Quá trình kiểm tra và đánh giá chiến lược bắt đầu từ việc nhận thức sự phù hợp của phương án, chiến lược đã chọn với môi trường kinh doanh và với các khả năng và nguồn lực. Nếu có sự thay đổi lớn trong hai nhóm yếu tố này (thực chất là khơng có sự phù hợp cần thiết giữa chiến lược và các nhóm nhân tố này) thì chấp nhận một sự điều chỉnh chiến lược. Nếu khơng có sự thay đổi lớn trong hai nhóm yếu tố này thì tiếp tục triển khai chiến lược theo các hướng đã định.
Cần nhấn mạnh rằng: việc phân tích mơi trường kinh doanh và nguồn lực được tiến hành cụ thể với tất cả các nhóm nhân tố và nguồn lực. Mặt khác, xác lập sự thay đổi trong các yếu tố môi trường và nguồn lực cần phải chú trọng cả theo chiều hướng tích cực và cả theo chiều hướng khơng tích cực, cả xu hướng lẫn mức độ thay đổi. Như vậy, công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược được tiến hành theo quá trình 4 bước sau:
• Bước 1: Xác định đối tượng, phạm vi và đánh giá chiến lược. Đối tượng và phạm vi kiểm tra có tác động chi phí để việc xác định nội dung, phương pháp và cả tiêu chuẩn kiểm tra. Nhận thức đúng đối tượng và xác định hợp lý phạm vi kiểm tra và đánh giá chiến lược là yếu tố cơ bản đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược.
• Bước 2: Xác định nội dung kiểm tra và đánh giá chiến lược. Về nguyên tắc, các nội dung kiểm tra và đánh giá chiến lược phải phù hợp với các yêu cầu cụ thể từng giai đoạn của q trình quản lý chiến lược. Nói cách khác, nội dung kiểm tra và đánh giá phải phù hợp với nội dung chiến lược và nội dung các kế hoạch thực thi chiến lược của doanh nghiệp.
• Bước 3: Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra. Trong quản trị chiến lược, các tiêu chuẩn kiểm tra vừa là căn cứ để tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá, vừa là cơ sở để xác lập hiệu quả của kết quả của công tác kiểm tra và đánh giá. Tiêu chuẩn kiểm tra không phải bất biến, chúng được xây dựng theo các nội dung kiểm tra, bám sát và thay đổi theo các giai đoạn quản lý chiến lược và các loại hình chiến lược, chương trình kế hoạch. Có hai loại tiêu chuẩn cần được xác định trong kiểm tra và
đánh giá chiến lược là: tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lượng. Số lượng và cơ cấu các tiêu chuẩn được sử dụng trong kiểm tra và đánh giá chiến lược phụ thuộc vào phạm vi và nội dung kiểm tra. Đến lượt nó, các tiêu chuẩn này lại quyết định kết quả và hiệu lực của công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược.
• Bước 4: Thực hiện kiểm tra và đánh giá chiến lược theo các tiêu chuẩn đã xây dựng và lựa chọn. Kết quả kiểm tra và đánh giá chiến lược là cơ sở quan trọng cho sự cần thiết phải điều chỉnh hoặc giữ nguyên hướng chiến lược đang triển khai (Ngô Kim Thanh-Lê Văn Tân, 2009, tr.337-339).