Chương 1 : TỔNG QUAN
1.6. GIẢM ĐAU DO BỆNH NHÂN KIỂM SOÁT
1.6.4. Hiệu quả giảm đau của PCA
So với các kỹ thuật giảm đau dùng opioid truyền thống
Ballantyne và cộng sự (1993) đã tiến hành một phân tích bao gồm các NC ngẫu nhiên có nhóm chứng để so sánh hiệu quả giảm đau của PCA tĩnh mạch với giảm đau thông thường qua đường tiêm bắp. Các NC so sánh PCA đường tĩnh mạch không dùng liều duy trì với giảm đau bằng tiêm bắp opioid cứ 3-4 giờ một lần khi cần thiết (loại trừ các đối tượng trẻ em, người già và các BN phải về phịng hồi sức tích cực). Kết quả cho thấy hiệu quả giảm đau tốt hơn một cách đáng kể ở nhóm sử dụng PCA, mặc dù mức độ khác biệt không lớn về điểm đau (chỉ là 5,9 trong thang điểm VAS từ 0-100) [86]. Một tổng kết khác bao gồm nhiều loại NC của Dolin & Cashman (2002) xác nhận PCA đường tĩnh mạch dùng opioid có hiệu quả giảm đau tốt hơn so với khi dùng opioid tiêm bắp ngắt quãng. Tỷ lệ đau trung bình - đau nhiều và tỷ lệ đau nhiều khi tiêm bắp tương ứng là 67,2% và 29,1%, trong khi dùng PCA tĩnh mạch chỉ có 35,8% BN đau trung bình-nhiều và 10,4% có đau nhiều [60]. Một tổng kết khác bao gồm 288 NC có kiểm sốt, ngẫu nhiên so sánh PCA tĩnh mạch dùng opioid với các cách dùng thông thường khác (tiêm tĩnh mạch, dưới da và tiêm bắp ngắt quãng) (Walder, 2001) cho thấy PCA có tác dụng kiểm sốt đau tốt hơn, tuy nhiên khơng có khác biệt giữa hai cách dùng opioid vềcác TDKMM cũng như mức độ tiêu thụ thuốc [87]. Tương tự, tổng kết gần đây hơn của Hudcova và cộng sự (2006) cũng cho thấy hiệu quả giảm đau tốt hơn khi dùng PCA so với các đường dùng truyền thống khác mặc dù khác biệt vềđiểm đau trung bình chỉlà 8.0 trên thang điểm VAS từ 0–100) [18].
Sự phổ biến của PCA trên thực hành giường như chưa thực sự phù hợp với những kết quả từ các tổng kết của Ballantyne [86], Walder [87] và Hudcova [18]. Có thể là do trong điều kiện NC nhân viên y tế thường chú ý nhiều hơn đến phương pháp được áp dụng, do đó giảm đau dùng opioid theo
cách thơng thường trở nên có hiệu quả hơn. Trong khi PCA cũng chưa hoàn toàn giải quyết được khác biệt giữa các BN [19], những nơi có tỷ lệ y tá /BN cao và có khả năng cung cấp giảm đau thực sự theo yêu cầu thì cách sử dụng opioid thơng thường có thể mang lại hiệu quả nhưPCA tĩnh mạch [88]. Tổng kết của Bainbridge (2006) so sánh giữa PCA với giảm đau được dùng bởi y tá sau các phẫu thuật tim không cho thấy khác biệt về giảm đau ở giờ thứ 24, nhưng ở giờ thứ 48 PCA có hiệu quả giảm đau tốt hơn [89]. Kết quả tương tự cũng được phát hiện trong kiểm sốt đau tại phịng cấp cứu [90].
So với giảm đau bằng opioid truyền thống, tiêu thụ opioid có thể cao hơn (mặc dù không nhiều) khi sử dụng qua PCA tĩnh mạch [18],[89]. Tuy nhiên, khơng có khác biệt về tỷ lệ các TDKMM liên quan đến opioid [18],[86],[89], ngoại trừ tỷ lệ ngứa cao hơn khi dùng PCA [18].
So với giảm đau ngoài màng cứng
Kết quả từ hai phân tích nhiều NC của Werawatganon [62] và Wu [61] xác nhận PCA đường tĩnh mạch ít hiệu quả hơn so với giảm đau ngồi màng cứng có luồn catheter truyền liên tục và NMC theo yêu cầu của BN. Tuy nhiên, giảm đau NMC chỉ sử dụng opioid loại tan trong nước (hydrophilic) không cho thấy hiệu quả giảm đau tốt hơn so với PCA [87].
Sựhài lòng của bệnh nhân với giảm đau
Đánh giá sựhài lòng của BN thường rất phức tạp vì mức độhài lịng có xu hướng phản ánh sự thỏa mãn với quá trình điều trị chung hơn là chỉ phản ánh sự thỏa mãn đối với giảm đau. Sự mong đợi trước mổ về giảm đau cũng cho thấy có ảnh hưởng đến mức thỏa mãn sau mổ [91]. Kết quả của Walder [87], Ballantyne [86] và Hudcova [18] cho thấy khi sử dụng PCA đường tĩnh mạch có mức độ hài lịng của BN cao hơn có ý nghĩa so với các phương pháp dùng opioid thơng thường khác. Điều này có thểliên quan đến điểm đau thấp,
thời gian từ khi có nhu cầu giảm đau đến khi có được điều trị thực thụ ngắn hơn [92],[93] và BN cảm thấy tự tin và chủ động hơn với giảm đau của chính mình [94]. Mặc dù một số BN thơng báo mức độ thỏa mãn cao đồng thời với điểm đau cao [95]. Ngoài ra PCA cũng là phương pháp được u thích bởi y tá bởi vì phương pháp làm giảm lưu lượng công việc và thời gian của họ.