp nhập với họ có thể tìm ra được đối tác tốt nhất.

Vì vậy, khi việc minh bạch hóa thơng tin được thực hiện tốt, các nhà đầu tư, các ngân hàng khác sẽ dễ dàng tiếp cận và cùng ngân hàng bàn thảo kế hoạch sáp nhập cho một sự liên kết lớn hơn và có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Giao dịch sáp nhập, mua lại (M&A) ngân hàng Việt Nam để mở rộng thị phần đã và đang là một trong những giải pháp cho sự xâm nhập của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng khi mà theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa hồn tồn thị trường tài chính sau năm 2010. Chắc chắn M&A trong lĩnh vực ngân hàng là một xu hướng tất yếu và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới vì đó cũng là một trong những giải pháp góp gia tăng quy mơ vốn tự có của NHTM tại Việt Nam nhằm đáp ứng lộ trình tăng vốn dự kiến của NHNN và để

củng cố thêm sức mạnh tài chính trong mơi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Việc góp phần thúc đẩy hoạt động M&A ngành ngân hàng trong thời gian tới không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các nhà làm luật mà cịn là ở chính bản thân các NHTM Việt Nam và những đối tượng liên quan trực tiếp khác. Thành công hay thất bại, học hỏi, tồn tại và khẳng định được thương hiệu ngành Ngân hàng Việt Nam hay là để mất hoàn toàn sân chơi vào tay các “đại gia” ngân hàng nước ngoài... tuỳ thuộc vào nhận thức, sự nỗ lực, tầm nhìn và cố gắng của các ngân hàng Việt Nam.

Có thể nói nhu cầu phát triển hoạt động M&A là rất lớn và sẽ góp phần tái

cấu trúc và năng cao năng lực cạnh tranh đối với ngành Ngân hàng tại Việt Nam. Bên cạnh các giải pháp vĩ mô để cải thiện khung pháp lý, nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong định hướng và lộ trình thúc đẩy hoạt động M&A,

và giải pháp từ phía ngân hàng kết hợp với các chủ thể liên quan được trình bày trên

đây sẽ góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực

KẾT LUẬN

Trong những năm trước, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ và tài khóa được nới lỏng tối đa, và tín dụng vì thế tràn ngập nền kinh tế, khơng những làm tăng áp lực lạm phát mà cịn chảy vào các lĩnh vực đầu cơ đầy rủi ro như chứng khoán và bất động sản, kéo theo sự tăng nóng về giá cả của những mặt hàng này, lại kích thích thêm nữa tín dụng ngân hàng chảy vào đó. Sang năm 2011, khi lạm phát đã có dấu hiệu nguy hiểm thì gánh nặng kiềm chế lạm phát lại bị dồn lên vai chính sách tiền tệ. Lãi suất tăng cao, cịn tín dụng cho chứng khốn và bất động sản bị thắt lại. Giá chứng khoán và bất động sản sụt giảm làm cho giá trị các khoản thế chấp cũng sụt giảm tương ứng. Đi kèm với đó là tình trạng nhiều nhà đầu cơ

mất khả năng thanh toán đã làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này và làm xấu đi nghiêm trọng bảng cân đối tài sản của nhiều ngân hàng. Trong bối cảnh đó, những ngân hàng với quy mơ vốn thấp sẽ “thấm địn” trước và đối mặt với những rủi ro

mang tính hệ thống như rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản như chúng ta đã thấy trong thời gian qua. Vì vậy, hơn bao giờ hết, gia tăng quy mơ vốn tự có được xem là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản ngân hàng và nó cũng đóng vai trị then

chốt trong sự gia tăng mạnh mẽ của xu hướng sáp nhập ngân hàng trong thời gian gần đây.

