Sự tồn tại khách quan của thị trường OTC Việt nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 30 - 32)

1.3.3 .Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro trên thị trường OTC tại Anh

2.1.1. Sự tồn tại khách quan của thị trường OTC Việt nam

Luật Công ty ra đời vào năm 1990. Kể từ thời điểm này, các công ty cổ phần bắt đầu được thành lập và hoạt động. Nhưng sau đó 10 năm, TTGDCK mới đi vào hoạt động. Sau mười một năm đi vào hoạt động, tính đến thời điểm ngày 11 tháng 11 năm 2011 có 276 cơng ty chính thức niêm yết tại SGDCK thành phố Hồ Chí Minh và 393 cơng ty chính thức niêm yết tại SGDCK Hà Nội. Ngồi 669 cơng ty nêu trên, cịn hàng nghìn cổ phiếu của các cơng ty khác được giao dịch trên thị trường phi tập trung – OTC.

Hoạt động giao dịch trên thị trường OTC có mối liên hệ chặt chẽ, nếu khơng nói là quan hệ tương tác với thị trường chứng khóan tập trung. Điều này đặc biệt đúng trong những trường hợp có tin đồn hoặc thơng báo chính thức rằng một cơng ty đang tính đến việc niêm yết trên thị trường chứng khóan tập trung. Điều này thường khiến cổ phiếu của công ty này sôi động hơn trên thị trường OTC, và làm giá cổ phiếu của công ty tăng đáng kể.

Với xu thế như vậy, nhiều doanh nghiệp đã xem thị trường OTC như một sân chơi thử nghiệm, một thang đo để đánh giá giá trị công ty trước khi lên niêm yết trên SGDCK.

Cịn ở góc độ của nhà đầu tư, thị trường OTC mở ra cho họ một một kênh đầu tư khá hấp dẫn nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán.

Thật vậy, thông qua cuộc khảo sát1 gồm 116 nhà đầu tư cá nhân, 32 nhà đầu tư tổ chức và 80 nhân viên cơng ty chứng khốn phụ trách mảng giao dịch chứng khốn trên OTC cho thấy tình hình giao dịch chứng khốn trên thị trường này cũng đã đạt được những kết quả nhất định

Hơn 78% khách hàng cá nhân và tổ chức quan tâm đến chứng khoán trên thị trường OTC2, trong đó có 55.4% nhà đầu tư quan tâm và 23% giao dịch rất quan tâm. Còn lại 21.6% nhà đầu tư giao dịch không thường xuyên3

. Khi hỏi các nhân viên, các nhà quản lý tại các cơng ty chứng khốn thì tỷ lệ nhà đầu tư quan tâm đến chứng khoán trên thị trường OTC là 70%4, trong đó 67.5%5 nhà đầu tư đã giao dịch chứng khoán OTC. Điều này cho thấy thị trường OTC rất được nhà đầu tư quan tâm, mặc dù tỷ lệ tham gia giao dịch thường xuyên và rất thường xuyên còn chưa nhiều so với nhu cầu thực tế về giao dịch chứng khoán trên OTC.

Sở dĩ nhiều nhà đầu tư quan tâm đến chứng khốn trên thị trường OTC là vì sự kỳ vọng của họ vào lợi nhuận cao khi đầu tư trên thị trường này. Thật vậy, theo kết qủa khảo sát về chỉ tiêu này đối với các nhà đầu tư là 77.7%6 và đối với kết quả thăm dò các nhân viên chứng khốn thì tỷ lệ này là 72.5%7

.

Với bối cảnh trên có thể nói thị trường OTC ở Việt Nam đang tồn tại là một thực tế khách quan. Chỉ có thể nói rằng hoạt động của thị trường này còn manh mún rời rạc, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tổ chức của thị trường này chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường, phương thức giao dịch cịn thủ cơng chứ khơng thể nói Việt Nam chưa có thị trường OTC.

1Phụ lục 3. Kết quả khảo sát

2Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 4 về mức độ quan tâm đến chứng khoán trên thị trường OTC 3Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 5 về mức độ tham gia giao dịch CK trên thị trường OTC 4Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhân viên công ty CK – câu 2 về mức độ quan tâm đến CK trên thị trường OTC

5Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhân viên công ty CK – câu 4 về mức độ tham gia giao dịch CK trên thị trường OTC 6Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 9 về điều quan tâm nhất khi đầu tư CK trên thị trường OTC

7Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhân viên công ty CK – câu 7 về điều quan tâm của khách hàng khi giao dịch CK trên OTC

Thị trường OTC Việt Nam đang ở thời kỳ sơ khai trong quá trình phát triển của thị trường OTC hiện đại. Được hình thành tự do với phương thức giao dịch thủ công truyền thống (người mua người bán trực tiếp gặp nhau), thị trường OTC Việt Nam hoạt động đúng với nghĩa đen của cụm từ “over the counter”, do đó khó hạn chế được những hoạt động lạm dụng trên thị trường cũng như những khuyết tật thị trường.

Như vậy, nếu xét về mặt luật pháp thì thị trường này hiện nay chỉ có thể được coi là chưa được pháp luật điều chỉnh, không phải là vi phạm pháp luật. Đặc điểm của thị trường là hoàn toàn do khu vực tư nhân đứng ra tự tổ chức, vận hành thị trường, chưa có sự quản lý tổ chức của Nhà nước. Hiên nay, thị trường OTC Việt nam đang tồn tại dưới 2 hình thức l: OTC tự do và UPCoM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)