.Rủi ro về khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 65)

Vấn đề khả năng thanh khoản của CK là vấn đề rất quan trọng trên TTCK. Rủi ro về khả năng thanh khoản của CP trên TTCK Việt Nam hiện nay là khá cao. Được thể hiện qua kết quả khảo sát thực tế, có 85.8%27các nhà đầu tư và 75%28

các nhân viên của cơng ty chứng khốn cho rằng vấn đề thanh khoản của chứng khoán trên thị trướng Việt Nam là rủi ro và nhận định tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường Việt Nam có rủi ro rất cao đối với 2 nhóm khảo sát này là 7.4% và 12.5%.

Qua tỷ lệ đó chúng ta thấy rằng chứng khốn trên thị trường OTC Việt Nam có tính thanh khoản rất thấp.

Tính thanh khoản thấp của CP mà NĐT đang sở hữu có thể do CP đó khó và thậm chí khơng thể bán được hoặc không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư. Thật không may cho NĐT khi phải mua CP của một cơng ty có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm thiếu hiệu quả vững chắc. Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi nhân sự cấp cao trong cơng ty cũng có thể khiến giá CP đó sụt giảm và rủi ro đối với NĐT sẽ là tối đa khi công ty phát hành CP bị phá sản và biến mất trên thương trường.

NĐT chứng khốn cũng có thể chịu rủi ro do “bỏ hết trứng vào một giỏ”. Thậm chí, việc sở hữu thuần túy các CP ưu đãi mà không được chuyển nhượng trong thời hạn nhất định (thường từ 3-5 năm) cũng có thể khiến NĐT gặp rủi ro, nhất là khi cần tiền để trả lãi vay ngân hàng hoặc muốn rút vốn về để đầu tư vào chỗ khác. Ngay cả những CP tốt cũng không thể giữ vững được vị thế lâu dài trước sự biến động của thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc NĐT chứng khốn có thể phải hứng chịu cả hai thiệt hại dạng “khấu hao hữu hình” và “khấu hao vơ hình” về giá trị và tính thanh khoản của các CK đang nắm giữ.

27Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 7f mức độ rủi ro về khả năng thanh khoản

Trên thực tế, có những thời điểm nhà đầu tư sở hữu lượng cổ phiếu giá trị hàng trăm triệu đồng, nhưng chúng chỉ là những con số trên giấy. Muốn bán nhưng khơng ai mua. Lý do? Vì họ đang sở hữu những cổ phiếu có tính thanh khoản kém.

Có nhiều thời điểm thị trường OTC bị đóng băng, nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán lỗ cổ phiếu OTC mà khơng thể bán được. Đó là điểm lo sợ nhất đối với nhà đầu tư, bởi nắm chứng khoán trong tay, thấy lỗ qua từng ngày và khả năng thanh khoản ngày một thu hẹp. Điều này được gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản

Thứ nhất, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Những mã cổ phiếu của các doanh nghiệp có uy tín, hiệu quả làm ăn tốt và thơng tin công bố minh bạch, rõ ràng thường có tính thanh khoản cao hơn và ngược lại.

Thứ hai, những thơng tin có tác động mạnh từ các cơ quan quản lý, ví dụ Chỉ thị 03 đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đối với thị trường chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư dù rất muốn mua vào trong thời điểm thị trường đi xuống nhưng đành đứng nhìn khi khơng cịn nguồn cung tiền từ ngân hàng.

Thứ ba, hạn chế về “room” của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài đang gặp phải rào cản hết “room” (là khoảng cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của doanh nghiệp trong nước, hiện 49% trừ trường hợp có các quy định khác của ngành) hoặc gần hết room đối với nhiều cổ phiếu trong tầm ngắm của họ.

Thứ tư, tâm lý của các nhà đầu tư cũng làm cho giao dịch trên thị trường lúc sôi nổi, lúc ảm đạm. Khi thị trường đi lên, nhà đầu tư hưng phấn thì thị trường có tính thanh khoản cao. Khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư bắt đầu lo sợ thì tính thanh khoản của thị trường thấp, dù ai cũng biết rằng thị trường đi xuống là cơ hội để mua vào.

Thứ năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao khiến người dân phải chi nhiều hơn cho tiêu dùng, do đó, số tiền đổ vào chứng khốn của họ sẽ ít đi.

Ngồi ra, các thị trường bất động sản, bảo hiểm, vàng… có sự liên thơng với nhau. Nhà đầu tư ln tìm cách hạn chế rủi ro bằng cách phân bổ nguồn vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi thị trường khi có dấu hiệu “nóng” hay “lạnh” đều ảnh hưởng đến thị trường chứng khốn nói chung và tính thanh khoản của chứng khốn nói riêng.

