HNX index từ ngày 04/2/2006 đến 20/12/2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 52)

Nguồn: Tổng hợp từ www.hnx.vn

Mặc dù quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM nhỏ hơn so với các sàn chính thức cũng có thể lý giải cho thực tế nêu trên, nhưng sự chệch này thực chất cũng không phải quá lớn. Trong số các doanh nghiệp đăng ký giao dịch tại UPCoM có tới 1/3 số doanh nghiệp có vốn điều lệ 100 tỷ đồng trở lên. Điển hình, vốn của Cơng ty Chứng khốn châu á – Thái Bình Dương lên tới 260 tỷ đồng, Tập đồn HIPC hơn 150 tỷ đồng, Chứng khoán SME là 150 tỷ đồng,

Công ty Trường Phú 100 tỷ đồng, Chứng khoán Rồng Việt 330 tỷ đồng. Với những cơng ty có vốn điều lệ tới hàng trăm tỷ đồng, cũng khó có thể nói rằng,

đó là những doanh nghiệp quá nhỏ. Các nhà đầu tư cá nhân vẫn chưa tham gia đáng kể các giao dịch trên sàn UPCoM. Trong thời gian vừa qua, đối tượng giao dịch tích cực nhất trên sàn UPCoM vẫn là các công ty chứng khốn. Nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục thăm dị và quan sát, chứ chưa tham gia giao dịch tại đây.

Nhiều doanh nghiệp chưa muốn tham gia UPCoM, lý do là phải đáp ứng minh bạch thông tin theo quy định công bố thơng tin của SSC. Bên cạnh đó, khi tham gia UPCoM thì cổ phiếu của doanh nghiệp được chuyển nhượng tự do như cổ phiếu niêm yết... khiến nhiều hội đồng quản trị công ty đại chúng ngại xảy ra mất khả năng kiểm soát hoạt động chuyển nhượng của cổ đơng. Đó là chưa kể theo quy định,

nếu trong vịng một năm khơng đảm bảo u cầu là cơng ty đại chúng thì cổ phiếu sẽ bị hủy.

Những hạn chế của thị trưởng UPCoM được thể hiện cụ thể như sau:

- Một là, trên thực tế, do SGDCK Hà Nội được tổ chức thành một khu vực chung cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, nhưng trên thị trường hầu hết vẫn chỉ có các doanh nghiệp lớn tham gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chiếm một tỷ lệ rất nhỏ cả về số lượng cũng như quy mô giao dịch trên thị trường.

- Hai là, hầu hết các công ty đăng ký giao dịch trên TTCK phi tập trung là các DNNN cổ phần hóa nên tỷ lệ vốn thuộc sở hữu Nhà nước cịn khá cao do đó khối lượng cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch thấp.

- Ba là, quản lý Nhà nước về SGDCK Hà Nội cịn nhiều khó khăn, bất cập do hệ thống pháp lý thị trường chưa hồn chỉnh, các chính sách khuyến khích đối tượng tham gia thị trường (thuế, phí,…) chưa thống nhất và chưa thực sự phát huy tác dụng.

- Bốn là, cũng là hạn chế quan trọng và cần phải xem xét nhiều nhất là hoạt động của thị trường với hai phương thức giao dịch thỏa thuận và báo giá đã mang lại hiệu quả ban đầu là tăng quy mơ giao dịch tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa xây dựng hệ thống nhà tạo lập thị trường, một nhân tố quan trọng của TTCK phi tập trung nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng nên các chứng khốn giao dịch trên thị trường chưa thực sự sơi động và có tính thanh khoản cao. Việc vắng bóng của nhà tạo lập thị trường là một trong những nguyên nhân cơ bản kềm hãm sự phát triển của TTCK phi tập trung nói riêng và TTCK tập trung của Việt Nam nói chung trong thời gian qua và chính nó cũng là ngun nhân dẫn đến những mặt tiêu cực trong giao dịch chứng khốn trên TTCK khơng chính thức ở Việt Nam hiện nay như hiện tượng bất cân xứng thông tin, cổ đông lớn ép cổ đông nhỏ, mua bán theo bầy đàn.

