Giai đoạn 1990 – 2004

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 41)

2.2. Thực trạng gia tăng vốn tự có của NHTM Việt Nam thông qua hoạt động

2.2.1.1. Giai đoạn 1990 – 2004

Có thể nói hoạt động M&A ngân hàng Việt nam giai đoạn 1997 đến 2004

mang nặng mệnh lệnh hành chánh. Những cuộc M&A ngân hàng diễn ra vào các năm 1998, 1999, 2001, 2003 với việc nhiều NHTM cổ phần nông thôn với quy mô vốn nhỏ sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở hành lang pháp lý là Quyết định 241.

Các cuộc sáp nhập đầu tiên của hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt nguồn từ

cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997. Cuộc khủng hoảng này buộc nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản do những khoản cho vay trả góp, cho vay kinh doanh bất động sản, đánh bắt cá xa bờ không thu hồi được vốn, cộng với các thương vụ án chiếm đoạt vốn ngân hàng như thương vụ Epco- Minh Phụng,

Tamexco, Trần Xuân Hoa, nước hoa Thanh Hương… làm cho hệ thống ngân hàng càng thêm suy yếu, đặc biệt ngân hàng TMCP nơng thơn có nguy cơ mất vốn do

chiếm 70-80%, nhiều trường hợp cho vay vùng sâu, vùng xa kém hiệu quả do mất mùa, lũ lụt…

Nguy cơ đổ vỡ của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu trở nên căng thẳng từ giữa năm 1998, điển hình là 18 ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh về tình trạng mất khả năng thanh tốn và mức độ thua lỗ so với vốn tự có. Do đó, Đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các ngân hàng TMCP VIệt Nam” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999 đã được triển khai nhằm thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, cho ngân hàng khác mua lại một số ngân hàng TMCP nông thôn và chuyển thành ngân hàng TMCP đô thị. Đồng

thời, ngày 14/08/2000, Thống đốc NHNN ra quyết định số 20/2000/QĐ-NHNN5

phê duyệt phương án chấn chỉnh, sắp xếp lại các tổ chức tín dụng cổ phần và chủ trương của nhà nước là các NHTM nào rơi vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt thì có thể lựa chọn phương án sáp nhập hay bị mua lại bởi một tổ chức tín dụng khác. Khoảng 1.500 tỷ đồng từ nguồn tiền cung ứng đã được NHNN sử dụng để đóng cửa một số ngân hàng và tái cấp vốn cho những ngân hàng thực hiện cơ cấu lại trong giai đoạn này.

Một số thương vụ sáp nhập điển hình trong giai đoạn này có thể kể đến như: · Thương vụ sáp nhập 3 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Cơng - Lữ Gia và Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gị Vấp, hình thành Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) vào tháng 12/1991 vì vào thời điểm đó, cả 4 đơn vị này đều trong giai đoạn cực kỳ khó khăn về tài chính. Năm 2002, NHTMCP Thạnh

Thắng (Cần Thơ) cũng được sáp nhập vào Sacombank.

· Từ năm 1997 đến năm 2003, hàng loạt ngân hàng TMCP sáp nhập vào NH TMCP Phương Nam như: NH nông thôn Đồng Tháp (1997), NHTM Đại Nam (1999); NHTMCP Châu Phú (2001), Quỹ tín dụng Định Công (Hà Nội) (2002),

· Năm 2001 Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) mua lại ngân hàng TMCP Nông Thôn Tứ Giác Long Xuyên (An Giang), năm 2003 nhận sáp nhập từ ngân hàng TMCP Nông Thôn Tân Hiệp (Kiên Giang)

· Năm 2003 NHTMCP Nông Thôn Tây Đô sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Cũng trong năm 2003 Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (BIDV) đã mua lại ngân hàng TMCP Nam Đô.

· Năm 2003 cơng ty tài chính Sài Gịn (SFC) sáp nhập với NHTMCP Đà Nẵng hình thành NHTMCP Việt Á

Nhìn chung, những thương vụ M&A ngân hàng trong giai đoạn 1990 – 2004 chủ yếu mang tính bị động, phải chờ sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà

nước và mang nặng tính bắt buộc để khắc phục hậu quả do sự yếu kém trong hoạt

động của các NHTM.

