Thông tin trên thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 35)

1.3.3 .Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro trên thị trường OTC tại Anh

2.1.2. Thị trường OTC tự do Việt nam

2.1.2.6. Thông tin trên thị trường

Để có thể mua một loại cổ phiếu trên thị trường OTC, các nhà đầu tư thường tìm kiếm từ các nguồn sau:

Thứ nhất, thông tin từ các báo cáo tài chính:

Phần lớn các CTCP chưa niêm yết khơng có báo cáo tài chính được kiểm tốn do hiện nay Nhà nước mới dừng lại ở việc khuyến khích chứ khơng bắt buộc các doanh nghiệp này thực hiện kiểm tốn các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó do những mục đích khác nhau mà nhiều doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách kế tốn, báo cáo

tài chính (báo cáo thuế, vay vốn ngân hàng, điều hành nội bộ…). Mặt khác, việc có được một bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đối với một người bình thường là điều khơng đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân các doanh nghiệp không biết thông tin nào nên công bố, thơng tin nào khơng nên cơng bố. Do đó, việc thu thập thông tin từ bản thân doanh nghiệp qua con đường chính thức chỉ thực hiện được đối với những nhà đầu tư có mối liên hệ nhất định với cơng ty đó.

Thứ hai, thu thập thơng tin qua các cơ quan chức năng

Theo quy định, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch Đầu tư). Tuy nhiên việc tuân thủ quy định này của các doanh nghiệp khơng thực sự nghiêm túc. Mặt khác, nếu có nộp báo cáo cho cơ quan chức năng thì các thơng tin cũng rất chung chung. Nhưng các cơ quan chức năng khơng có tránh nhiệm và nghĩa vụ cơng bố các thơng tin của doanh nghiệp. Vì vậy, việc có được thơng tin từ các cơ quan này gần như là nhiệm vụ là bất khả thi đối với các nhà đầu tư.

Ngịai ra, cịn có một tổ chức lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp đó là trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ các thơng tin cơ bản của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính cập nhật của các thông tin này không cao.

Thứ ba, thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như các website chuyên về chứng khốn. Ví dụ: www.denhatchungkhoan.com, www.vietstock.com… hay các website của các công ty chứng khốn, tạp chí chứng khốn…Tuy nhiên nhược điểm của các nguồn dữ liệu này là rời rạc, độ tin cậy không cao…

Thứ tư, thu thập thông tin từ các nguồn khác: đây là những nguồn thông tin

khơng chính thức nhưng lại là những thơng tin quan trọng nhất làm cơ sở cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư.

- Thông tin lấy từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán. Trên thực tế, có những địa điểm (café chứng khốn) mà ở đó các nhà đầu tư tự do gặp gỡ, trao đổi thông tin về các loại chứng khốn, tình hình doanh nghiệp.

- Thơng tin được lấy khơng chính thức từ bên trong doanh nghiệp. Đối với thông tin này, nhà đầu tư bằng sự quen biết, hay bằng những kỹ thuật, chiến thuật riêng mà họ có thể lấy được từ những đầu mối quan trọng, phản ánh một cách chính xác tình hình, những biến cố xảy ra bên trong doanh nghiệp hay những cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…Đây là những thông tin hết sức quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra các quyết định của mình.

Với những nguồn thơng tin nêu trên, khơng phải là căn cứ thật sự vững chắc để đưa ra quyết định đầu tư. Thực tế, nhiều quyết định mua bán được dựa trên cảm giác của nhà đầu tư. Do đó, nhiều loại chứng khốn được mua bán trên cơ sở tin đồn (tâm lý bầy đàn). Với những trường hợp như vậy, rủi ro đối với các nhà đầu tư là rất lớn. Khả năng thao túng của một nhóm nào đó là rất có thể xãy ra.

