Rủi ro từ cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 57)

2.2.1 .Rủi ro hệ thống

2.2.1.2. Rủi ro từ cơ chế chính sách

Đây là rủi ro tác động lớn nhất đến thu nhập của NĐT, bởi nó tác động đến tồn thị trường và hầu như NĐT không thể chống đỡ được. Vấn đề gây tranh cãi nhất trong thời gian qua là Chỉ thị 03 qui định về dư nợ cho vay CK và việc gia tăng tỷ lệ dự trữ của các NHTM – một kênh dẫn vốn quan trọng cho TTCK Việt Nam.

Nếu như trước đây các cơ quan chức năng vịn vào việc thị trường cịn mới, chưa có kinh nghiệm điều hành, giám sát khi đưa ra các quyết định như tăng giảm biên độ dao động từ 5% xuống còn 3% hay lên 7%.

18Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 7a mức độ quan tâm đến rủi ro phát sinh trên TT OTC Việt Nam 19Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhân viên công ty CK – câu 8a mức độ quan tâm đến rủi ro trên TT OTC Việt Nam

Hoặc khống chế lệnh đặt mua ở mức 3.000 CP đã gây ra cuộc “khủng hoảng” nghiêm trọng vào năm 2003 và phải mất gần 3 năm sau thị trường mới sôi động trở lại. Tưởng chừng bài học đó sẽ khơng cịn lặp lại nữa nhưng những ngày cuối tháng 5/2007, các biện pháp điều tiết hành chính của NHNN một lần nữa lại gây khó cho thị trường.

Quyết định 1141/QĐ-NHNN về tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi (từ 5% lên 10%) và Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về khống chế hạn mức cho vay đầu tư CK của NH không vượt quá 3% tổng dư nợ đã đẩy NĐT ra xa ngân hàng nói riêng và TTCK nói chung trong thời điểm thị trường có những đợt điều chỉnh giảm như hiện nay, làm cho TTCK Việt Nam thêm phần ảm đạm. Khi chỉ thị 03 được ban hành, ngay lập tức chiếc bình thơng từ ngân hàng sang TTCK bị chặn lại, ngân hàng mất đi một nguồn lợi lớn, NĐT thì lao đao khi mất đi nguồn tài trợ tài chính. Bên cạnh đó, cộng với các nguồn cung khơng nhỏ từ các đợt IPO lớn và các đợt phát hành thêm dồn dập làm cho cung – cầu mất cân đối, thị trường sụt giảm. Nếu trong tháng 6/2007, tổng mức vốn hóa của cả 2 sàn Hà Nội và TP.HCM là 341.264 tỷ đồng thì đến tháng 7/2007 chỉ còn 315.271 tỷ đồng.

Đối với các NĐT, TTCK tụt dốc là nguyên nhân gây ra thua lỗ. Vào thời điểm đó, hầu hết các NHTM cổ phần đều có tỷ lệ cho vay đầu tư CK vượt quá tỷ lệ theo qui định của Chỉ thị 03, vì vậy các NH đã nhanh chóng thu hồi nợ của NĐT để tránh vượt quá mức dư nợ theo qui định. Việc ngân hàng không gia hạn các khoản vay cho NĐT chứng khoán từ đầu tháng 7/2007 mà yêu cầu khoản nợ phải tất toán ngay khi đáo hạn khiến cho nhiều NĐT “ôm” CK bằng nguồn vốn vay ngân hàng “điêu đứng”. Nhiều NĐT buộc phải nhanh chóng bán CP, rút vốn khỏi thị trường chấp nhận thua lỗ để trả nợ NH bất chấp giá CP đang xuống bởi họ khơng cịn cách lựa chọn nào khác. Do đó, chúng ta có thể thấy tác động từ Chỉ thị 03/2007 của NHNN về việc khống chế 3% dư nợ tín dụng ngân hàng đổ vào CK ngày càng rõ nét. Điều khơng thể khơng nhìn nhận là nó đã làm cho TTCK khơng chỉ rớt giá mà tính thanh khoản của các loại CP cũng đã rơi xuống ở mức thấp nhất trong vòng hai năm qua.