Bảng 2.1: Một số thương vụ sáp nhập điển hình trong giai đoạn 1990 – 2004

STT Ngân hàng bị sáp nhập Ngân hàng nhận sáp nhập Thời điểm sáp nhập 1 NH TMCP Đồng Tháp NH TMCP Phương Nam 1997

2 NH TMCP Đại Nam NH TMCP Phương Nam 1999

3 NH TMCP Nông thôn Châu Phú

– An Giang NH TMCP Phương Nam 2001

4 NH TMCP Tứ giác Long Xuyên NH TMCP Đông Á 2001 5 NH TMCP Thạnh Thắng – Cần

Thơ

NH TMCP Sài Gịn

Thương Tín 2001

6 NH TMCP Mêkông NH TMCP Quốc Tế 2001

7 NH TMCP Nông thôn Cái Sắn –

8 NH TMCP Nông thôn Tây Đô –

Cần Thơ NH TMCP Phương Đông 2003

9 NH TMCP Nông thôn Tân Hiệp NH TMCP Đông Á 2003

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.2.1.2. Giai đoạn 2005 - nay

Hoạt động M&A nói chung và ngành ngân hàng nói riêng giai đoạn 2005 đến nay diễn ra sơi nổi hơn từ khi có Luật cạnh tranh (2004), Luật đầu tư nước ngoài

(2005), Luật doanh nghiệp (2005) và Luật chứng khoán (2006). Đa số các ngân hàng đều mong muốn hình thành các tập đồn tài chính ngân hàng đa ngành, đa

nghề (đầu tư theo chiều rộng) hay đầu tư chéo dưới hình thức cổ đơng chiến lược

nhằm mục đích các bên cùng có lợi, từ đó tăng cường quy mơ vốn tự có và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chính điều này làm cho hoạt động M&A diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.

Biểu đồ 2.1: Các giao dịch M&A tài chính ngân hàng giai đoạn 2007-2009

Số lượng và trị giá các thương vụ M&A ngân hàng giai đoạn 2007 - 2009 0 2 4 6 8 10 12 14 2007 2008 2009 S th ươ ng v 0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 Tr gi á th ươ ng v (t ri u US D) Số thương vụ M&A Tổng giá trị thương vụ M&A

Nguồn: Báo cáo M&A Việt Nam 2008-2009, PWC

Các xu hướng M&A trong giai đoạn này bao gồm:

(i) Đầu tư của ngân hàng nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam

Thông qua mối quan hệ đối tác chiến lược với những định chế tài chính có tên tuổi tồn cầu, các ngân hàng TMCP Việt Nam có thể gia tăng quy mô về vốn, phát triển thương hiệu và tận dụng các sản phẩm mới, kỹ năng và chuyên gia từ các đối tác. Về phía các định chế tài chính nước ngồi, có một số lý do chính để lựa chọn

con đường trở thành đối tác chiến lược thông qua sở hữu vốn tại các ngân hàng

TMCP trong nước.

Thứ nhất, mặc dù Việt Nam đã có lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính khi gia

nhập WTO, nhưng hiện tại cánh cửa này vẫn còn hạn chế. Việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc 100% vốn nước ngồi cịn gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, quy định vốn điều lệ tối thiểu, chứng minh tài sản và tiềm lực tài chính.

Thứ hai, ngay cả khi đã thành lập được các chi nhánh ngân hàng 100% vốn

nước ngoài, mặc dù được đánh giá là những tổ chức làm việc chuyên nghiệp, nhưng các ngân hàng này chưa thực sự am hiểu tường tận thị trường nội địa.

Thứ ba, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng khơng dễ dàng để có thể

nhanh chóng chiếm được thị phần vốn là thế mạnh của các ngân hàng nội địa. Việc lựa chọn làm đối tác của những ngân hàng thương mại lớn là một lựa chọn chiến lược cho kế hoạch thâm nhập tài chính Việt Nam. Đây là một khoản đầu tư lâu dài,

đảm bảo sinh lời cao và an toàn. Các ngân hàng được lựa chọn đều là những thương

hiệu hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín, có kết quả làm ăn tốt. Chẳng hạn, Deutsche Bank mua cổ phần của Habubank nhằm để phát triển hệ thống ATM và tín dụng tiêu dùng.

Một số thương thương vụ điển hình như:

· Tháng 12 năm 2005, Ngân hàng HSBC tiến hành ký kết hợp đồng mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD. Đầu tư vào Techcombank cho

phép HSBC tham gia sâu hơn nữa vào thị trường tài chính đang phát triển rất nhanh của Việt Nam. Còn Techcombank sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến từ phía HSBC. Tháng 7 năm 2007, Techcombank bán thêm 5% cổ phần cho HSBC và tháng 8 năm 2008, Techcombank tiếp tục bán thêm 5% cổ phần cho HSBC nâng tỷ lệ sở hữu của ngân hàng này lên 20%.

