Một số thương vụ M&A ngân hàng Việt Nam điển hình năm 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 63)

2.2. Thực trạng gia tăng vốn tự có của NHTM Việt Nam thông qua hoạt động

2.2.3. Một số thương vụ M&A ngân hàng Việt Nam điển hình năm 2011

2.2.3.1. Thương vụ Lienviet – post bank

(i) Tổng quan về thương vụ góp vốn và các tổ chức tham gia

Giấy phép cho thương vụ: Ngày 21 tháng 02 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ

đã đồng ý Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam tham gia góp vốn vào Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Liên Việt bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện và bằng tiền, đồng thời đổi tên Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Ngân hàng thương mại cổ phần

Liên Việt tiếp nhận nguyên trạng Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Tập đồn

Bưu chính Viễn Thơng Việt Nam và Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam thực hiện việc góp vốn theo quy định hiện hành.

Các bên tham gia thương vụ: bao gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt và Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện (thuộcTổng cơng ty Bưu chính Việt Nam)

Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt (LVB) được thành lập và hoạt động theo giấy phép số 91/GP-NHNN ngày 28/3/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà

dịch và tổng số 1382 cán bộ công nhân viên; vốn điều lệ đạt 5650 tỷ đồng; tổng tài sản trên 40.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận lũy kế đạt trên 200 tỷ đồng. LVB đã thu hút

được lượng khách hàng cá nhân lên tới trên 5 vạn người. Cổ đông sáng lập của LVB

bao gồm: Công ty Cổ phần Him Lam; Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn (SATRA) và Cơng ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).

Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) được thành lập theo Quyết định số 674/QĐ-TTg ngày 01/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào

hoạt động từ ngày 01/01/2008. VNPost được thành lập nhằm chia tách hai mảng

bưu chính và viễn thơng của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam. VNPost có mạng lưới gồm 63 bưu điện tỉnh, thành phố, 07 công ty trực thuộc và gần 18.000

điểm phục vụ bao gồm các bưu cục, Đại lý Bưu điện, Kiot, Điểm Bưu điện – Văn

hóa xã trên tồn quốc. Bưu chính Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính chuyển phát, tài chính và bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện (VPSC) là một đơn vị trực thuộc VNPost

được thành lập theo Quyết định số 337/1999/QĐ-TCCB ngày 24/5/1999 của Tổng

cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nay là Bộ Bưu chính Viễn thơng Việt Nam. Vốn

điều lệ của VPSC là 163 tỷ đồng do VNPT cấp. Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu

điện có các ngành nghề kinh doanh như: huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong các

tầng lớp dân cư dưới hình thức tiết kiệm có kì hạn và tiết kiệm khơng kì hạn; dịch vụ chuyển tiền qua bưu điện; dịch vụ thanh tốn giữa các cá nhân có tài khoản tiết kiệm bưu điện tại hệ thống tiết kiệm bưu điện ở Việt Nam.Trước khi được chuyển giao cho LVB, VPSC là một tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng thua lỗ. Với mức vốn điều lệ là 163 tỷ đồng và tiền gửi huy động lên tới 5.380 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn của VPSC vào khoảng 3% thấp hơn rất nhiều mức an toàn về vốn theo quy

định là 8%. Ngoài ra, VPSC đang chịu một khoản lỗ tới 145 tỷ đồng. VPSC không

có khả năng chi trả vì đang huy động với lãi suất cao 14% trong khi cho vay ra với lãi suất thấp 12%. Như vậy, VPSC lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn và

(ii) Mục đích của các bên tham gia thương vụ

Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt, thương vụ góp vốn là cơ

hội để LVB phát triển theo mơ hình ngân hàng bưu điện có tiềm năng phát triển cao

ở Việt Nam, mở rộng mạng lưới trên toàn quốc và đặt mục tiêu sau 5 năm hợp nhất

sẽ trở thành một trong 10 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, và trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

Mục đích của Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam là thu về lợi nhuận từ việc góp vốn bằng VPSC với giá trị cao hơn so với giá trị sổ sách và giải quyết được tình trạng thua lỗ và nguy cơ phá sản của VPSC.

(iii) Kết quả của thương vụ

Thực hiện theo phương án góp vốn, tồn bộ tài sản và nợ của VPSC sẽ được

chuyển vào LVB. LVB sẽ tiếp tục kế thừa đầy đủ mọi quyền lợi và nghĩa vụ của

VPSC. Như vậy, toàn bộ phần tiền gửi do VPSC huy động được chuyển sang LVPB,

đồng thời VPSC cũng tránh khỏi việc phá sản.