Vì vậy, khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, nhà đầu tư dứt khốt phải xem xét đến tính thanh khoản của chứng khốn, hay nói cách khác là khả năng bán chứng khoán để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu.

2.2.2.4. Rủi ro về biến động giá

Rủi ro biến động giá là một loại rủi ro đặc biệt. Nó đặc biệt bởi đây là một loại rủi ro có thể biến NĐT thành triệu phú thậm chí tỷ phú ngày hơm nay nhưng cũng có thể trở thành kẻ trắng tay ngày mai. CK có thể là tờ giấy có giá trị rất lớn ngày hơm nay nhưng cũng có thể là tờ giấy khơng có giá trị ngày mai. Vì thế, những biến động lớn về giá CK thường tạo ra làn sóng gây chấn động thị trường.

Bên cạnh lợi tức thu được định kỳ, NĐT cịn có khả năng nhận được giá trị tăng thêm do giá CK tăng, chúng ta dùng từ “khả năng” bởi vì giá CK có thể tăng hoặc giảm. Nếu giá CK tăng thì tất nhiên NĐT sẽ được hưởng lợi nhuận tăng thêm, nhưng nếu giá CK giảm thì NĐT phải gánh chịu tổn thất, đó là rủi ro về giá mà bất kỳ thị trường nào cũng có. Đến 73%29 các nhà đầu tư được khảo sát cho rằng sự biến động giá là rủi ro, 13.5%30 cho là rất rủi ro và ở nhóm các nhân viên cơng ty chứng khốn thì tỷ lệ này lần lược là 62.5% và 25%. Nhìn chung hơn 87% số người được hỏi ý thức được biến động giá là rủi ro hoặc rất rủi ro. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 13% trong số các nhà đầu tư không cho sự biến động giá là rủi ro, mà xem đó là điều tất nhiên của thị trường. Điều này cho thấy sự biến động giá chứng khoán có sức hút lớn đối với một bộ phận khơng nhỏ các nhà đầu tư, đặt biệt các nhà đầu tư ngắn hạn.

29Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 7g mức độ rủi ro do biến động giá

Trên thị trường OTC, thông thường để chắc ăn và “nắm đàng chuôi” người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó. Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc. Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng đánh tháo, cịn số tiền đã đặt cọc khơng phải lúc nào và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được.

2.2.3. Rủi ro khác

Thị trường OTC vốn dĩ lớn gấp rất nhiều lần so với thị trường chính thức và cũng hấp dẫn nhà đầu tư hơn do có nhiều hàng hóa để lựa chọn, giá cả rẻ hơn, cơ hội được mua cổ phiếu với mức giá ưu đãi, cổ phiếu thưởng... Thậm chí, khi cơng ty tiến hành tăng vốn, phuơng thức thanh toán rất đa dạng, từ thanh toán bằng tiền mặt, bằng ngoại tệ cho tới cả vàng hay thậm chí là đổi đất… miễn là tuân theo thỏa thuận. Thời gian, địa điểm giao dịch là bất cứ đâu bất cứ khi nào, một quán cafe hay tại một quán trà đá cũng có thể là nơi giao dịch. Thế nhưng thị trường này lại khắc nghiệt hơn nhiều thị trường chính thức, nguyên nhân là thị trường này chưa được bảo vệ cao như thị trường niêm yết và thông tin không minh bạch bằng.

Cũng vì thế mà khơng ít nhà đầu tư mua cổ phiếu nhưng không được hưởng những đặc quyền hợp pháp của cổ phiếu mình giữ như khơng được hưởng cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới khi công ty tăng vốn điều lệ, cổ phiếu của cơng ty chưa được sang nhượng...

Chính vì thế mà trước khi gia nhập thị trường này, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về thị trường trước khi tiến hành phân tích và quyết định mua cổ phiếu, ngồi những rủi ro nêu trên, nhà đầu tư còn gặp phải những rủi ro khác đặc trưng của thị trường OTC tự do ở Viêt Nam như sau:

2.2.3.1.Rủi ro trong tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng

vốn

hết được bán cho cổ đông hiện hữu, chủ yếu là bằng mệnh giá, hoặc có một tỷ lệ nhỏ bán theo giá thỏa thuận nhưng cũng thấp hơn nhiều thị giá trên thị trường. Do đó đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Nhiều loại cổ phiếu giá giao dịch trên thị trường OTC cao gấp 8 lần đến 10 lần, thậm chí 12 – 14 lần mệnh giá gốc. Bên cạnh đó tỷ lệ được mua cổ phiếu mới có khi là 20%, thậm chí 40%, hoặc 60% - 70% theo số lượng cổ phiếu cổ đông đang nắm giữ. Rõ ràng đó là một khoản thu nhập lớn của người sở hữu cổ phiếu.

Thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đơng. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của Hội đồng quản trị sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu. Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu người mua đã thanh toán tiền cho người chuyển nhượng và cũng đã nắm giữ cổ phiếu, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó. Đây là loại rủi ro xảy ra phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua.

2.2.3.2 Rủi ro trong tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức

Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ. Thông thường công ty chia cổ tức sau khi kết thúc năm tài chính, một số cơng ty tạm ứng cổ tức sau 6 tháng, thậm chí cá biệt có cơng ty tạm ứng cổ tức theo quý. Đây là một khoản thu nhập quan trọng của cổ đơng. Khoản thu nhập đó có thể vừa được chia bằng tiền mặt, vừa được chia bằng cổ phiếu theo mệnh giá gốc dựa trên số tiền được chia; hoặc có thể được chia tồn bộ bằng tiền mặt.

Rủi ro trong giao dịch cổ phiếu ở chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng khơng nhận được cổ tức. Bởi vì về ngun tắc Hội đồng quản trị của công ty căn cứ vào danh sách cổ đông và số lượng cổ phần sở hữu ở thời điểm kết thúc năm

tài chính, để chia cổ tức cho người đó, hay thời điểm trong năm để tạm ứng cổ tức. Còn người mua phải mua cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm mua, nhưng cổ tức của cả năm trước đó hay kỳ trước đó thì khơng được hưởng.

2.2.3.3. Rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được phép chuyển nhượng

Một số công ty giành một tỷ lệ cổ phiếu nhất định bán cho cán bộ, nhân viên của mình. Cổ phiếu đó theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng. Song cán bộ công ty không thực hiện, trên cổ phiếu cũng không ghi, công ty cũng không thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Do đó nhiều nhà đầu tư khơng nắm được thơng tin, mua lại cổ phiếu đó. Nhưng trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức… vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi.

2.2.3.4. Rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành

Trên thị trường OTC, khâu phát hành thường có nhiều rủi ro. Khi phát hành, tính cơng khai và bình đẳng giữa các cổ đơng thường khơng được bảo đảm. Biểu hiện của rủi ro này như người ta có thể áp dụng ưu đãi cho nhóm cổ đơng này mà khơng có ưu đãi cho nhóm cổ đơng kia; hoặc có thể gian lận do nhóm đặc quyền nào đó phát hành khống thêm cổ phiếu và bán để thu tiền.

Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới, tức là thời điểm phát hành, kèm theo đó là quyền lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thường, quyền mua cổ phiếu. Bởi vì, thơng thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông. Cụ thể nếu như cổ phiếu được phát hành trước ngày 31/12/2000 thì được hưởng 100% quyền lợi được phân phối trong năm 2011. Còn cổ phiếu phát hành vào thời điểm nhất định một số tháng trong năm 2010, thì kết thúc năm 2010, thực hiện phân phối lợi ích đầu năm 2011, thì người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành. Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới là khác nhau.

Thời điểm phát hành thường được ghi hay in ngay trên cổ phiếu, khi mua cổ phiếu nhà đầu tư cần hết sức chú ý chi tiết này.

2.2.3.5. Rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua

Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ nhân viên cơng ty được quyền mua cổ phiếu. Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc do tính tốn lợi ích nào đó lo sợ giá sẽ giảm, hoặc cần tiền cho nhu cầu khác, quyết định bán quyền mua cổ phiếu của mình. Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường OTC thời điểm đó. Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua. Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu là cả một khoảng thời gian khá dài, có khi tới vài tháng. Đến khi nhận được cổ phiếu vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng. Khi đó nếu giá cổ phiếu đứng nguyên, giảm, hay gặp phải người nghiêm túc, đứng đắn… thì cơng việc làm thủ tục chuyển nhượng khơng vấn đề gì. Trong trường hợp giá cổ phiếu lên, hoặc lên cao, gặp phải người khơng trọng chữ tín, dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận kèm với lãi suất tiền gửi ngân hàng.

Như vậy, để phòng tránh rủi ro, tránh gây ra các tranh chấp về quyền lợi, các nhà đầu tư mới cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng cổ phiếu ghi ro ràng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)