· Tháng 06 năm 2007 Habubank bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức). Việc ký thoả thuận này nằm trong chiến lược phát triển giai đoạn 2006 -2010 của Habubank. Thông qua việc hợp tác chiến lược này Deutsche Bank cũng cam kết thực hiện việc hỗ trợ kỹ thuật cho Habubank trong các hoạt động nguồn vốn, thị

trường tiền tệ, quản lý rủi ro và cùng nhau tìm hiểu các cơ hội hợp tác kinh doanh chiến lược trong các lĩnh vực thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ đầu tư. Việc hợp tác giữa hai bên sẽ gia tăng giá trị cho các cổ đông của NH, là bước đi chủ động của Habubank trong tiến trình hội nhập thông qua việc tiếp cận với các thông lệ quản trị ngân hàng quốc tế tốt nhất với mong muốn góp phần tích cực làm vững mạnh thị trường tài chính Việt Nam. Deutsche Bank là một trong những ngân hàng đầu tư nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là thị trường Đức và châu Âu với tổng tài sản trị giá

1,097 tỷ EURO. Deutsche Bank có mặt tại Việt Nam từ năm 1992, hiện có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.

· Tháng 08 năm 2007, Eximbank bán 25% cổ phần cho 4 nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation 15% vốn

điều lệ của Eximbank; nhà đầu tư VOF Investment Limited-British Virgin Islands

mua 5%; Mirae Asset Exim Investment Limited thuộc tập đoàn Mirae Asset Hàn

Quốc là 4,5% và Mirae Asset Maps Opportunity Vietnam Equity Balanced Fund 1 là 0,5%. Việc chọn cổ đơng chiến lược là một tập đồn ngân hàng hàng đầu của

Nhật Bản, được các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam đánh giá cao, bởi nó khơng chỉ cho phép Eximbank tăng thêm tiềm lực về tài chính, quản trị điều hành

và cơng nghệ, mà còn cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư,... cho các doanh

nghiệp Việt Nam là khách hàng của Eximbank xuất nhập khẩu, du lịch, xuất khẩu lao động và làm ăn với các đối tác Nhật Bản.

· Các thương vụ sáp nhập, mua lại khác: tháng 05/2008, tập đoàn OCBC (tập

đồn tài chính lớn thứ 3 Singapore) nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC tại

VPBank lên mức 15%; tháng 03/2008 Ngân hàng Maybank (Malaysia) vừa mua 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP An Bình, tháng 02/2008 ngân hàng TMCP Phương Đơng (OCB) bán 10% vốn điều lệ cho Ngân hàng BNP Paribas (Pháp).

Bảng 2.2: Đầu tư của ngân hàng nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam

Ngân hàng Bên mua Thời điểm

công bố

Tỷ lệ sở hữu vốn

Vốn điều lệ (tỷ VNĐ)

Sacombank ANZ Bank 01/2008 10% 4.449

Standard Chartered Bank 06/2005 8.56% ACB Standard Chartered Bank T5/2008 6.16% 2.630 HSBC T12/2005 10% HSBC T1/2007 15% Techcombank HSBC T8/2008 20% 2.521 VP Bank OCBC T11/2007 15% 2.000 Ngân hàng Phương Đông BNP Paribas T11/2006 10% 1.111 Ngân hàng Phương Nam United Overseas Bank Ltd T1/2007 10% 1.434

Habubank Deutsche Bank T1/2007 20% 2.000

PVFC Morgan Stanley T11/2007 10% 5.000 Ngân hàng An Bình Maybank T5/2008 15% 2.300

Nguồn: “Tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo” – Cục QLCT

Khác với những năm đỉnh cao, năm 2009, chỉ có hai thương thương vụ đáng

lưu ý mà ngân hàng nước ngoài trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng trong nước. Các thương thương vụ này cũng chỉ là để tăng tỷ lệ sở hữu lên 15–20%. Đó là BNP Paribas (BNP) nâng tỷ lệ cổ phần tại OCB lên 15%, và MayBank tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Ngân hàng An Bình lên 20%.

Trong 9 tháng đầu năm 2011 đã diễn ra 9 thương thương vụ M&A trong hệ

thống ngân hàng Việt Nam. Trong đó có 8 là những thương vụ M&A giữa các ngân hàng trong nước với các đối tác chiến lược nước ngồi với mục đích tăng vốn, tranh thủ kỹ năng quản trị và công nghệ của nước ngồi. Duy nhất có trường hợp giữa LienViet Bank và Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam là thương thương vụ của hai

đối tác trong nước. Mặc dù về mặt pháp lý đây cũng không phải là một cuộc sáp

nhập giữa hai tổ chức tín dụng mà chỉ là giữa một tổ chức tín dụng và một doanh nghiệp nhà nước được phép hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm của dân chúng, chưa phải là một tổ chức tín dụng hồn chỉnh, nhưng dù sao đây cũng là thương thương vụ M&A điển hình của năm 2011.