2.1.2.7. Tình hình giao dịch các loại chứng khốn chưa niêm yết

Tại thị trường chứng khốn tự do thơng thường vào cuối năm, thông tin về cổ tức cũng như các đợt huy động mới của các công ty chưa niêm yết, nơi giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết lại làm cho thị trường trở nên sôi động. Tại đây không chỉ mua bán cổ phiếu của các cơng ty có khả năng niêm yết, đăng ký giao dịch mà các nhà đầu tư cũng chẳng ngần ngại trả giá cao để có được quyền mua cổ phiếu chưa phát hành rộng rãi của các cơng ty có tiềm năng phát triển. Rất đông người lao động khơng có đủ tiền mua cổ phiếu do cơng ty phát hành, vì vậy họ bán quyền mua để không phải lo công ty làm ăn thua lỗ.

Việc mua bán cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết được thực hiện do các cá nhân trong công ty mua bán với nhau, song cũng có nhiều trường hợp một người trong cơng ty đứng ra gom cổ phiếu của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ rồi bán ra ngoài để ăn chênh lệch. Hoạt động giao dịch trên thị trường tự do mạnh, song giá cả và mọi giao dịch mua bán lại nằm ngồi tầm kiểm sốt của các cơ quan quản lý thị trường.

Giá cổ phiếu của một cơng ty có thể được tung tin cao gấp nhiều lần so với mệnh giá nhưng khơng ai có thể trả lời chính xác là tại mức giá đó có diễn ra giao dịch thực sự hay không?

Các nhà đầu tư thường mất cảnh giác với những tin đồn về ngày lên sàn của các cổ phiếu nên khơng phân tích, đánh giá một cách cẩn thận vì vậy dẫn đến kết quả là bị lừa và hớ to.

Các nhà đầu tư lão luyện thường tung tin về các giao dịch với mức giá rất cao. Các giao dịch đó có thật nhưng điều quan trọng là nó được giao dịch với khối lượng rất nhỏ và vì vậy họ đã đánh lừa được các nhà đầu tư non nớt.

Tại thị trường tự do, cổ phiếu giao dịch sôi động chủ yếu là của những doanh nghiệp có chế độ công bố thông tin rõ ràng, minh bạch và rộng rãi. Đây cũng là những đơn vị có khả năng niêm yết trên thị trường chứng khoán… Với các nhà đầu tư có kinh nghiệm, những thơng tin về tình hình kinh doanh, đội ngũ lãnh đạo và ngay cả tỷ lệ sở hữu Nhà nước cũng ảnh hưởng mạnh đến giá cả.

Hiện nay, những hoạt động chuyển nhượng diễn ra một cách tự phát và hồn tồn bị thả nổi, chủ yếu qua cị nên tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư. Bản thân nhà đầu tư cũng ngại mua cổ phiếu chưa niêm yết bởi khó chuyển nhượng trên thị trường.

2.1.2.8. Đánh giá chung của thị trường OTC tự do Mặt tích cực Mặt tích cực

Thị trường OTC tự do trong giai đoạn hiện tại đã thu hút và đáp ứng nhu cầu khá lớn về mua bán chứng khoán ở Việt Nam, thực hiện chức năng của một TTCK như huy động vốn cho nền kinh tế, lưu động hóa nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần. TTCK tự do đã thực sự thể hiện vai trò khá quan trọng trong việc huy động và phân bổ nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Khi thị trường chính thức chưa được tổ chức đầy đủ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, chưa tổ chức được thị trường cho tất cả các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế và đặc biệt là khi thị trường chính thức chưa được tổ chức thuận tiện, đáp ứng nhu cầu đa dạng cho

những người tham gia thị trường, thì thị trường OTC tự do thể hiện khá hữu dụng và hữu hiệu.

Về cơ bản thì hoạt động của thị trường OTC tự do cho đến nay thìviệc giao dịch ở một số nơi khá thuận tiện, nhanh chóng, thanh tốn sịng phẳng, chuyển quyền sở hữu nhanh và có thơng tin tốt phục vụ cho quyết định mua bán chứng khoán.

