Quá trình hình thành và phát triển của P

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam đến năm 2015 (Trang 42 - 44)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học cơng nghệ nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng, Bảo hiểm Dầu khí đã ra đời là một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của bất kỳ một nhà đầu tư cũng như nhà thầu Dầu khí nào trước những rũi ro ln rình rập mà không thể lường trước được. Mặt khác, cũng do đặc điểm của ngành Dầu khí là một ngành cơng nghệ cao, không phải ai cũng dễ dàng nắm bắt được, nên hầu hết các Tập đồn, các cơng ty Dầu khí lớn trên thế giới đều thành lập một công ty bảo hiểm trực thuộc để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chính mình. Các cơng ty bảo hiểm này phải có đội ngũ cán bộ chun viên am hiểu về cơng nghệ kỹ thuật của ngành Dầu khí với trình độ cao.

Ở Việt Nam trước năm 1996, mặc dù hoạt động thăm dị và khai thác Dầu khí đã tiến hành được một thời gian khá dài, nhu cầu bảo hiểm là rất lớn vì các nhà thầu Dầu khí nước ngồi rất quan tâm vào lĩnh vực khai thác và chế biến dầu và họ sẽ không chấp nhận đầu tư nếu khơng có cơng ty bảo hiểm nào đứng ra nhận trách nhiệm bảo hiểm cho hoạt động của họ. Tuy nhiên, năng lực tài chính và kinh nghiệm của các cơng ty bảo hiểm ở Việt Nam chưa đáp ứng kịp, nên sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, các công ty này thường phải tái bảo hiểm hầu như toàn bộ hợp đồng ra nước ngoài. Do thế yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước (về uy tín, khả năng tài chính, kinh nghiệm bảo hiểm) làm cho hàng năm chúng ta mất một nguồn thu ngoại tệ rất lớn trong khi đang kêu gọi đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam (khoảng từ 15 triệu USD đến 17 triệu USD) điều đáng nói là dịch vụ bảo hiểm bị chuyển ra nước ngoài trong khi rủi ro và đối tượng bảo hiểm phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

Những lý do trên đã đặt ra một nhu cầu là phải thành lập một Cơng ty bảo hiểm của ngành Dầu khí chịu trách nhiệm bảo hiểm cho những dự án của ngành và nền kinh tế. Trên cơ sở Nghị định 38/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 1995 phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam và Nghị định 100/NĐ-CP ngày

18 tháng 12 năm 1993 về kinh doanh bảo hiểm, ngày 23 tháng 1 năm 1996 Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) đã ký Quyết định 12/QĐ/HĐBT thành lập Cơng ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Từ đây Bảo hiểm Dầu khí chính thức đi vào hoạt động với tư cách Công ty Bảo hiểm trực thuộc Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam.

• Năm 1996 thành lập Cơng ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam với vốn điều lệ 20 tỷ đồng (ban đầu là công ty nhà nước)

• Năm 1998 đạt doanh thu trên 100 tỷ;

• Thu xếp thành cơng các chương trình bảo hiểm lớn sau vụ khủng bố 11/09/2001 tại Mỹ;

• Năm 2001 doanh thu đạt xấp xỉ 200 tỷ đồng, được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

• Năm 2002 đạt doanh thu xấp xỉ 500 tỷ đồng. Thu xếp thành cơng chương trình Tái bảo hiểm năng lượng cố định với thị trường London. Được 02 tổ chức là DNV và Quacert cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được nhận cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” của Thủ tướng Chính phủ;

• Năm 2003 đạt doanh thu trên 500 tỷ đồng. Ngày 18/11/2003 Thủ tướng Chính phủ quyết định Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam là một trong 8 cơng ty thành viên 100% vốn của Petrovietnam quản lý;

• 2004 đạt doanh thu trên 600 tỷ đồng và nhận được Huân chương Lao động Hạng III;

• Năm 2005 đạt doanh thu trên 790 tỷ đồng (gấp đôi giai đoạn 1996-2000) và nhận được Giải thưởng Sao vàng đất Việt;

• Năm 2006 đạt doanh thu trên 1.300 tỷ đồng, là năm đầu tiên PVI vượt qua mốc 1.000 tỷ đồng doanh thu;

• Cuối năm 2006 tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp (theo Quyết định số 2486/QĐ-DKVN ngày 06/09/2006 của Chủ tịch HĐQT Tổng Cơng ty Dầu khí Việt Nam về việc Triển khai thực hiện cổ phần hóa Cơng ty Bảo hiểm Dấu khí). PVI đã thực hiện rất thành công và nộp về cho Nhà nước hơn 2.000 tỷ đồng;

• Tháng 3/2007: cổ phần hố và trở thành cơng ty cổ phần

• Tháng 8/2007: Niên yết trên Sở giao dịch Hà Nội

• Năm 2007 đạt doanh thu trên 2.000 tỷ đồng. Nhận được Giải thưởng Sao vàng đất Việt. Tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng;

• Năm 2008 đạt doanh thu trên 2.700 tỷ đồng. Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt;

• Năm 2009 vượt qua mốc Doanh thu 3.000 tỷ đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu của năm là 3.566 tỷ đồng. Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt. Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng II;

• Năm 2010 được tổ chức xếp hạng tín nhiệm tồn cầu A.M. Best xếp hạng năng lực tài chính ở mức B+ (Tốt) và mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành ở mức “bbb-“ cho PVI. Vinh dự nhận giải thưởng “DN Bảo hiểm của năm 2010” do tạp chí World Finance trao tặng. Đoạt giải thưởng "Sao Vàng đất Việt 2010" năm thứ tư liên tiếp và được xếp trong danh sách Top100 Thương hiệu Việt Nam;

• Năm 2010 vượt qua mốc Doanh thu 4.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 1.600 tỷ đồng. PVI đã chính thức ký hợp đồng mua bán cổ phần chiến lược và hợp tác chiến lược với Quỹ đầu tư Oman (OIF). Tiến hành thành công Đại hội Đại biểu Đảng Bộ, Cơng Đồn và Đoàn Thanh niên PVI.

Như vậy, qua các mốc thời gian đã thấy được sự phát triển vượt bậc của PVI trong suốt quá trình kể từ những ngày đầu thành lập đến năm 2010, và để tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới thì Cơng ty sẽ phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam đến năm 2015 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w