Đánh giá thực trạng về khả năng cạnh tranh của Vietcombank Vũng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh vũng tàu (Trang 66 - 71)

2.4 Tình hình hoạt động thanh tốn quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tạ

2.4.4.1 Đánh giá thực trạng về khả năng cạnh tranh của Vietcombank Vũng

Vũng Tàu trên địa bàn.

(1) Vị trí địa lý của chi nhánh và các PGD so với các đối thủ.

Vị trí địa lý của chi nhánh và các Phịng giao dịch.

Vietcombank Vũng Tàu hiện có 01 trụ sở chính, 01 quỹ tiết kiệm và 02 phòng giao dịch đặt tại trung tâm Thành phố Vũng Tàu (diện tích 140km2 với dân số khoảng 300.000 người), 01 phòng giao dịch ở Thành phố Bà Rịa và 01 phòng giao dịch ở thị trấn Phú Mỹ - huyện Tân Thành.

Trụ sở chính của Chi Nhánh (27 Trần Hưng Đạo, phường 1, Thành phố Vũng Tàu) nằm ngay trên trục đuờng chính của Thành phố Vũng Tàu, xung quanh chi nhánh là trụ sở chính và phòng giao dịch của các NHTM khác. Trụ sở của chi nhánh đã được xây dựng từ năm 1982 nên đã xuống cấp, chật hẹp và quá tải trong khi trụ sở chính của các đối thủ mới được xây dựng hoặc chỉnh trang lại nên rộng rãi và khang trang hơn.

- Phòng giao dịch số 1 đặt tại 30 Phạm Hồng Thái, Phường 07, Thành phố Vũng Tàu: có lợi thế nằm gần Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro, cách khoảng 200 – 300m. Tuy nhiên, diện tích của phịng giao dịch nhỏ và vị trí bị khuất so với mặt tiền đường nên khó nhìn thấy.

- Phịng giao dịch Lê Lợi: được đưa vào hoạt động từ tháng 8 năm 2010, diện tích rộng rãi, cơ sở mới, khang trang, dễ nhìn thấy, nằm trên trục đường chính của Thành phố Vũng Tàu nên thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.

- Phòng giao dịch số 2: đặt tại 01 Lý Thường Kiệt - Thành phố Bà Rịa. Đây là vị trí trung tâm của Thành phố Bà Rịa, trong tương lai tập hợp toàn bộ các đơn vị hành chính của tỉnh.

- Phịng giao dịch số 3 đặt tại trung tâm thương mại Tân Thành, thị trấn Phú Mỹ: Phịng đặt ở vị trí đẹp, gần chợ, khu công nghiệp, Ủy ban, trung tâm thương mại. Phần lớn Khu công nghiệp của tỉnh tập trung ở khu vực này là một lợi thế. Tuy nhiên, cấp độ phòng giao dịch chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong khi các NH khác đã mở chi nhánh tại địa bàn này.

So sánh với các đối thủ

Tính đến 31/12/2011, trên tồn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có mặt hơn 40 Ngân hàng thương mại với hơn 100 điểm giao dịch, hầu hết trụ sở, văn phịng đều ở vị trí rất đẹp, cơ sở bề thế, hiện đại, rộng rãi. Mạng lưới 01 chi nhánh và 04 phòng giao dịch của Vietcombank Vũng Tàu là quá mỏng, cơ sở làm việc hầu hết chật, hẹp, cũ kỹ, không tương xứng với thương hiệu và không đạt yêu cầu phục vụ khách hàng hiện tại, chưa kể đến thu hút thêm khách hàng mới. Đây khơng chỉ là tình trạng riêng của Vietcombank Vũng Tàu, mà cịn là tình trạng phổ biến của hầu hết các chi nhánh Vietcombank so với các NH thương mại khác.

(2) Các kênh phân phối sản phẩm

Hiện nay, Vietcombank Vũng Tàu vẫn sử dụng kênh phân phối sản phẩm truyền thống là bán hàng trực tiếp cũng như các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Việc bán hàng cũng chưa chủ động tiếp cận khách hàng.