Quá khứ cho thấy những cơn bĩ cực rồi cũng sẽ qua đi, chỉ có NĐT là bị thiệt thịi sau mỗi lần thị trường ngưng trệ, đóng băng.

Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi những tín hiệu về định hướng hãm phanh tín dụng. Cụ thể ngày 1/03/2011 Ngân hàng nhà nước đưa ra chỉ thị số 01/CT-NHNN, theo đó năm 2011, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm sốt tốc độ tăng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15%-16%; tuy nhiên có ngân hàng đã “ xài “ gần hết chỉ tiêu này trong sáu tháng đầu năm, trong khi cuối năm là mùa cao điểm kinh doanh. Ngân hàng Trung ương cần nhất quán hơn trong việc cơng bố định hướng tăng trưởng tín dụng, tránh đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau trong thời gian quá ngắn, như những thay đổi trong năm 2009: đầu năm dự tính 21-23%; quý 1-2009 là 30%; quý 2-2009 là 25-27%. Những thay đổi mang nặng tính hành chính như thế làm ảnh rất dễ làm cho các DN bị hụt hẫng đột ngột về vốn, từ đó làm cho tình hình sản xuất kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn. Từ đó kéo theo sự sụt giảm giá cổ phiếu của DN trên TTCK.

TTCK là thị trường nhạy cảm chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Trong hơn 11 năm qua, rất nhiều văn bản pháp lý về CK và TTCK đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới cho phù hợp với sự phát triển của thị trường, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật này chỉ dừng lại ở mức Nghị định nên tính pháp lý chưa cao, chưa điều chỉnh được tồn diện hoạt động của TTCK, do đó cần phải có một văn bản pháp lý cao hơn để tạo cơ sở pháp lý cho TTCK phát triển. Ngồi ra, các NĐT cịn phải chịu các rủi ro liên quan đến các chính sách của Chính phủ, như: những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lãi suất, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong CTCP của các NĐT chiến lược, các NĐTNN; chính sách xuất nhập khẩu, độc quyền hoặc các quan hệ quốc tế song phương, đa phương...

Rất nhiều lần các nhà đầu tư bị chới với vì những chính sách bị thay đổi đột ngột. Chỉ có 3.4% 20các nhà đầu tư cho là khơng có rủi ro khi có sự thay đổi từ cơ chế, chính sách đến đầu tư chứng khoán và cùng với ý kiến này đối với nhân viên

cơng ty chứng khốn là 10%21, cịn lại họ đều cho là sự thay đổi quá nhiều, quá đột ngột của chính sách là rủi ro hoạc rất rủi ro.

Tóm lại, sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý vào TTCK sẽ ngăn cản sự phát triển của thị trường, bởi nó làm tăng tính rủi ro hệ thống và NĐT sẽ “chùn chân” khi cân nhắc việc tham gia vào thị trường.

2.2.1.3 Rủi ro từ lạm phát

Khi phân tích nền kinh tế nói chung để đi tới quyết định đầu tư vào TTCK, nhất thiết phải xem xét đến lãi suất, yếu tố cơ bản quyết định việc đầu tư. Bên cạnh đó, yếu tố lạm phát cũng đóng vai trị khơng kém vì nó dẫn đến sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Lãi suất hiểu đơn giản là cái giá mà người đi vay phải trả cho người có tiền cho vay.

Lạm phát là sự mất đi sức mua hay giá trị nội tại của một loại bản tệ (ở đây là đồng Việt Nam). Lãi suất thực của tiền tiết kiệm - hiệu số giữa lãi suất danh nghĩa và mức lạm phát - trở nên giá trị âm. Hơn nữa, sự thay đổi không mong đợi của tỷ lệ lạm phát sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới doanh nghiệp. Do lãi suất là yếu tố cơ bản quyết định việc đầu tư, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ mối quan hệ giữa lãi suất và giá chứng khoán

Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu: đây là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau. Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền. Khi lãi suất thị trường càng cao thì các dịng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ. Vì vậy, khi lãi suất cao, giá trái phiếu thấp có thể là một cơ hội tốt để mua vào trái phiếu.