Bảng 2.3: Một số thương vụ M&A ngân hàng tiêu biểu trong năm 2011

STT Bên Mua Bên Bán Tỷ lệ sở hữu

hiện tại

1 Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC)

Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)

10% vốn điều lệ

2 The Bank of

Novascotia (BNS)

Ngân hàng Cơng thương Việt Nam (Vietinbank)

3 Tập đồn BNP Paribas Ngân hàng Phương Đông

(OCB)

20% vốn điều lệ

4 Ngân hàng Liên Việt Tổng công ty Bưu chính Việt Nam

Góp vốn 15% vốn điều lệ

5 IFC và Maybank Ngân hàng An Bình (ABBank) 600 tỷ đồng trái

phiếu chuyển

đổi

6 Fullerton Financial Holdings (FFH)

Ngân hàng phát triển Mê Kong 15% cổ phần

7 Commonwealth Bank Ngân hàng Quốc tế (VIB) 20% vốn điều lệ 8 Ngân hàng TNHH

Shinhan Việt Nam

Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina

Sáp nhập 2 ngân hàng

9 United Overseas Ngân hàng Phương nam (Southernbank)

20% cổ phần

Nguồn: Cục quản lý cạnh tranh

(ii) Đầu tư của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong nước tại các ngân hàng TMCP

Một điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là trong khi các tập đồn tài chính

nước ngồi mua cổ phần của các ngân hàng có quy mơ lớn hoặc trung bình, có uy tín và kinh nghiệm hoạt động lâu năm thì các tập đồn, tổng cơng ty trong nước lại mua các ngân hàng TMCP nhỏ hoặc ngân hàng TMCP nông thôn và biến chúng thành các thực thể phụ thuộc vào các tập đoàn. Kết quả là, ngoài các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, các tổng cơng ty này có thể tham gia sâu rộng và trực tiếp vào thị trường tài chính. Khơng chỉ các tổng cơng ty có các kế hoạch hoạt động đa ngành

mà bản thân các ngân hàng cũng vậy khi tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán hoạt động ngân hàng đầu tư (mua cổ phần và đầu tư vào bất động sản) và có

quan hệ đối tác chiến lược với nhiều công ty lớn, chủ yếu là các tổng công ty hoặc các tập đồn tài chính mới được thành lập. Một trong những thương thương vụ nhận

được nhiều sự quan tâm đó là việc Oceanbank đã chọn Petrovietnam (PVN) làm cổ đông chiến lược từ đầu năm 2009, với tỷ lệ cổ phần PVN nắm giữ tại Oceanbank là

20%. Vốn điều lệ của ngân hàng này đạt 2.000 tỷ đồng sau khi có sự tham gia góp vốn của PVN. Vào đầu quý III năm 2009, thương thương vụ mua - bán lớn giữa DaiA Bank và Tập đồn Tín Nghĩa tại tỉnh Đồng Nai cũng gây chú ý khi Tập đồn Tín Nghĩa trở thành cổ đông lớn nhất, nắm giữ 49% vốn của DaiA Bank, thay vì tỷ lệ 11% trước đó.

Bảng 2.4: Đầu tư của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tại các NH TMCP

Ngân hàng Bên mua/ góp vốn Thời điểm công bố Tỷ lệ sở hữu vốn Vốn điều lệ (Tỷ đồng)

ABBank Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2005 30% 2.300 Kiên Long Tổng cơng ty Du lịch Sài Gịn 2006 n/a 580

Tập đồn Dầu khí Việt Nam 2006 20% GP Bank

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

2007 40% 1.500

SeABank Công ty thông tin di động VMS

2007 8% 1.500

Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất

2,43%

Tổng cơng ty TM Sài Gịn 4,57%

Liên Việt Bank

Công ty TNHH Him Lam

2008

18%

3.300

Tiên Phong

Công ty Cổ phần Đầu tư phát

triển công nghệ FPT 2008

15%

Công ty thông tin di động VMS

15% Bank

Công ty CP Tái bảo hiểm Việt Nam

15%

Nguồn: “Tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo” – Cục QLCT

(iii) Sở hữu của Ngân hàng TMNN tại các ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)