1.5 Phương thức tín dụng chứng từ (TDCT)
1.5.2 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của phương thức TDCT
1.5.2.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ (cịn gọi là phương thức thanh tốn bằng thư tín dụng) là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác chi trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng thư tín dụng hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người hưởng đã thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định trong thư tín dụng bằng việc xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản, điều kiện quy định trong thư tín dụng.
Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là một chứng thư (điện hoặc thư),
trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với nội dung L/C.
Như vậy thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng của phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ. Nếu khơng mở được thư tín dụng thì phương thức thanh tốn này cũng khơng thể được xác lập và nhà xuất khẩu sẽ không thể giao hàng cho nhà nhập khẩu.
Ngoài ra, bên nhập khẩu cịn sử dụng thư tín dụng để cụ thể hóa, chi tiết hóa hoặc để bổ sung đầy đủ hơn vào điều khoản của hợp đồng mua bán và cũng có thể đính chính, sửa chữa những nội dung sơ hở trong hợp đồng ngoại thương.
1.5.2.2 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ
Thư tín dụng (L/C) là văn bản chi phối tồn bộ quy trình thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ, chỉ ra các ngân hàng tham gia, thời gian gửi hàng, vận chuyển hàng, thời hạn hiệu lực, thời gian thanh toán,..
Trong phương thức tín dụng chứng từ, tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch bằng chứng từ, không giao dịch bằng hàng hóa, các dịch vụ và/ hoặc các cơng việc khác mà chứng từ đó có thể liên quan.
Thư tín dụng là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng thương mại được ký giữa người mua và người bán dù hợp đồng này làm cơ sở cho thư tín dụng. Ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả khi trong thư tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế. Vì vậy L/C trở thành căn cứ pháp lý để thanh toán và xử lý tranh chấp trong thanh tốn nếu có xảy ra. Đây chính là đặc điểm quan trọng nhất của L/C. Do đó, khi mở L/C, các điều khoản trong L/C phải được nhà nhập khẩu quy định vùa chặt chẽ vừa phù hợp với hợp đồng thương mại đã ký, vừa đảm bảo tối đa quyền lợi cho mình. Ngược lại, nhà xuất khẩu (người thụ hưởng L/C) khi nhận được L/C do ngân hàng thông báo gửi đến, cần kiểm tra thật kỹ các điều kiện mà đối tác yêu cầu, nếu thấy không phù hợp với hợp đồng thương mại hay không thể đáp ứng thì lập tức yêu cầu nhà nhập khẩu tu chỉnh L/C để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình.
1.5.2.3 Vai trị của phương thức tín dụng chứng từ
Theo phương thức tín dụng chứng từ, quyền lợi của hai bên đều được bảo đảm, nếu người bán giao hàng và xuất trình chứng từ phù hợp với quy định của thư tín dụng thì chắc chắn sẽ nhận được tiền, người mua thanh toán tiền và nhận được hàng hóa như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Cam kết thanh tốn khơng phải từ người mua mà từ ngân hàng nên khá chắc chắn. Người bán không phải quan tâm nhiều đến khả năng thanh tốn của tổ chức tín dụng đó. Nếu thấy uy tín của tổ chức tín dụng đó vẫn chưa đảm bảo, người bán có thể yêu cầu có thêm một ngân hàng khác xác nhận thư tín dụng, làm tăng thêm mức độ bảo đảm trong thanh toán.
1.5.3 Cơ sở pháp lý của thanh tốn tín dụng chứng từ.
Giao dịch tín dụng chứng từ địi hỏi phải có cơ sở pháp lý để các ngân hàng thực hiện. Văn bản thể hiện đầy đủ thông lệ và tập quán quốc tế và được các NHTM trên thế giới chấp nhận và áp dụng là Quy tắc và Thực hành Thống nhất tín dụng chứng từ (UCP) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
UCP500 và UCP600 (Uniform customs and practice for documentary
credits): Sau bảy lần sửa đổi nhằm hoàn hiện đầy đủ các quy tắc, ngày 25/10/2006 ICC đã cơng bố UCP600 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2007. UCP là một văn bản quốc tế khơng mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Do đó nếu áp dụng UCP thì phải dẫn chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình. Đến nay đã có hơn 160 nước trên thế giới công nhận và tuyên bố áp dụng UCP. Điều lưu ý là phiên bản ra đời sau không phủ định các phiên bản trước đó, cho nên đều có giá trị thực hành trong thanh toán quốc tế.
eUCP (the Supplement to the Uniform Customs and Practice for
Documentary Credits for electronic presentation) xuất bản 01/2002 áp dụng cho xuất trình chứng từ điện tử theo L/C. eUCP có 12 điều khoản.