Ở một số thị trường phát triển, một cổ phiếu tham gia thị trường OTC phải có ít nhất hai CTCK tạo lập thị trường và CTCK muốn tạo lập thị trường cho cổ phiếu

nào thì phải đăng ký. Tại bất kỳ thời điểm nào, CTCK cũng phải đưa ra mức giá

chào mua và chào bán với loại cổ phiếu mà họ tạo lập thị trường. So sánh với thị trường OTC theo thơng lệ thế giới nói trên thì thị trường

UPCoM ở nước ta mới chỉ đạt khoảng một nửa tiêu chuẩn, đó là có các CTCK mơi giới cho khách hàng và hưởng phí giao dịch. Chưa có quy định về việc CTCK đóng vai trị là nhà tạo lập thị trường, một điều kiện quan trọng để hình thành thị trường OTC chuẩn.

Nhưng điểm khác biệt so với thị trường tự do, UPCoM là thị trường có sự giám sát, quản lý rõ ràng. Sàn UPCoM đi vào hoạt động đã phần nào gỡ rối cho thị trường OTC hiện nay, góp phần hạn chế rủi ro, thơng tin minh bạch và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Về lâu dài, thị trường UPCoM sẽ đi vào ổn định và hoàn thiện hơn, đưa các hoạt động mua bán cổ phiếu chưa niêm yết đi vào quy củ, xây dựng một thị trường OTC hiện đại và đa dạng hơn.

Thơng qua UpCoM sẽ giúp nhà đầu tư có thể tham khảo giá cổ phiếu mà mình đang nắm giữ hay quan tâm một cách tương đối chính xác hơn. Vì trên thực tế giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường tự do thơng qua các “chợ” khơng có tổ chức hay các diễn đàn chứng khốn đều khơng đủ độ tin cậy, đơi lúc trở thành công cụ cho các nhà mơi giới làm giá. Cịn thơng qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và mạng lưới CTCK thành viên, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn đối tác giao dịch để mua bán chứng khoán theo phương thức thỏa thuận. Các nhà đầu tư hiện vẫn còn khá dè dặt với sàn UPCoM do thị trường này còn quá mới mẻ. Tuy nhiên, tâm lý này sẽ dần giảm đi sau một thời gian thị trường đi vào hoạt động ổn định. Các nhà đầu tư có thể hơi bỡ ngỡ với các quy định trên sàn UPCoM, nhưng thực ra các quy định này thuận lợi hơn nhiều so với sàn niêm yết và

mở ra cơ hội lớn hơn cho nhà đầu tư cũng như giúp tạo thanh khoản cho thị trường. Thị trường UPCoM có thể sẽ dần được cải thiện theo thời gian, khi cung - cầu cân

bằng hơn, có nhiều hàng trên thị trường và nhà đầu tư quen dần với mảng thị trường mới. Bằng chứng là kết quả của cuộc khảo sát có đến 75%14 các nhà đầu tư và 15các nhân viên của công ty chứng khốn cho rằng thị trường này có thể phát

triển nhưng phải có sự điều chỉnh. Còn lại 18.9% các nhà đầu tư và 25% các nhân viên của các công ty chứng khoán cho rằng thị trường này sẽ phát triển mà không cần sự điều chỉnh.

14Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 15 khả năng phát triển thị trường OTC Việt Nam

15Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhân viên công ty CK – câu 15 khả năng phát triển thị trường OTC Việt Nam

Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, với thị trường UPCoM, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ có được một sân chơi chuẩn với khung pháp lý chặt chẽ, tránh tình trạng bị lừa đảo, bị làm giá trên chợ giao dịch tự do OTC.

Thị trường UPCoM là cần thiết nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư và cũng để làm cho DN tiến đến hoạt động chuyên nghiệp hơn trên thị trường chứng khoán. Bởi hầu hết các giao dịch trên thị trường OTC đều mang tính tự phát, chưa có một cơ chế quản lý chặt chẽ nên luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc lên sàn UPCoM giúp các nhà đầu tư có thể tìm thấy nhau, n tâm hơn khi mua cổ phiếu vì đã có khung pháp lý bảo vệ cho họ.

2.2 Rủi ro trên thị trường OTC Việt Nam

Thị trường cổ phiếu khơng chính thức OTC ở nước ta ngày càng sôi động. Số lượng cổ phiếu của các công ty cổ phần, bao gồm cả các ngân hàng thương mại cổ phần được giao dịch OTC ngày càng gia tăng nhanh và tổng giá trị giao dịch ngày càng lớn. Theo đó do giao dịch OTC nên những rủi ro về quyền lợi, nhất là quyền mua cổ phiếu tăng vốn của người mua xảy ra không phải là nhỏ.