Hoạt động marketing, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chưa chuyên nghiệp và có hệ thống, chủ yếu chỉ là giới thiệu với khách hàng cũ, khách quen, chưa chủ động tìm kiếm khách mới. Các tờ rơi quảng cáo về sản phẩm dịch vụ của chi nhánh chỉ được đặt tại quầy giao dịch mà chưa trao tận tay khách hàng trong khi các NH khác phát tờ rơi quảng cáo đến tận hộ gia đình, gửi tin nhắn đến các từng khách hàng. Chi nhánh có lợi thế là tập trung lượng lớn tài khoản đơn vị kinh tế và cá nhân với mạng lưới ATM khá dày, phân bố đều trên địa bàn, thuận lợi cho khách hàng sử dụng. Tuy nhiên, mạng lưới phòng

giao dịch của chi nhánh cịn ít và thưa, chỉ hoạt động trong giờ hành chính. Chi nhánh chỉ mới thu chi tiền mặt tại một vài đơn vị lớn, chưa thực hiện đối với khách hàng cá nhân.

Kênh thanh toán điện tử VCB i-banking được rất nhiều khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao. Tuy nhiên các đối tác kết nối thanh tốn cịn ít, cần mở rộng hơn.

(3) Đánh giá tương quan so sánh giữa Vietcombank Vũng Tàu với các đối thủ cạnh tranh

+ Lợi thế phát triển:

Theo đánh giá của nhiều khách hàng tổ chức và cá nhân trên địa bàn, thương hiệu Vietcombank có những lợi thế sau:

- Được đánh giá là thương hiệu mạnh, có uy tín, an tồn được khách hàng tin tưởng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.

- Cán bộ xử lý nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn so với các ngân hàng khác. - Công nghệ Vietcombank được nhiều người công nhận là hiện đại, cung ứng nhiều tiện ích cho khách hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thanh tốn trong và ngồi nước, lĩnh vực thẻ, SMS banking, i-banking, VCB money...

- Mạng lưới ATM khá dày và phân bố đều trên địa bàn tỉnh, tập trung ở những khu dân cư, khu công nghiệp, mua sắm,…. tạo thuận lợi cho việc rút và chuyển tiền nên thu hút được nhiều khách hàng giao dịch.

- Nhiều doanh nghiệp lớn truyền thống nên có thể cung ứng được nhiều dịch vụ ngân hàng để phát triển cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân (thẻ, tiền gửi, thanh tốn quốc tế, tín dụng,…)

- Nguồn vốn dồi dào, chi phí thấp, tính cam kết cao: Đáp ứng được nhu cầu tín dụng và ngoại tệ thanh toán quốc tế của khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về vốn và ngoại tệ. Lãi suất cho

vay khá cạnh tranh (doanh nghiệp: 13.5-15.5%, cá nhân: 10-15%), đặc biệt hiện nay khi lãi suất các ngân hàng cổ phần rất cao, trung bình 15-20%.

Dù hầu hết doanh nghiệp và cá nhân đều thừa nhận cơng nghệ hiện đại, tính chuyên nghiệp và thương hiệu của Vietcombank song thị phần của chi nhánh vẫn bị san sẻ khá nhiều cho các NHTM khác do vướng mắc về cơ chế khiến Vietcombank Vũng Tàu khó xử lý như lãi suất vượt trần, tỷ giá, mua bán ngoại tệ vượt biên độ... Thị phần khách hàng doanh nghiệp giảm sút mạnh, khách hàng cá nhân vẫn tăng trưởng tốt, lượng khách giao dịch tại chi nhánh vẫn vượt trội so với các ngân hàng khác, tuy về lâu dài nếu khơng cải tiến hình thức cùng những vướng mắc về lãi suất, sẽ có nguy cơ mất khách hàng cá nhân.

