Những chặng đƣờng phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) của công ty viễn thông liên tỉnh (VTN) đến năm 2020 (Trang 60 - 61)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2 Những chặng đƣờng phát triển

Giai đoạn 1990-1995: Trong giai đoạn này, Công ty VTN đã phục vụ Ngành Bưu điện thực hiện chủ trương chuyển mạnh từ viễn thông công nghệ tương tự (analog) sang viễn thông công nghệ số (digital) cả về truyền dẫn và chuyển mạch, phục vụ đẩy nhanh việc thử nghiệm thông tin di động và thực hiện chỉ đạo chiến lược của Ngành trong chiến lược tăng tốc qua các giai đoạn.

Giai đoạn 1996-2001: Năm 1996 tuyến cáp quang trục Bắc-Nam từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh có dung lượng 2,5 Gbit/s sử dụng cơng nghệ truyền dẫn SDH được hoàn thành và đưa vào khai thác. Một xa lộ thông tin quốc gia với dung lượng đường truyền lớn trên 30.000 kênh thoại được hình thành, đủ sức chuyển tải hàng chục triệu phút đàm thoại đường dài mỗi ngày. Đồng thời, một hệ thống mạch vòng cáp quang có cự ly dài nhất trong khu vực đã được xây dựng với 04 mạch vịng chính giữa tuyến trục cáp quang quốc lộ 1A và tuyến trục cáp quang trên đường truyền tải điện 500kV.

Giai đoạn 2001-2005: Nhiệm vụ lớn trong đầu tư phát triển mạng lưới giai đoạn 2001-2005 là tiếp tục thực hiện cáp quang hóa mạng viễn thơng liên tỉnh kết hợp với mở rộng nâng cấp một số tuyến viba dung lượng lớn ở từng khu vực.

Mở rộng đường truyền trục chính Bắc-Nam với những đầu tư đồng bộ, sắp xếp và nâng cấp chất lượng tuyến trục cáp quang 2,5 Gbit/s Hà Nội-TP Hồ Chí Minh, cáp quang đường Hồ Chí Minh, tăng dung lượng đường truyền cáp quang trục Bắc-Nam lên 8 lần từ 2,5 Gbit/s lên 20 Gbit/s.

Giai đoạn 2006-nay: Thực hiện nâng cấp tuyến trục Bắc- Nam với công nghệ

DWDM lên 20 Gbit/s, rồi 40 Gbit/s, 80 Gbit/s và tới 120 Gbit/s. Xây dựng mạng trục Bắc- Nam mới với dung lượng 240 Gbit/s để thực sự đảm bảo thông tin cho Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh dọc quốc lộ 1và Tây Nguyên, đáp ứng cho nhu cầu truyền dẫn trước mắt đến 2015, nhu cầu truyền dẫn phục vụ cho các dịch vụ viễn thông băng rộng của Tập đoàn và nhu cầu dung lượng viễn thông cho các doanh nghiệp khác.

48

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) của công ty viễn thông liên tỉnh (VTN) đến năm 2020 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)