Nhìn chung, cách nhìn về M&A ở Việt Nam còn hạn chế một phần do cạnh tranh trên thị trường chưa thật gay gắt, một phần do cơ hội kinh doanh để kiếm lời trong một nền kinh tế chuyển đổi hiện nay còn khá lớn nên các ngân hàng chưa cảm nhận một cách mạnh mẽ về sức ép cạnh tranh để tồn tại và phát triển nhanh của mình. Tuy nhiên, ngân hàng Việt Nam hiện nay quy mơ vốn cịn nhỏ nên sức cạnh tranh cũng bị hạn chế. Một quy luật tất yếu là phải “gộp” lại để nâng sức cạnh tranh, tạo cơ hội đổi mới và gia tăng quy mô về vốn, về công nghệ, về quản trị kinh

doanh…cho nên xu hướng sáp nhập, mua lại các ngân hàng yếu kém hoặc sáp nhập các ngân hàng lớn, có thương hiệu để hình thành những tập đồn tài chính vững

Nam hội nhập ngày càng sâu nền kinh tế thế giới. Sẽ hiệu quả hơn nếu quá trình này diễn ra tự nguyện thay vì chịu sự ép buộc của các cơ quan quản lý. Chính vì vậy sẽ khơn ngoan hơn nếu các ngân hàng chủ động tìm ra hướng đi cho riêng mình.

Xét trên lợi ích chung của tồn hệ thống, q trình hợp nhất, sáp nhập, mua bán lại sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho tồn hệ thống. Do vậy, mỗi ngân hàng cần đánh giá đúng thực lực của mình, nhìn nhận một cách tồn diện các cơ hội và thách thức, hoạch định cho mình một hướng đi phù hợp để có khả năng cạnh tranh bình đẳng ở mơi trường hội nhập kinh tế tồn cầu trong tương lai.

Như vậy, có thể nói hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua bán ngân hàng

thương mại là một trong những giải pháp góp phần nâng cao quy mô vốn cho các ngân hàng và là con đường tất yếu trong lộ trình phát triển ngân hàng Việt Nam hiện tại và tương lai. Vì vậy, các chủ thể liên quan đến hoạt động này cần có sự nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này để có lộ trình và bước đi phù hợp nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho tồn hệ thống và bản thân mỗi ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Báo cáo Ngân hàng nhà nước Việt Nam và báo cáo thường niên các NHTM 2. Báo cáo M&A Việt Nam 2008 – 2009, PWC

3. Cẩm nang mua bán & sáp nhập tại Việt Nam, NXB Tài chính 2009

4. Cục quản lý cạnh tranh (2011), Hành lang pháp lý liên quan đến sáp nhập và

thâu tóm ngân hàng ở Việt Nam.

5. Cục quản lý cạnh tranh (2009), Những kinh nghiệm và ví dụ thực tiễn trong lĩnh

vực M&A ngành ngân hàng tại Hoa Kỳ

6. Luật Cạnh tranh (2004), Doanh nghiệp (2005), Thông tư 04/2010/TT-NHN

7. Viên Thế Giang (2010), Tập trung kinh tế - Giải pháp đáp ứng yêu cầu tăng vốn

pháp định của các ngân hàng.

8. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Tp.HCM.

9. Bùi Thanh Lam, M&A trong lĩnh vực ngân hàng: thực trạng và xu hướng, Tạp chí tài chính số 4 năm 2009.

10. Nguyễn Thị Loan (2011), Giải pháp vĩ mơ góp phần hỗ trợ thúc đẩy hoạt động

sáp nhập và mua lại tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập, mua

lại ngân hàng.

11. Peter s.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

12. Đinh Thị Thanh Vân (2010), Một số vấn đề về hoạt động M&A ngân hàng ở

Việt Nam

13. Trịnh Quốc Trung, Hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động sáp nhập, hợp

nhất và mua lại trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 14

năm 2009

14. Đào Minh Tú (2011), Hợp nhất, sáp nhập ngân hàng – quan điểm và cách thức

15. Phan Diên Vỹ (2011), Hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua bán ngân hàng

thương mại cổ phần hiện nay.

16. Stoxplus (2011), Báo cáo các thương vụ mua bán Doanh nghiệp Việt Nam năm

2011

Tiếng Anh

1. Asia Pacific M&A Bulletin, A tale of two recoveries (Advisory Year-end 2010). 2. Morgan Stanley, M&A and restructuring trends, Thomson SDC

3. The banker.com/top1000

4. Thomson Reuteurs, Mergers and Acquisitions Review Financial Advisors,full year

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Sơ lược về lịch sử M&A trên thế giới

Hoạt động M&A trên thế giới trải qua những thăng trầm cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của thị trường tài chính thế giới, với 6 chu kỳ đỉnh cao tương ứng cho 6 làn sóng hoạt động M&A.

Giai đoạn 1895 – 1905: hoạt động M&A thời kỳ này diễn ra chủ yếu giữa các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 84 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)