Khi kinh tế phát triển mà khơng có lạm phát lớn thì trái phiếu dài hạn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp số một của cổ phiếu. Lãi suất cao thu hút dân chúng đầu tư vào trái phiếu, kể cả tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vì đó là những bến đậu an toàn cho đồng vốn.

Ở mức lãi suất thấp, tiền tiết kiệm được đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn, tính thanh khoản tăng cao làm TTCK phát triển. Lạm phát thuần túy (lạm phát ngầm) khơng nguy hiểm cho TTCK vì tiền mua cổ phiếu thực chất là đầu tư vào hiện vật.

Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu: đây là mối quan hệ khơng trực tiếp và khơng hồn tồn diễn ra theo một chiều. Lý do ở chỗ, dòng tiền thu nhập của cổ phiếu không cố định như của trái phiếu, mà chúng có thể thay đổi cùng với lãi suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn thay đổi của lãi suất.

- Lãi suất tăng - giá cổ phiếu ổn định hoặc tăng: xảy ra khi giá hàng hóa bán ra của các cơng ty có thể tăng, dẫn đến thu nhập của cơng ty tăng lên cùng với lạm phát do chi phí đầu vào tăng. Do vậy, giá cổ phiếu trong trường hợp này có thể giữ ổn định vì lãi suất chiết khấu tăng và dòng thu nhập tăng bù đắp được cho nhau.

- Lãi suất tăng - giá cổ phiếu giảm: xảy ra khi các dòng thu nhập tương lai của công ty tăng không nhiều hoặc thậm chí giảm, vì trước đó cơng ty phải huy động vốn với lãi suất cao, đến khi hàng hóa được sản xuất và bán ra thì lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, trong khi sức mua lại có hạn, thu nhập của cơng ty giảm sút, cơng ty khơng có khả năng tăng giá hàng hóa để bù lại mức lạm phát. Khi lãi suất giảm thì cũng có thể xảy ra các khả năng tương tự.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường là quan hệ ngược chiều, nhất là trong giai đoạn ngắn hạn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Nếu chỉ xét trong mối tương quan giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu thì trên thực tế, thơng thường quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là mối quan hệ ngược chiều. Điều này có thể lý giải như sau: khi dự đoán lãi suất thị trường tăng, tức là giá trái phiếu sẽ giảm, thì người đầu tư có xu hướng chuyển từ cổ phiếu sang mua trái phiếu và làm cho giá cổ phiếu giảm.

Đây là loại rủi ro rất dễ nhận biết, dễ nhận thấy sự tác động của nó nhất. Do đó, khi được hỏi về những rủi ro thường gặp thì tất cả các nhà đầu tư và nhân viên của

các cơng ty chứng khốn trong cuộc khảo sát đều cho rằng lạm phát là rủi ro (83.8%22 và 87.5%23) và rất rủi ro (16.2% và 12.5%).

2.2.2 Rủi ro không hệ thống

2.2.2.1.Rủi ro đến từ các tổ chức phát hành chứng khoán

Trong thời gian qua, có một hiện tượng trên TTCK Việt Nam là việc các công ty đua nhau tăng vốn, tăng phát hành CP. Việc mở rộng qui mô và lĩnh vực kinh doanh bằng việc phát hành CP không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc tự động mang lại những khoản lợi nhuận lớn như kỳ vọng của cả DN lẫn NĐT trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Đặc biệt, rủi ro sẽ càng cao nếu công ty phát hành CP không chuẩn bị kỹ những phương án về nhân sự và tổ chức SXKD thích ứng với phần vốn huy động thêm. Và khi đó, DN có khả năng gặp phải những khó khăn lớn về trả lợi tức (nhất là duy trì mức lợi tức cao như trước khi phát hành bổ sung CP), thậm chí duy trì sự tồn tại của cơng ty. Điều này cũng có nghĩa là những rủi ro sẽ đến tức thời với những NĐT nắm trong tay CP của những cơng ty nói trên.

