.Rủi ro đến từ các tổ chức phát hành chứng khoán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 62 - 65)

2.2.1 .Rủi ro hệ thống

2.2.2.1 .Rủi ro đến từ các tổ chức phát hành chứng khoán

Trong thời gian qua, có một hiện tượng trên TTCK Việt Nam là việc các công ty đua nhau tăng vốn, tăng phát hành CP. Việc mở rộng qui mô và lĩnh vực kinh doanh bằng việc phát hành CP không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc tự động mang lại những khoản lợi nhuận lớn như kỳ vọng của cả DN lẫn NĐT trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Đặc biệt, rủi ro sẽ càng cao nếu công ty phát hành CP không chuẩn bị kỹ những phương án về nhân sự và tổ chức SXKD thích ứng với phần vốn huy động thêm. Và khi đó, DN có khả năng gặp phải những khó khăn lớn về trả lợi tức (nhất là duy trì mức lợi tức cao như trước khi phát hành bổ sung CP), thậm chí duy trì sự tồn tại của cơng ty. Điều này cũng có nghĩa là những rủi ro sẽ đến tức thời với những NĐT nắm trong tay CP của những cơng ty nói trên.

Trên thị trường OTC, khâu phát hành thường có nhiều rủi ro. Khi phát hành, tính cơng khai và bình đẳng giữa các cổ đơng thường khơng được bảo đảm. Biểu hiện của rủi ro này như người ta có thể áp dụng ưu đãi cho nhóm cổ đơng này mà khơng có ưu đãi cho nhóm cổ đơng kia; hoặc có thể gian lận do nhóm đặc quyền nào đó phát hành khống thêm cổ phiếu và bán để thu tiền

Thông tin là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động đầu tư CK. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì các DN đăng ký trên sàn UPCoM, ngồi việc phải cơng bố thơng tin bất thường và thông tin theo yêu cầu, sẽ chỉ phải thực hiện cơng bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán và báo cáo thường niên. Nếu so với nghĩa vụ của DN niêm yết thì nghĩa vụ cơng bố thông tin của DN trên sàn UPCoM đơn giản hơn, do họ không phải cơng bố báo cáo tài chính q. Cịn các cơng ty chưa tham gia vào UPCoM thì việc cơng bố thơng tin là khơng bắt buộc.

22Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 7c mức độ rủi ro do lạm phát

Về cơ bản, người ta tìm hiểu thông tin về một cổ phiếu theo kiểu “vợ của anh họ của chú của ông tôi đang làm việc tại cơng ty này nói rằng nên mua cổ phiếu này “. Nó chung, NĐT chỉ biết đầu tư theo tin đồn, chứ khơng có thơng tin nào đáng tin cậy trên thị trường OTC . Đây là hạn chế, cũng là một rủi ro rất lớn khi NĐT tham gia thị trường này.

Theo kết quả của cuộc khảo sát thì có sự lệch pha trong cách đánh giá mức độ rủi ro đến từ các tổ chức phát hành: 31%23 các nhà đầu tư đánh giá ở mức rất rủi ro trong khi các nhân viên làm việc ở cơng ty chứng khốn thì chỉ đồng tình ở mức 15%24. Ngồi ra, có 6.8% các nhà đầu tư cho là khơng có rủi ro và 22.5% các nhân viên cơng ty chứng khốn có cùng sự đánh giá đó. Kết quả khảo sát đã phản ánh rằng, các nhà đầu tư vì chưa tìm hiểu kỹ hoặc khơng biết rõ về các tổ chức phát hành, nên họ thường xuyên gặp rủi ro hơn, trong khi các nhân viên cơng ty chứng khốn thì ít gặp rủi ro này hơn.

2.2.2.2. Rủi ro đến từ thông tin thị trường

Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của NĐT lại đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, tồn diện, cập nhật và chính xác của các thơng tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư CK. Nói cách khác, rủi ro trong đầu tư CK có nguồn gốc từ số lượng và chất lượng thông tin mà NĐT cần làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư. Rủi ro ln rình rập mọi lúc, mọi nơi và NĐT phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ khi khơng nắm được các thơng tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng CK và tình hình thị trường. Một thơng tin đến chậm hoặc bị cắt xén, khơng chính xác về hoạt động kinh doanh của cơng ty phát hành CP, về môi trường pháp lý và về các NĐT khác trên cùng “sân chơi” hoặc đơn giản là về tình hình thời tiết hay dịch bệnh nào đó… đều có thể gây ra thiệt hại khơn lường cho NĐT.

23Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 7d mức độ rủi ro đến từ các tổ chức phát hành chứng khoán 24Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhân viên công ty CK – câu 8d mức độ rủi ro đến từ các tổ chức phát hành CK

Nắm được thông tin luôn là lợi thế kinh doanh trên TTCK. Hiện nay, khơng ít các NĐT vẫn thiếu kỹ năng tìm kiếm và phân tích thơng tin. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là các kênh cung cấp thơng tin liên quan đến thị trường vẫn rất thiếu và việc công bố thông tin chưa được chú trọng đúng mức khi các đối tượng liên quan mới chỉ nhìn nhận dưới góc độ nghĩa vụ.

TTCK rất nhạy cảm với thông tin, nhất là TTCK Việt Nam, việc mua bán phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý, bầy đàn. Cũng giống như các loại “chợ” thông thường khác, người ta không từ bất cứ hành vi nào, kể cả vi phạm pháp luật để kiếm lời. Những báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức đầy danh tiếng trong và ngoài nước như IMF, HSBC, Merrill Lynch, SSI, TSC có những tác động nhất định đến tâm lý thị trường. Điều đáng bàn luận ở đây là tính chính xác của các báo cáo nước ngoài này khi nêu lên những thống kê và những cảnh báo về TTCK Việt Nam, nhất là những kiến nghị mang tính nhạy cảm kiểu như: P/E của TTCK Việt Nam đang ở mức quá cao, hay “VN-Index ở vào khoảng 300 điểm vào cuối năm 2011”, khiến cho các NĐT trong nước hoang mang và có những dự đoán tiêu cực về thị trường, thế là họ đẩy mạnh việc bán CP ra, khiến giá CP giảm xuống.Thơng tin hạn chế về doanh nghiệp và tính chất khơng minh bạch trong thơng tin là một điểm rất hạn chế đối với cổ phiếu OTC.

Những nhà kinh doanh chứng khoán ở thị trường Việt Nam rất thấm thía với những thua lỗ từ việc đầu tư chứng khoán theo tin đồn. Kết quả khảo sát thực tế, có đến 98%25các nhà đầu tư cho rằng các thông tin trên thị trường là rủi ro và rất rủi ro đối với việc đầu tư chứng khoán, nhận định này được sự tán thành của 100%26

các nhân viên của công ty chứng khốn. Từ kết quả trên, chúng ta thấy rằng thơng tin trên thị trường OTC là rủi ro ln ln song hành và rình rập các nhà đầu tư.

25Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 7e mức độ rủi ro đến từ thông tin thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 62 - 65)