Hiện nay bên cạnh khoảng 669 loại cổ phiếu của các công ty được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khốn chính thức, thì có một khối lượng khá lớn hàng ngàn loại cổ phiếu khác được giao dịch trên thị trường OTC. Cho đến nay khơng có con số chính thức và cũng rất khó có được con số chính xác về tổng giá trị cổ phiếu đang giao dịch OTC, nhưng ước tính tổng doanh số giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC còn lớn hơn cả thị trường chính thức, lên tới cả trăm ngàn tỷ đồng. Bởi vì, trên thị trường OTC các loại cổ phiếu đang giao dịch phần lớn là của các ngân

hàng, cơng ty chứng khốn, cơng ty bảo hiểm, nhà máy điện…. Những công ty loại này không những có quy mơ vốn điều lệ lớn, tổng giá trị cổ phiếu đang giao dịch cao, mà còn thường xuyên phải tăng vốn điều lệ theo chiến lược kinh doanh của mình.

Trong kinh tế thị trường, dường như khơng có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại khơng có nguy cơ gặp rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn, nhưng điều ngược lại thì chưa hẳn đã đúng: lợi nhuận có thể thấp, song rủi ro chưa chắc đã nhỏ đi… Đầu tư chứng khốn cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Về phía các nhà đầu tư, khi đầu tư trên thị trường chứng khoán OTC, họ rất quan tâm đến yếu tố rủi ro. Cụ thể là có đến 98.6%16 các nhà đầu tư và 95%17các nhân viên chứng khoán quan tâm và rất quan tâm đến rủi ro, chỉ có 1.4% nhà đầu tư và 5% các nhân viên chứng khốn trả lời trong cuộc khảo sát là khơng quan tâm đến rủi ro khi đầu tư chứng khoán trên thị trường OTC. Thực tế đã cho thấy rằng, khi chưa phải là thị trường chính thức, thì những giao dịch cổ phiếu trên thị trường này cũng hàm chứa rủi ro khơng nhỏ. Những rủi ro có thể khái quát sau đây:

2.2.1 Rủi ro hệ thống

2.2.1.1 Rủi ro ngoại sinh từ các cú sốc thuộc kinh tế thế giới

Từ khi Việt Nam mở cửa, hội nhập thế giới; nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam ngày càng tăng, các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài ảnh hưởng nhiều đến nhà đầu tư trong nước. Từ đó, xu hướng TTCK Việt Nam bị tác động bởi tình hình thị trường thế giới.

Cuối năm 2007, khi nền kinh tế Mỹ đối mặt với nhiều khó khăn vì khủng hoảng tín dụng, TTCK thế giới rơi vào tình trạng ảm đảm, do đó thị trường Châu Âu và châu Á bao gồm Việt Nam cũng khơng tránh khỏi có những đợt giảm giá lớn. Tình trạng ảm đảm trên TTCK thế giới ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngồi, vì vậy quyết định mua và bán cũng bị tác động.

Chỉ trong vịng chưa đầy 18 tháng, hình ảnh thị trường chứng khốn Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển với đà tăng trưởng mạnh mẽ nhất của năm 2006 đã hoàn toàn đảo ngược. Mức giảm 66% của VNIndex trong năm 2008 khiến Việt Nam trở thành thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh nhất trong khu vực. HaSTC cũng giảm 67% xuống còn khoảng 100 điểm vào cuối năm 2008.

Tác động sâu sắc của khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu tồi tệ nhất sau Đại suy thoái đã thể hiện rõ ràng với kinh tế Việt Nam khi sáu tháng đầu năm 2009 GDP tăng trưởng 3,9% so cùng kỳ, mức thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay. Cuộc khủng hoảng này đã kéo TTCK Việt Nam xuống và chạm đáy vào cuối tháng 2/2009 với chỉ số VNIndex lần lượt là 235,5. Trên thị trường OTC gần như đóng băng hồn tồn, giá cổ phiếu trên thị trường này giảm thê thảm, có nhiều loại cổ phiếu được rao bán với giá dưới mệnh giá ( 10.000 đ) mà khơng có người mua.

