Nâng cao vai trò của NHNN trong định hướng hoạt động M&A

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 77 - 80)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động M&A NHTM Việt Nam nhằm

3.2.1.2. Nâng cao vai trò của NHNN trong định hướng hoạt động M&A

ngân hàng

(i) Tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngành Ngân hàng

Mặc dù làn sóng mua bán sáp nhập ngân hàng đã diễn ra khá lâu và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam, hoạt động mua bán sáp nhập vẫn cịn

tương đối mới mẻ và chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, với vai trò là người quản lý trực tiếp và định hướng cho hệ thống NHTM nói chung và các NHTM cổ phần nói riêng, NHNN cần chủ động hơn nữa trong việc phổ biến rộng rãi các kiến thức về mua lại, sáp nhập, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các lãnh đạo các ngân hàng để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm về mua bán sáp nhập đã diễn ra trên thế giới, đồng thời phổ

biến những kinh nghiệm của những vụ mua bán sáp nhập đã diễn ra tại Việt Nam

trong thời gian qua. Từ đó các ngân hàng sẽ có bước chuẩn bị dần dần về mọi mặt và chủ động hơn cho các thương vụ mua bán sáp nhập trong tương lai.

Mặt khác, trong xu thế hội nhập quốc tế và thực thi các cam kết mở cửa thị trường tài chính của Việt Nam, làn sóng mua lại các ngân hàng trong nước của khối ngân hàng ngoại chắc chắn sẽ diễn ra trong tương lai nhằm tăng cường sự hiện diện. Do đó sự hỗ trợ về mặt thơng tin từ phía NHNN cịn có tác dụng giúp các NHTM không bị lép vế trong việc đàm phán mua bán sáp nhập hoặc có thể hạn chế, ngăn ngừa hoạt động sáp nhập mang tính chất “thơn tính” của các ngân hàng nước ngoài.

(ii) Nâng cao vai trị của NHNN trong định hướng và lộ trình thúc đẩy hoạt

động M&A ngân hàng

Hoạt động M&A đối với các ngành nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng về lâu dài là hoạt động tự nguyện vì lợi ích mang lại đối với các chủ thể tham gia.

Tuy nhiên, để nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản trị điều hành và giảm thiểu nguy cơ bị “thâu tóm” khi mà các giới hạn đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam dần được nới lỏng đi đến xóa bỏ giới hạn thì vai trị của NHNN trong định hướng và lộ trình thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng là vô cùng quan trọng trong dàn xếp, trung gian các hoạt động M&A ngân hàng giữa các TCTD Việt Nam, trước khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Trong những năm qua, từ chủ trương cho thành lập mới một loạt ngân hàng, nhất là các ngân hàng được nâng cấp từ nông thôn lên thành thị dẫn đến sự tăng

trưởng quá nhanh của hệ thống NHTM về lượng nhưng không đi kèm với sự tăng trưởng tương ứng về chất. Do đó, NHNN cần sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập mới các ngân hàng theo hướng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, các điều kiện để thành lập ngân hàng phải được nâng cao. Nếu làm được như vậy, một mặt

các ngân hàng ra đời sau này sẽ có được quy mơ vốn lớn hơn, năng lực tài chính cao hơn; mặt khác phân luồng được dòng vốn đầu tư trong nền kinh tế khi đầu tư

vào lĩnh vực ngân hàng thay vì để thành lập ngân hàng mới sẽ hướng đến đầu tư vào các ngân hàng hiện có để củng cố sức mạnh cho các ngân hàng này, nâng cao tiềm

lực tài chính giúp các ngân hàng lớn có thể mua lại các ngân hàng nhỏ hơn để nâng cao sức cạnh tranh.

Thực tế hiện nay cho thấy đang có rất nhiều NHTM cổ phần quy mơ nhỏ

hoạt động kém hiệu quả, thiếu nhà quản trị điều hành cấp cao có chiến lược, có tầm nhìn; nếu cứ tiếp tục để các ngân hàng này tồn tại thì NHNN sẽ phải liên tục chạy theo để trợ giúp vì những yếu kém của họ và nguy cơ đe dọa đến sự an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Vì vậy, để thúc đẩy các ngân hàng nhỏ tìm đến sáp

nhập, hợp nhất với nhau, NHNN cần có các cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt

động mua lại, sáp nhập, hợp nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân

hàng; đồng thời phải là đầu mối nối kết các TCTD Việt Nam trong hoạt động

M&A, các chính sách ưu đãi như hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính khi sáp nhập, về việc ưu đãi khi tham gia các giao dịch với NHNN, về dự trữ bắt buộc. Có như vậy mới tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự liên kết các ngân hàng Việt Nam nhỏ, lớn lại với nhau.

Hiện nay, đối với các NHTM nhỏ, việc tăng vốn để nâng cao năng lực tài

chính là vơ cùng khó khăn khi mà nhà đầu tư trong nước không thiết tha mua cổ phiếu của những ngân hàng này vì giải trình phương án sử dụng vốn khơng khả thi, lợi tức cổ đông thấp, phương án chia thưởng nghiêng về lợi ích của Hội đồng quản trị; dẫn đến việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài với giá thấp xấp xỉ

bằng mệnh giá. Do đó, NHNN cần theo dõi, giám sát các chiến lược, kế hoạch bán cổ phần của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các NHTM nhỏ để hạn chế sự xâm nhập, kiểm soát vào ngành Ngân hàng với giá rẻ thay vì đề nghị thành lập mới một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

NHNN cũng cần đặt ra các quy định khắt khe hơn về các tỷ lệ an toàn vốn, về tỷ suất lợi nhuận, về xếp hạng ngân hàng...Nếu ngân hàng nào có thực trạng hoạt

động thấp hơn những tiêu chuẩn được đưa ra thì bắt buộc phải sáp nhập thay vì chỉ

bắt buộc sáp nhập đối với những ngân hàng bị đặt vào diện kiểm sốt đặc biệt, có

nguy cơ đổ vỡ và ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng hoặc có vốn điều lệ thấp hơn quy định như hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)