Trên thị trường OTC, khâu phát hành thường có nhiều rủi ro. Khi phát hành, tính cơng khai và bình đẳng giữa các cổ đơng thường khơng được bảo đảm. Biểu hiện của rủi ro này như người ta có thể áp dụng ưu đãi cho nhóm cổ đơng này mà khơng có ưu đãi cho nhóm cổ đơng kia; hoặc có thể gian lận do nhóm đặc quyền nào đó phát hành khống thêm cổ phiếu và bán để thu tiền

Thông tin là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động đầu tư CK. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì các DN đăng ký trên sàn UPCoM, ngồi việc phải cơng bố thơng tin bất thường và thông tin theo yêu cầu, sẽ chỉ phải thực hiện cơng bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán và báo cáo thường niên. Nếu so với nghĩa vụ của DN niêm yết thì nghĩa vụ cơng bố thông tin của DN trên sàn UPCoM đơn giản hơn, do họ không phải cơng bố báo cáo tài chính q. Cịn các cơng ty chưa tham gia vào UPCoM thì việc cơng bố thơng tin là khơng bắt buộc.

22Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 7c mức độ rủi ro do lạm phát

Về cơ bản, người ta tìm hiểu thông tin về một cổ phiếu theo kiểu “vợ của anh họ của chú của ông tôi đang làm việc tại cơng ty này nói rằng nên mua cổ phiếu này “. Nó chung, NĐT chỉ biết đầu tư theo tin đồn, chứ khơng có thơng tin nào đáng tin cậy trên thị trường OTC . Đây là hạn chế, cũng là một rủi ro rất lớn khi NĐT tham gia thị trường này.

Theo kết quả của cuộc khảo sát thì có sự lệch pha trong cách đánh giá mức độ rủi ro đến từ các tổ chức phát hành: 31%23 các nhà đầu tư đánh giá ở mức rất rủi ro trong khi các nhân viên làm việc ở cơng ty chứng khốn thì chỉ đồng tình ở mức 15%24. Ngồi ra, có 6.8% các nhà đầu tư cho là khơng có rủi ro và 22.5% các nhân viên cơng ty chứng khốn có cùng sự đánh giá đó. Kết quả khảo sát đã phản ánh rằng, các nhà đầu tư vì chưa tìm hiểu kỹ hoặc khơng biết rõ về các tổ chức phát hành, nên họ thường xuyên gặp rủi ro hơn, trong khi các nhân viên cơng ty chứng khốn thì ít gặp rủi ro này hơn.

2.2.2.2. Rủi ro đến từ thông tin thị trường

Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của NĐT lại đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, tồn diện, cập nhật và chính xác của các thơng tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư CK. Nói cách khác, rủi ro trong đầu tư CK có nguồn gốc từ số lượng và chất lượng thông tin mà NĐT cần làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư. Rủi ro ln rình rập mọi lúc, mọi nơi và NĐT phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ khi khơng nắm được các thơng tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng CK và tình hình thị trường. Một thơng tin đến chậm hoặc bị cắt xén, khơng chính xác về hoạt động kinh doanh của cơng ty phát hành CP, về môi trường pháp lý và về các NĐT khác trên cùng “sân chơi” hoặc đơn giản là về tình hình thời tiết hay dịch bệnh nào đó… đều có thể gây ra thiệt hại khơn lường cho NĐT.

23Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhà đầu tư – câu 7d mức độ rủi ro đến từ các tổ chức phát hành chứng khoán 24Phụ lục 3. Kết quả khảo sát các nhân viên công ty CK – câu 8d mức độ rủi ro đến từ các tổ chức phát hành CK

Nắm được thông tin luôn là lợi thế kinh doanh trên TTCK. Hiện nay, khơng ít các NĐT vẫn thiếu kỹ năng tìm kiếm và phân tích thơng tin. Tuy nhiên, điều đáng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 57)