Sự suy giảm của kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công và nguy cơ sụp đổ của đồng tiền chung châu Âu đã tác động rất mạnh đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khốn Việt Nam nói riêng. Các nhà đầu tư cũng thấy rất rõ sự ảnh hưởng này, điều đó được thể hiện qua kết quả khảo sát mức độ rủi ro của những cú sốc thuộc kinh tế thế giới như sau: đối với nhà đầu tư thì 81% cho là rủi ro, 17.6% cho là rất rủi ro18. Trong khi tỷ lệ này tương ứng khi hỏi các nhân viên công ty chứng khoán lần lược là 85% và 12.5%19

.

2.2.1.2. Rủi ro từ cơ chế chính sách

Đây là rủi ro tác động lớn nhất đến thu nhập của NĐT, bởi nó tác động đến tồn thị trường và hầu như NĐT không thể chống đỡ được. Vấn đề gây tranh cãi nhất trong thời gian qua là Chỉ thị 03 qui định về dư nợ cho vay CK và việc gia tăng tỷ lệ dự trữ của các NHTM – một kênh dẫn vốn quan trọng cho TTCK Việt Nam.

Nếu như trước đây các cơ quan chức năng vịn vào việc thị trường cịn mới, chưa có kinh nghiệm điều hành, giám sát khi đưa ra các quyết định như tăng giảm biên độ dao động từ 5% xuống còn 3% hay lên 7%.

18Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 7a mức độ quan tâm đến rủi ro phát sinh trên TT OTC Việt Nam 19Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhân viên công ty CK – câu 8a mức độ quan tâm đến rủi ro trên TT OTC Việt Nam

Hoặc khống chế lệnh đặt mua ở mức 3.000 CP đã gây ra cuộc “khủng hoảng” nghiêm trọng vào năm 2003 và phải mất gần 3 năm sau thị trường mới sôi động trở lại. Tưởng chừng bài học đó sẽ khơng cịn lặp lại nữa nhưng những ngày cuối tháng 5/2007, các biện pháp điều tiết hành chính của NHNN một lần nữa lại gây khó cho thị trường.

Quyết định 1141/QĐ-NHNN về tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi (từ 5% lên 10%) và Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về khống chế hạn mức cho vay đầu tư CK của NH không vượt quá 3% tổng dư nợ đã đẩy NĐT ra xa ngân hàng nói riêng và TTCK nói chung trong thời điểm thị trường có những đợt điều chỉnh giảm như hiện nay, làm cho TTCK Việt Nam thêm phần ảm đạm. Khi chỉ thị 03 được ban hành, ngay lập tức chiếc bình thơng từ ngân hàng sang TTCK bị chặn lại, ngân hàng mất đi một nguồn lợi lớn, NĐT thì lao đao khi mất đi nguồn tài trợ tài chính. Bên cạnh đó, cộng với các nguồn cung không nhỏ từ các đợt IPO lớn và các đợt phát hành thêm dồn dập làm cho cung – cầu mất cân đối, thị trường sụt giảm. Nếu trong tháng 6/2007, tổng mức vốn hóa của cả 2 sàn Hà Nội và TP.HCM là 341.264 tỷ đồng thì đến tháng 7/2007 chỉ cịn 315.271 tỷ đồng.

Đối với các NĐT, TTCK tụt dốc là nguyên nhân gây ra thua lỗ. Vào thời điểm đó, hầu hết các NHTM cổ phần đều có tỷ lệ cho vay đầu tư CK vượt quá tỷ lệ theo qui định của Chỉ thị 03, vì vậy các NH đã nhanh chóng thu hồi nợ của NĐT để tránh vượt quá mức dư nợ theo qui định. Việc ngân hàng không gia hạn các khoản vay cho NĐT chứng khoán từ đầu tháng 7/2007 mà yêu cầu khoản nợ phải tất toán ngay khi đáo hạn khiến cho nhiều NĐT “ôm” CK bằng nguồn vốn vay ngân hàng “điêu đứng”. Nhiều NĐT buộc phải nhanh chóng bán CP, rút vốn khỏi thị trường chấp nhận thua lỗ để trả nợ NH bất chấp giá CP đang xuống bởi họ khơng cịn cách lựa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)