VNPost - cơ quan quản lý của VPSC sẽ có được 360 tỷ đồng dưới hình thức vốn cổ phần trong LVB. Như vậy giá trị thu hồi của VNPost là rất lớn. VNPost không những không bị mất vốn mà còn thu được 4 lần giá trị sổ sách của VPSC vào thời điểm sáp nhập. Theo đề án góp vốn, VNPost sẽ tiếp tục góp vốn bằng tiền mặt vào LVB. Ngồi mục đích đầu tư, khoản góp vốn này cũng có tác dụng hỗ trợ cho LVB giảm bớt khó khăn khi xử lý khoản lỗ 145 tỷ đồng hiện tại của VPSC cũng

như các khó khăn khác phát sinh từ việc tiếp nhận một tổ chức yếu kém.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt tăng vốn thêm 360 tỷ đồng (trong

tương lai sẽ thêm 637 tỷ đồng nữa) và sở hữu được hệ thống bưu cục để chuyển đổi thành các điểm giao dịch ngân hàng trên toàn quốc. Toàn bộ người gửi tiền vào VPSC từ nay sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do trước đây VPSC được

phép không tham gia bảo hiểm tiền gửi, nhưng LienViet- Post Bank thì bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Tóm lại, có thể coi phương án xử lý được thông qua là LVB với tư cách là tổ

chức lành mạnh đứng ra mua lại toàn bộ phần tài sản và tiếp nhận toàn bộ các khoản nợ của VPSC. Việc VNPost góp vốn vào LVB có tác dụng lớn làm ngăn chặn sự phá sản của VPSC, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, cũng như góp phần ổn

định tình hình kinh tế xã hội. Thêm vào đó, VNPost, VPSC và cả LVB khơng

những khơng phải chịu tổn thất lớn nào, mà các bên cịn có được những lợi ích và cơ hội phát triển mới. Thương vụ này là một ví dụ điển hình về xử lý thua lỗ tổ chức tín dụng theo phương pháp M&A.

(iv) Thách thức và cơ hội của LienViệt- Post Bank hậu M&A

Khó khăn và thách thức

Sau thương vụ góp vốn, LienViệt- Post Bank (LVPB) sẽ phải đối mặt với

nhiều khó khăn thách thức sau đây:

Thứ nhất: vấn đề về quản lý. LVPB định hướng phát triển theo mơ hình ngân hàng - bưu điện, đây là một mơ hình mới ở Việt Nam. Để phát triển thành công,

LVPB phải xây dựng một cơ chế quản lý mới kết hợp giữa ngân hàng và bưu điện, trong đó phải hợp nhất thành cơng 2 hệ thống tín dụng khác nhau .

Thứ hai: đảm bảo được mục tiêu đã đề ra. Theo kế hoạch đề ra từ đầu năm

2011, LVB sẽ phải chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 15%/năm. Đây là một thách

thức vì sau khi nhận góp vốn bằng giá trị của VPSC thì chi phí của LVPB sẽ là khơng nhỏ nên thời gian vài năm đầu lợi nhuận sẽ bị giảm sút.

Thứ ba: vấn đề nguồn nhân lực. Khi quy mô hoạt động mở rộng thì chi phí

quản lý, chất lượng đội ngũ nhân viên cũng là một vấn đề đáng lưu tâm, ngân hàng cần tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ tại các bưu cục cho phù hợp với các tiêu chuẩn trong hoạt động ngân hàng.

Thứ tư: xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở. Để đảm bảo tính thống nhất về chất lượng dịch vụ, LVPB cần phải xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở tại các chi nhánh

bưu cục trên tồn quốc. Đây là một thách thức lớn vì số lượng bưu cục lớn và trải rộng trên toàn quốc.

Thứ năm: vấn đề tích hợp hệ thống cơng nghệ. Việc tích hợp hai hệ thống

thơng tin khác nhau ln là một bài tốn khó u cầu sự đầu tư lớn về cả phần cứng lẫn phần mềm, chi phí đào tạo về cơng nghệ và thời gian dài triển khai. Trong điều kiện hiện nay, bưu cục của VPSC trải rộng trên toàn quốc, nhiều bưu cục ở vùng

nơng thơn khó khăn về liên lạc và thiếu thốn trang thiết bị. Điều này càng làm tăng thêm khó khăn khi tích hợp vào một hệ thống thông tin thống nhất, hiện đại.

Thứ sáu: xử lý được khoản lỗ 145 tỷ đồng. Khi LVB tiếp nhận VPSC cũng

đồng thời phải có trách nhiệm xử lý khoản lỗ 145 tỷ đồng của VPSC. Ngoài ra,

LVPB cũng sẽ phải xử lý các khoản lỗ tiềm năng đối với những khoản tiền mà

VPSC đang cho vay với lãi suất thấp trong khi phải huy động với lãi suất cao.