+ Các mặt nghiệp vụ:

Về huy động vốn:

- Chỉ đạo hậu thuẫn từ Tập đồn dầu khí Việt Nam đã làm dịch chuyển một lượng vốn lớn theo các doanh nghiệp dầu khí sang Ngân hàng Đại dương. Thị phần huy động vốn quy VND tại chi nhánh giảm liên tục. Năm 2009 giảm 45,24%, năm 2010 giảm 19,48% và năm 2011 giảm 11,64%. Tính đến 31/12/2011, tổng vốn huy động quy VND của Vietcombank Vũng Tàu chiếm 24.30% thị phần toàn địa bàn và chiếm 33% trong tổng số 04 NHTMCP có gốc Nhà nước.

- Bên cạnh sự sụt giảm của nguồn vốn doanh nghiệp, vốn huy động từ dân cư tại Chi nhánh khá ổn định và tăng đều qua các năm. So với các NHTM khác cùng địa bàn, thị phần huy động vốn từ dân cư tăng từ 6.5% năm 2009 lên 8.4% năm 2010.

Về tín dụng:

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp nặng với nhiều ngành mũi nhọn như công nghiệp chế biến dầu, khí,

cảng biển, luyện thép, điện.... Cho vay dự án nhiều vốn là thế mạnh của Vietcombank Vũng Tàu, chiếm tỷ lệ 76% trong tổng dư nợ cho các doanh nghiệp lớn về dầu khí, thép, điện, sản xuất vật liệu xây dựng, hạ tầng, điện nước.... Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay thể nhân chỉ chiếm 24% trên tổng dư nợ. Dù tín dụng cá nhân và tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được chi nhánh đẩy mạnh trong những năm gần đây, số khách hàng và hồ sơ vay vốn được giải quyết hàng tháng luôn rất lớn nhưng tỷ trọng dư nợ tăng lên không đáng kể so với dự án lớn của các ngành công nghiệp nặng.

Về thanh toán:

Thanh toán nội địa

Hiện nay, chi nhánh đang quản lý 99,718 tài khoản cá nhân có số dư 862 tỷ đồng không kỳ hạn và 1,298 tỷ đồng có kỳ hạn và tiết kiệm; 1,500 tài khoản của tổ chức kinh tế với số dư 5,185 tỷ đồng (số liệu đến 31/12/2011), trong đó có 185 doanh nghiệp nhà nước, 165 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, 960 Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, 130 doanh nghiệp tư nhân,...

Doanh số thanh toán của tổ chức kinh tế chiếm 80% tổng doanh số thanh toán. Dịch vụ thanh tốn trong nước của Vietcombank nói chung được khách hàng đánh giá rất cao nhờ cơng nghệ hiện đại, tính nhanh chóng, tiện lợi...

Thanh toán quốc tế

- Hàng tháng Chi nhánh thực hiện khoảng 350 giao dịch chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng cá nhân, trong đó chủ yếu của chuyên gia Nga chuyển về cho thân nhân (năm 2011 đạt khoảng 15 triệu USD) và chuyển tiền cho du học sinh (đat 1 triệu USD năm 2011)

- Hiện có khoảng 70 đơn vị kinh tế thường xuyên thanh toán XNK qua Chi nhánh, chủ yếu là các Doanh nghiệp dầu khí và thủy hải sản.

Tiêu chí xác định khách hàng VIP ở từng ngân hàng rất khác nhau nên khó đánh giá. Hầu hết các NHTMCP trên địa bàn rất ít khách nên đa phần khách hàng được chăm sóc tận tình hơn khi đến với Vietcombank. Khách hàng chỉ cần có số dư tiền gửi 1-2 tỷ đồng /đơn vị đã được các NHTMCP đưa đón, phục vụ thu, chi tiền tại nhà, quà tặng... nhưng với Vietcombank Vũng Tàu thì khơng thể làm tương tự khi có rất nhiều khách hàng đạt tiêu chí này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh vũng tàu (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)