Mặt hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực thì thực tế cho thấy là đã xuất hiện những hành vi tiêu cực đặc trưng của thị trường, đó là hoạt động thao túng giá, tung tin đồn sai lệch, mua bán nội gián kiếm lời, mua bán với những thông tin chưa đầy đủ và chính xác, kinh doanh chứng khốn trốn thuế,…

Thị trường OTC tự do hiện nay là một trong những yếu tố bất cập của hệ thống thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng không phải ở bản thân hoạt động thị trường mà trên phương diện chưa được quản lý hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường.

Do không được quản lý chặt chẽ nên giá chứng khoán thường biến động lớn, người mua bán dễ bị tác động tâm lý, mua bán theo phong trào, không thuận lợi mua bán cho các nhà đầu tư nói chung. Tuy thị trường có vai trị và vị trí nhất định trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng phần lớn nhu cầu phát hành và giao dịch chứng khốn cho các cơng ty và các nhà đầu tư, nhưng trước mắt và về lâu dài sẽ bộc lộ những mặt tiêu cực như:

Người tham gia thị trường là các nhà đầu tư và các cơng ty phát hành khơng có mơi trường giao dịch thuận tiện và không được bảo vệ quyền lợi. Môi trường này bao gồm cả môi trường vật chất và phi vật chất.

Những nhà hoạt động kinh doanh trên thị trường hoạt động trong điều kiện không công bằng, trốn thuế…, gây thiệt hại và ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chính thức.

Xét về tổng thể, vĩ mơ, thị trường khơng đảm bảo sự phát triển hài hịa, đồng bộ, phù hợp với các lĩnh vực và các mục tiêu kinh tế - xã hội khác khi nằm ngoài quỹ đạo quản lý và định hướng phát triển chung của Nhà nước.

Hoạt động của thị trường OTC tự do hiện tại và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thị trường chính thức, gây bất bình đẳng trong việc mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán, hệ quả tất yếu là không đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định của tổng thể hệ thống thị trường chứng khốn nói chung.

Những mặt trái của thị trường không được kiềm chế và ngăn chặn sẽ gây ra những rủi ro lây lan đối với tồn bộ hệ thống thị trường tài chính nói chung và gây hậu quả tiêu cực không lường cho nền kinh tế - xã hội. Đặc biệt là đối với một thị trường nhạy cảm đối với nền kinh tế - xã hội và mang tính dây chuyền lớn như thị trường chứng khoán.

2.1.4 Thị trường UPCoM

Thị trường UPCoM là thị trường giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết. Thị trường này được triển khai dựa trên cơ sở Quyết định số 108/2008-QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khốn cơng ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HaSTC). Thị trường UPCoM ra đời khơng ngồi mục đích đưa việc giao dịch cổ phiếu OTC trên thị trường vào khuôn khổ.

Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg thống nhất tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam (49%) do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/4 đã tạo hàng lang pháp lý đầy đủ để HaSTC đưa Thị trường UPCoM vào hoạt động.

Quyết định 55 có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2009 quy định nhà đầu tư nước ngồi mua, bán chứng khốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng. Trước đây, tỷ lệ sở hữu của nhóm này tại công ty cổ phần chưa niêm yết tối đa là 30%, tại các công ty niêm yết là 49% (ngoại trừ quy định chuyên ngành). Với quy định rõ ràng về room cho nhà

đầu tư nước ngoài như vậy, vướng mắc lớn nhất để UPCoM hoạt động đã được gỡ bỏ.

Ngày 24/6/2009, được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước (UBCKNN), SGDCK Hà Nội chính thức được ra mắt cùng với sự khai trương của thị trường UPCoM. Đây là một sự kiện lớn đánh dấu bước phát triển mới của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và là sự kiện quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam để chuẩn bị cho một giai đoạn thị trường phát triển bậc cao mang tính chuyên nghiệp.

Từ ngày 24/6/2009, thị trường UPCoM cũng chính thức được vận hành, khởi đầu cho hoạt động và phát triển của thị trường giao dịch chứng khốn các cơng ty đại chúng chưa niêm yết, được tổ chức và quản lý theo pháp luật với mục đích thu hẹp thị trường giao dịch tự do, tạo cơ hội giao dịch chứng khốn minh bạch, cơng khai cho cơng chúng đầu tư và cơ hội huy động vốn hiệu quả cho công ty đại chúng.

