Chương 1 : TỔNG QUAN
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐAU LÊN CÁC HỆ THỐNG CƠ QUAN
1.3.2. Ảnh hưởng trên hô hấp
Tỷ lệ tai biến và tử vong sau chấn thương và phẫu thuật lớn có liên quan chặt chẽ đến những rối loạn tại hệ thống hô hấp. Ở giai đoạn sau mổ
chức năng hô hấp bị suy giảm rõ rệt, đặc biệt là với phẫu thuật bụng và ngực. Ức chế phản xạ tủy đối với thần kinh hoành là yếu tố quan trọng gây suy giảm hô hấp. Kiểm sốt đau sau mổ khơng tốt làm cản trở q trình hơ hấp hiệu quả, bệnh nhân thở nơng, ho khạc kém, do đó dễ mắc các biến chứng viêm phổi, xẹp phổi, giảm ôxy máu và tổ chức [1],[3].
Thay đổi nhanh chức năng hơ hấp điển hình sau phẫu thuật bụng trên được Beecher mô tả bao gồm; tăng tần số thở, giảm thể tích khí lưu thơng (TV), dung tích sống (VC), thể tích thở ra gắng sức (FEV1) và dung tích cặn chức năng (FRC). Những thay đổi này phản ánh tình trạng rối loạn chức năng hơ hấp hạn chế cấp tính, có liên quan đến giảm ôxy tổ chức và giảm CO2 rõ rệt trên lâm sàng. Xẹp phổi, viêm phổi và giảm ôxy máu động mạch là các biến chứng thường gặp sau mổ, với tỷ lệ tới 70% ở các bệnh nhân sau phẫu thuật bụng trên. Các biến chứng này có liên quan đến giảm VC và giảm khả năng ho và thải trừ các chất tiết, đờm dãi [3].
Dung tích sống là thơng số thay đổi đầu tiên, giảm có ý nghĩa trong ba ngày đầu xuống còn 40-60% giá trị trước mổ. Sau phẫu thuật bụng trên các thông số RV, FRC, và FEV1 giảm nhiều nhất ở giờ 24, sau đó dần trở về gần mức bình thường ở ngày thứ 7 sau mổ. Giảm FRC là thay đổi bất lợi nhất trong các rối loạn về thể tích phổi sau mổ. Khi giảm FRC thể tích phổi khi nghỉ tiến gần tới thể tích đóng và dẫn đến hiện tượng đóng đường thở từ đó gây xẹp phổi, bất đồng thơng khí / tưới máu và giảm ôxy máu [3],[38].