Định hướng nâng cao hoạt động M&A NHTM Việt Nam đến năm 2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 73 - 75)

Qua 25 năm đổi mới và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong chức năng “bà đỡ” góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của hệ thống kinh tế quốc dân hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Và, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. Từ một hệ thống ngân hàng một cấp rồi trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp với số lượng ban đầu chỉ có 4 NHTM nhà nước hoạt động rất hạn chế về quy

mơ tài chính, dịch vụ. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh về số lượng tổ chức tín dụng, quy mơ tài chính và hoạt động. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có cấu trúc rất đa dạng về loại hình sở hữu (nhà nước, tập thể, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, cổ phần) và đa dạng hóa về loại hình (NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, ngân hàng 100% vốn nước ngồi, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ). Tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế tăng trưởng bình qn hơn 29%/năm. Do đó, hệ thống ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội. Với quy mơ và vai trị quan trọng như vậy, sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng là nhân tố quan trọng đối với sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu phát triển quan trọng, song đánh giá một

cách khách quan hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều tồn tại, hạn chế về khả năng cạnh tranh, năng lực tài chính, quản trị, cơng nghệ và nhân lực cần phải khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế trong giai mới ở trình độ cao hơn. Những yếu kém nói trên đã tồn tại từ lâu làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thiếu tính ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây mất an

toàn và dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh và thị trường trong nước, quốc tế biến động bất lợi.

Vì vậy tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là nhu cầu cấp thiết của ngành ngân

hàng hiện nay. Tuy nhiên, với mục tiêu tiên quyết là bảo đảm sự ổn định và phát

triển bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì quan điểm và bước đi trong quá trình tái cấu trúc cần được cân nhắc thận trọng, phù hợp để hạn chế tối đa sự tổn thương và những xáo trộn bất lợi cho hệ thống ngân hàng cũng như cả nền kinh tế.

3.1.1. Về quan điểm

Có khơng ít ý kiến cho rằng, cần phải coi việc phá sản ngân hàng là chuyện bình thường như phá sản doanh nghiệp, nhưng đối với một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và có tính lan truyền rộng như tiền tệ, ngân hàng, việc phá sản ngân hàng sẽ để lại nhiều hệ lụy cho cả nền kinh tế, nhất là đối với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng với dư nợ tín dụng chiếm khoảng 120% GDP và vốn tự có của các ngân hàng hiện vẫn còn quá mỏng so với các nước trên thế giới.

Đối với bất kỳ quốc gia nào, kể cả các nước phát triển, đây chỉ là giải pháp

cuối cùng khi chính phủ của các quốc gia này không thể nâng đỡ nổi các ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khơng cịn hiệu quả.

Quan điểm của NHNN là không phân biệt ngân hàng nhỏ hay lớn mà chỉ phân

biệt ngân hàng mạnh hay yếu.

Mục tiêu của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là nhằm: (i) tạo ra một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hiệu quả, hoạt động ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, có sức sống và khả năng cạnh tranh tốt trong môi

trường kinh tế trong nước và quốc tế đầy biến động; (ii) người dân được tiếp cận

sâu, rộng mọi loại hình dịch vụ ngân hàng với chất lượng ngày càng cao; (iii) tạo ra một hệ thống ngân hàng đa dạng về loại hình, quan hệ sở hữu; đa dạng về quy mơ. Có các ngân hàng đủ mạnh để có thể cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, làm trụ cột cho cả hệ thống ngân hàng trong nước; có các ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa hoạt động trong những phân khúc thị trường khác nhau.

Sẽ hiệu quả hơn nếu quá trình này diễn ra tự nguyện thay vì chịu sự ép buộc của các cơ quan quản lý. Chính vì vậy, sẽ là khơn ngoan hơn, nếu các ngân hàng chủ động tìm ra hướng đi cho mình. Đối với ngân hàng hoạt động yếu kém, việc sáp nhập vào các ngân hàng lớn có vẻ là giải pháp tối ưu.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, giá cổ phiếu của nhiều ngân

hàng đang dưới mệnh giá thì việc tăng vốn để tăng năng lực tài chính và khả năng

cạnh tranh của các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là ngân hàng hoạt động

yếu kém.

Thêm vào đó, với các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt của NHNN thời gian

gần đây, các yếu tố cạnh tranh thiếu lành mạnh đã bị triệt tiêu thì các ngân hàng

chưa có uy tín, thương hiệu sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Khi khơng thể tự tồn tại, thì việc sáp nhập, bán lại để phát triển là lựa chọn tối ưu.

Đối với các ngân hàng mạnh, có uy tín, thương hiệu, việc liên kết, hợp nhất để

tạo ra một thương hiệu mới sẽ là yếu tố cộng hưởng cho sự phát triển chung của các ngân hàng hợp nhất. Có thể các NHTM trong nước cịn băn khoăn, thậm chí hoang

mang, lo lắng trước vấn đề này. Nhưng với thế giới, đây là xu hướng tất yếu và là

hiện tượng phổ biến.

Xét trên lợi ích chung của tồn hệ thống, q trình hợp nhất, sáp nhập, mua

bán lại sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho toàn hệ thống. Để đẩy nhanh quá trình

này, các cơ quan quản lý cần có những giải pháp khuyến khích các ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, mua bán lại, như chính sách ưu đãi về thuế, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn…

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cơng tác thơng tin, tuyên truyền và công khai,

minh bạch thông tin để bản thân các ngân hàng cũng như người dân và toàn xã hội hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề hợp nhất, sáp nhập, mua bán lại ngân hàng, làm cho người gửi tiền, người vay tiền hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi các ngân hàng hợp nhất, sáp nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)