Mục tiêu của SGDCK Hà Nội là phát triển nhanh và bền vững về quy mô, công khai, minh bạch trong hoạt động; hiện đại về công nghệ, phục vụ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của công chúng đầu tư và doanh nghiệp; thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn - thị trường chứng khốn, và góp phần đưa Hà Nội trở thành Trung tâm Tài chính - Ngân hàng quan trọng của cả nước.

Theo Quyết định 01/2009/QĐ-TTg thì nhiệm vụ trọng tâm của sàn Hà Nội sau năm 2010 là xây dựng một thị trường OTC có quản lý tại Việt Nam. Nếu như thị trường OTC tự do là tự phát, là khơng được quản lý thì thị trường OTC có tổ chức, theo mơ hình mà sàn Hà Nội sẽ tạo dựng, là một thị trường mà ở đó phải hội tụ được 4 điều kiện căn bản: đó là phải có điều kiện niêm yết; việc thanh tốn thực hiện thống nhất qua Trung tâm Lưu ký; thực hiện công bố thông tin theo Luật và

điều đặc biệt là giao dịch chứng khốn phải thơng qua nhà tạo lập thị trường. Việc xây nên một thị trường OTC có quản lý (UPCoM) và đã đưa vào hoạt

động, nhưng vẫn thể hiện nhiều bất cập. Để UPCoM hoạt động có hiệu quả khơng phải là chuyện một sớm một chiều, đặt biệt trong bối cảnh Việt Nam hiện có khoảng

trên 4.000 CTCP thuộc đối tượng công ty đại chúng (vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên, có trên 100 cổ đông), nhưng số DN sẵn sàng tuân thủ những quy định chung nhất về TTCK, tính đến ngày 4.11.2011 mới ở con số trên 1.000 (là số DN đủ điều kiện là công ty đại chúng đã đăng ký với UBCKNN). Với số DN niêm yết/số công ty đại chúng chưa tới 17% (669:4.000); số DN đăng ký công ty đại chúng/số DN thuộc diện công ty đại chúng chưa đầy 25% (1.000:4.000) cho thấy, TTCK được quản lý tuy đã có bước phát triển mạnh trong mấy năm gần đây, nhưng vẫn còn rất nhỏ. Nhiệm vụ thu hẹp thị trường tự do vẫn cịn rất lớn. Tìm một mơ hình thị trường để vừa phục vụ mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, vừa là mơ hình thử nghiệm cho OTC hiện đại là điều mà những nhà quản lý phải trăn trở. Thị trường UPCoM là

một thị trường được xây dựng để hướng đến 2 mục tiêu nói trên. Thị trường UPCoM, được tổ chức và quản lý bởi HNX sẽ đa dạng hơn về cơ chế

giao dịch, tiến đến việc khuyến khích giao dịch tại cơng ty chứng khốn để tạo điều kiện hình thành nên nhà tạo lập thị trường. Thị trường UPCoM chưa phải là thị trường OTC (theo đúng nghĩa) thực sự. Nhưng việc tổ chức thị trường này là cấp thiết để quản lý việc giao dịch cổ phiếu, công bố thông tin của các công ty đại chúng đang diễn ra một cách tự do hiện nay và là bước đệm để xây dựng thị trường OTC hiện đại tại Việt Nam trong tương lai.

2.1.4.1 . Ngày giao dịch đầu tiên của thị trường UPCoM

Sáng ngày 24/6/2009, SGDCK Hà Nội chính thức khai trương thị trường UPCoM. Trong giai đoạn đầu tiên, thị trường UPCoM có 10 cổ phiếu đăng ký giao dịch, với tổng vốn điều lệ hơn 1.285 tỷ đồng, tổng khối lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch là 123.138.182 đơn vị.

Bảng 2.1.4.1: Tóm tắt thông tin 10 công ty đăng ký giao dịch đầu tiên trên UPCoM. STT Tên tổ chức ĐKGD Mã CK Vốn điều lệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)