1.5 Phương thức tín dụng chứng từ (TDCT)
1.5.3 Cơ sở pháp lý của thanh tốn tín dụng chứng từ
Giao dịch tín dụng chứng từ địi hỏi phải có cơ sở pháp lý để các ngân hàng thực hiện. Văn bản thể hiện đầy đủ thông lệ và tập quán quốc tế và được các NHTM trên thế giới chấp nhận và áp dụng là Quy tắc và Thực hành Thống nhất tín dụng chứng từ (UCP) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
UCP500 và UCP600 (Uniform customs and practice for documentary
credits): Sau bảy lần sửa đổi nhằm hoàn hiện đầy đủ các quy tắc, ngày 25/10/2006 ICC đã cơng bố UCP600 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2007. UCP là một văn bản quốc tế khơng mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Do đó nếu áp dụng UCP thì phải dẫn chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình. Đến nay đã có hơn 160 nước trên thế giới công nhận và tuyên bố áp dụng UCP. Điều lưu ý là phiên bản ra đời sau khơng phủ định các phiên bản trước đó, cho nên đều có giá trị thực hành trong thanh tốn quốc tế.
eUCP (the Supplement to the Uniform Customs and Practice for
Documentary Credits for electronic presentation) xuất bản 01/2002 áp dụng cho xuất trình chứng từ điện tử theo L/C. eUCP có 12 điều khoản.
ISBP 681 (The International Standard Banking Practices for
Examination of Documents under Documentary Credits - Thực hành nghiệp vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, được ICC phát hành tháng 04/2007 có hiệu lực cùng thời điểm với UCP600.
INCOTERMS (International commercial terms): Các điều kiện thương
mại quốc tế, được viết tắt bằng ba chữ cái, thể hiện tập quán giao dịch giữa các doanh nghiệp trong các hợp đồng mua bán hàng hóa. Incoterms mơ tả các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro trong q trình hàng hóa được giao từ người bán sang người mua. Các Incoterms được áp dụng hiện nay là INCOTERMS 2000 và INCOTERMS 2010.