ISBP 681 (The International Standard Banking Practices for
Examination of Documents under Documentary Credits - Thực hành nghiệp vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, được ICC phát hành tháng 04/2007 có hiệu lực cùng thời điểm với UCP600.
INCOTERMS (International commercial terms): Các điều kiện thương
mại quốc tế, được viết tắt bằng ba chữ cái, thể hiện tập quán giao dịch giữa các doanh nghiệp trong các hợp đồng mua bán hàng hóa. Incoterms mơ tả các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro trong q trình hàng hóa được giao từ người bán sang người mua. Các Incoterms được áp dụng hiện nay là INCOTERMS 2000 và INCOTERMS 2010.
1.5.4 Khái niệm, nội dung và phân loại thư tín dụng 1.5.4.1 Khái niệm Thư tín dụng. 1.5.4.1 Khái niệm Thư tín dụng.
Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là một chứng thư (điện hoặc thư),
trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với nội dung L/C.
1.5.4.2 Nội dung thư tín dụng.
Thư tín dụng thơng thường chứa đựng những nội dung cơ bản sau: a) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C:
+ Số hiệu L/C: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C. Số hiệu của L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C, đặc biệt là tham chiếu khi lập hối phiếu đòi tiền.
+ Địa điểm mở L/C: Là nơi ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Địa điểm này liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng giải quyết mâu thuẫn nếu có.
+ Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh hiệu lực về sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người thụ hưởng. Ngày mở L/C cịn có ý nghĩa như là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng thời hạn như trong hợp đồng không.
b) Loại thư tín dụng:
Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan tới thư tín dụng cũng rất khác nhau. Do đó, khi mở thư tín dụng, người có nhu cầu cần phải xác định cụ thể loại thư tín dụng nào cần mở.
c) Tên, địa chỉ của những người liên quan:
Những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ bao gồm người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi L/C, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C cần được chỉ rõ ràng tên và địa chỉ trong thư tín dụng.
d) Số tiền của thư tín dụng:
Số tiền của thư tín dụng là một nội dung rất quan trọng được quy định rất chặt chẽ, thể hiện qua việc phải ghi bằng số, và bằng chữ thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, cụ thể, không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối có thể gây khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là dựa vào cách ghi số lượng mà ghi số tiền cho hợp lý, nếu số lượng có thể ghi chính xác thì số tiền ghi chính xác, nếu khơng thì ghi dung sai cho phép. Theo điều 30 UCP600 thì các từ “vào khoảng”, “xấp xỉ”, “độ chừng” hoặc các từ tương đương được hiểu là dung sai cho phép +/- 10%.
e) Thời hạn hiệu lực của L/C:
Thời hạn hiệu lực là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh tốn trong thời hạn đó và phù hợp với những điều khoản đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.
Thời hạn hiệu lực của L/C kéo dài quá thì nhà nhập khẩu bị đọng vốn, nhà xuất khẩu có lợi và có thời gian rộng rãi hơn cho việc lập và xuất trình chứng từ thanh tốn. Ngược lại, thời gian hiệu lực của L/C ngắn quá thì tránh ứ đọng vốn cho nhà nhập khẩu nhưng lại gây khó khăn cho nhà xuất khẩu trong việc lập và xuất trình chứng từ thanh tốn vì thời gian q eo hẹp. Vì vậy cần phải xác định một thời hạn hiệu lực của L/C hợp lý vừa tránh ứ đọng vốn cho nhà nhập khẩu vừa khơng gây khó khăn trong việc xuất trình chứng từ thanh tốn của nhà xuất khẩu. Việc xác định này cần thỏa mãn các nguyên
tắc sau:
Thứ nhất, ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hiệu lực của L/C. Trong thực tế, việc “L/C quy định ngày giao hàng trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C” vẫn xảy ra và nhà xuất khẩu vẫn có thể đáp ứng yêu cầu này.