Lợi thế và cơ hội

Bên cạnh các khó khăn và thách thức, LVPB cũng có nhiều lợi thế và cơ hội

để phát triển.

Thứ nhất, mơ hình Ngân hàng - Bưu điện là một mơ hình thành cơng ở nhiều nước trên thế giới. LVPB là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam đi theo mơ hình này. Qua thương vụ góp vốn với VNPost, LVPB đã tiếp cận tới được hệ thống bưu cục rộng khắp trên toàn quốc. Với tư cách là người đi đầu và có được hệ thống bưu cục lớn để phủ sóng tín dụng trên tồn quốc, LVPB có nhiều lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Nếu thành công với mơ hình Ngân hàng- Bưu điện, LVPB sẽ trở thành một ngân hàng lớn và quan trọng trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Thứ hai, về nguồn vốn, vốn điều lệ của LVPB đã tăng từ 5.650 tỷ đồng lên

6.010 tỷ đồng sau khi VNPost góp vốn bằng giá trị của VPSC. Theo Đề án góp vốn VNPost sẽ tiếp tục góp thêm 637 tỷ đồng bằng tiền mặt. Như vậy, năng lực tài

chính của LienViet- Post Bank sẽ được tăng lên giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh để phát triển theo mơ hình mới.

Thứ ba, về mạng lưới hoạt động. Sau khi sáp nhập LVPB sẽ được sử dụng

mạng lưới rộng lớn của VNPost để triển khai các dịch vụ tài chính- ngân hàng. Việc phát triển mạng lưới của LVPB cũng sẽ đỡ tốn kém và thuận lợi hơn rất nhiều do có

sẵn địa điểm ở vị trí thuận lợi cho việc giao dịch. Với số lượng bưu cục rất lớn

(11.000 điểm) vượt hơn so với số lượng điểm giao dịch của Ngân hàng Nơng

nghiệp. Từ đó, LVPB có điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn và cung cấp

các sản phẩm dịch vụ tới người dân trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt ở vùng xa,

vùng sâu mà các ngân hàng khác chưa kịp vươn tới.

(v) Kết luận

Thương vụ góp vốn giữa Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt đã thành công ở giai đoạn hiện tại vì mang lại lợi

ích cho cả ba bên tham gia. Mục tiêu để Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt sớm trở

thành một ngân hàng hàng đầu Việt Nam theo mơ hình ngân hàng bưu điện là rõ ràng, song con đường đi lên hoàn tồn khơng đơn giản vì nó phụ thuộc các yếu tố

ln thay đổi của thị trường tài chính, tiền tệ. Dưới góc độ xử lý đổ vỡ, việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt tiếp nhận Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện là ví dụ thành cơng của việc xử lý tổ chức tín dụng thua lỗ. Điều này có ý nghĩa rất lớn làm tiền đề trong việc định hướng và phát triển các phương thức xử lý đối với tổ chức tín dụng đổ vỡ nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền cũng như

đảm bảo sự ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng.

Trong tương lai, Liên Việt-Post Bank có đạt được những mục tiêu đề ra khi

tham gia thương vụ hay không sẽ phụ thuộc vào việc liệu ngân hàng có vượt qua

được những thách thức và tận dụng được các cơ hội như đã nêu ở trên hay không.

2.2.3.2. Thương vụ hợp nhất SCB, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất (i) Lịch sử các ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất (i) Lịch sử các ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN Tên tiếng Anh: SAIGON COMMERCIAL BANK (SCB)

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy

phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB).

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ

thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so

với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc. Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu

quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hồn thiện vì khách hàng”.

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TÍN

NGHĨA

Tên tiếng Anh: VIETNAM TIN NGHIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

(VIETNAM TIN NGHIA BANK)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08

năm 1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo

Quyết định số 75/QĐ-NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu từ năm

2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ-

NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

Tính đến cuối tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000

VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa đã gặp khơng ít những khó khăn. Tuy nhiên với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của các ngân hàng thương mại, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát,

Ban Điều hành đã nỗ lực khơng ngừng và cùng tồn thể cán bộ nhân viên chung sức

đoàn kết khắc phục những khó khăn và từng bước đưa Ngân hàng phát triển một

cách mạnh mẽ về lượng và chất trong những năm gần đây.

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đệ Nhất

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỆ NHẤT Tên tiếng Anh: FIRST JOINT STOCK BANK (FICOMBANK)

Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số

0033/NH–GP ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP .HCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993. Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng

thương mai tại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000 VNĐ. Kết

quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)