Thứ hai, ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng với ngày giao hàng. Thời gian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng số của số ngày cần có để thơng báo L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho nhà nhập khẩu nếu mặt hàng xuất phức tạp, phải chở từ xa để ra đến cảng và phải chế biến trước khi giao. Nếu giao hàng vào mùa ẩm ướt thì số ngày chuẩn bị giao hàng phải nhiều, ngược lại nếu là sản phẩm cơng nghiệp thì khơng cần địi hỏi số ngày chuẩn bị quá lớn. Theo UCP600, nếu L/C không cấm giao hàng trước ngày mở L/C, các ngân hàng liên quan phải chấp nhận chứng từ (trong đó có B/L làm cơ sở xác định ngày giao hàng) phát hành trước ngày mở L/C và trên thực tế, chuyện này vẫn xảy ra tuy khơng thường xun.
Ngồi ra, ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.
f) Thời hạn trả tiền của L/C:
Thời hạn trả tiền có liên quan tới việc trả tiền ngay hay trả tiền sau, tùy thuộc vào hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc có thể nằm ngồi thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả chậm). Trong trường hợp này phải lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.
g) Thời hạn giao hàng:
thương mại. Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời hạn giao hàng một số ngày thì đương nhiên ngân hàng mở thư tín dụng cũng phải hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm tương ứng. Trong thực tế có nhiều trường hợp gia hạn thời hạn giao hàng nhưng giữ nguyên thời hạn hiệu lực.
h) Điều khoản về hàng hóa:
Điều khoản về hàng hóa chỉ ra những quy định liên quan đến hàng hóa, bao gồm tên hàng, số lượng và trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký hiệu, ….
i) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa:
Điều kiện giao hàng (FOB,CIF,C&F…), nơi gửi hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng… được ghi vào L/C. Thông thường điều kiện giao hàng tuỳ thuộc vào khả năng cung ứng của nhà xuất khẩu, khả năng nhận của nhà nhập khẩu, khả năng vận chuyển của phương tiện vận tải, hàng hóa phải được giao trên boong tàu. Nếu nhận thấy những điều kiện giao hàng trong L/C không thể thực hiện được thì nhà xuất khẩu có thể đề nghị điều chỉnh L/C.
Các bên thường chọn điều kiện chuẩn theo Incoterms và phải chỉ rõ là Incoterms 1990, 2000 hay 2010.
j) Các chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình:
Yêu cầu về việc lập và xuất trình các loại chứng từ cần phải được nêu cụ thể và chặt chẽ trong L/C, xuất phát từ đặc điểm của hàng hóa, của phương tức vận tải, của công tác thanh tốn và tín dụng, của tính chất hợp đồng và các nguồn pháp lý có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó.
Cam kết của ngân hàng mở L/C là nội dung cuối cùng của L/C, ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng L/C này. Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C trong các mẫu L/C đều giống nhau.
l) Những điều kiện đặc biệt khác:
Những điều kiện khác có thể liệt kê như phí ngân hàng được tính cho bên nào, điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số UCP áp dụng….
m) Chữ ký của ngân hàng mở L/C:
L/C thực chất là một khế ước dân sự. Do vậy người ký L/C cũng phải là người có năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện một quan hệ pháp luật. Nếu gửi bằng telex, swift thì khơng có chữ ký, chỉ căn cứ vào mã khóa (testkey) của L/C.
1.5.4.3 Phân loại thư tín dụng.
(i) Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang:
Là một loại thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, khơng có quyền tự ý sửa đổi hay huỷ bỏ thư tín dụng đó. Loại L/C không thể huỷ ngang bảo đảm quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Nếu L/C không ghi rõ thì mặc định là khơng thể huỷ ngang.
(ii) Thư tín dụng khơng huỷ ngang có xác nhận:
Là loại thư tín dụng khơng huỷ ngang và được một ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C, tức là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nếu như ngân hàng mở thư tín dụng khơng trả tiền được. Với L/C này quyền lợi của nhà xuất khẩu được đảm bảo hơn. Khi nhà xuất khẩu khơng hồn tồn tin tưởng vào ngân hàng mở L/C, đặc biệt khi giá trị L/C tương đối lớn, để đảm bảo, có khi ngân hàng xác nhận yêu cầu
ngân hàng mở L/C phải ký quỹ trước (có trường hợp phải ký quỹ 100% giá trị L/C) và phải trả phí cho ngân hàng xác nhận. Thông thường ngân hàng