Các tiêu chí đánh giá chủ yếu trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả của xạ trị kết hợp capecitabine trước mổ trong ung thư trực tràng thấp tiến triển tại chỗ (Trang 60 - 64)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.4. Các tiêu chí đánh giá chủ yếu trong nghiên cứu

2.2.4.1. Tiêu chí liên quan đến hiệu quảđau (mục tiêu 1)

- Điểm VAS (theo thang điểm từ 0 đến 10) khi nằm yên và khi vận động (bệnh nhân chủ động ho hoặc thay đổi tư thế) ở thời điểm ngay sau rút NKQ (trước khi chuẩn độ) và các thời điểm nghiên cứu trong vòng 48 giờ kể từ khi sử dụng PCA (tương ứng từ H0 đến H48).

- Lượng thuốc sử dụng (tính bằng mg với morphin và ketamin, mcg với fentanyl) và thời gian chuẩn độ (phút) để đạt được VAS < 4.

- Lượng thuốc giảm đau tiêu thụ trong 6, 12, 24, 48 giờ sau khi lắp PCA (tính bằng mg với morphin và ketamin, mcg với fentanyl).

- Tỷ lệ A/D: là tỷ lệ giữa số lần bấm nút dẫn đến bơm thuốc (Actual) trên tổng số lần bấm nút yêu cầu (Demand). Tỷ lệ A/D hiển thịthường xuyên trên máy PCA và được ghi nhânở giờ thứ24 và 48 giờ sau khi bắt đầu dùng PCA.

- Mức độ thỏa mãn của bệnh nhân với phương pháp giảm đau; được chia làm ba mức như sau:

+ Rất hài lịng: khơng hoặc đau nhẹ, thoải mái và dễ chịu trong suốt quá trình dùng PCA, khơng có TDKMM.

+ Hài lịng: cịn đau nhẹ hoặc có TDKMM nhưng thống qua, ít gây khó chịu và chấp nhận được. Tiếp tục chọn PCA ở lần phẫu thuật tiếp theo nếu có.

+ Khơng hài lịng: cịn đau nhiều trong q trình dùng PCA và/hoặc có TDKMM gây lo lắng khó chịu nhiều. Khơng muốn dùng lại PCA nếu được lựa chọn.

- Các vấn đề liên quan đến cài đặt và vận hành PCA như; nguồn điện, báo động của bơm tiêm, đường lưu thơng thuốc…

2.2.4.2. Tiêu chí liên quan đến tác dụng không mong muốn (mục tiêu 2)

- Thay đổi về hô hấp: tần số thở (lần/phút), bão hịa ơxy mao mạch (SpO2, %) trong thời gian sử dụng PCA.

- Thay đổi về tuần hoàn: tần số tim (lần/phút), huyết áp trung bình (mmHg) trong thời gian sử dụng PCA.

- Buồn nôn và nôn trong ngày thứ nhất và thứ hai sau khi sử dụng PCA được đánh giá theo bốn mức độ (Theo Apfel [130]):

+ Độ I: Không buồn nôn, không nôn (Không PONV). + Độ II: Chỉ buồn nôn nhưng khơng nơn.

+ Độ III: Buồn nơn và nơn ít (dưới 3 lần/ngày).

- Trạng thái an thần theo thang điểm Ramsay sửa đổi, gồm 6 độ [131]: + Độ I: Lo lắng, bồn chồn (restless).

+ Độ II: Hợp tác, có định hướng và yên lặng (tranquil). + Độ III: Đáp ứng với yêu cầu bằng lời nói.

+ Độ IV: Ngủ, nhưng đáp ứng với lay nhẹ hoặc gọi to.

+ Độ V: Ngủ, không đáp ứng với lay nhẹ và gọi to nhưng đáp ứng với kích thích gây đau.

+ Độ VI: Khơng thểđánh thức (unarousable), khơng đáp ứng với kích thích gây đau.

- Ngứa: được định tính là có hoặc khơng.

- Xuất hiện nhu động ruột trở lại: được đánh giá tại hai thời điểm 24 và 48 giờ sau khi sử dụng PCA. Nhu động ruột trở lại được xác nhận khi bệnh nhân trung tiện hoặc có cảm giác sơi bụng, hoặc nghe bụng có nhu động ruột. - Bí đái: chỉ đánh giá ở các bệnh nhân không đặt ống thông bàng quang từ trong mổ. Bí đái được xác định khi bệnh nhân có cầu bàng quang hoặc không đi tiểu được và phải đặt ống thông bàng quang.

- Ảo giác: được xác định là sự cảm nhận (perceptions) liên quan đến thịgiác, thính giác hoặc xúc giác về những đối tượng hoặc kích thích khơng tồn tại [132].

- Các biểu hiện khác như hoa mắt chóng mặt, đau đầu mới xuất hiện.

2.2.4.3. Các tiêu chí đánh giá khác

Đặc điểm chung của bệnh nhân: tuổi (năm), giới (nam/nữ), cân nặng (kg), trình độ học vấn (nghề nghiệp), phân loại sức khỏe theo ASA, tiền sử liên quan (hút thuốc lá, say tàu xe, nôn và buồn nôn sau mổ, trạng thái tinh thần trước mổ).

Đặc điểmliên quan đến phẫu thuật:

- Bệnh cần phẫu thuật, loại và độ dài đường mổ (tính bằng cm). - Thời gian phẫu thuật (tính bằng phút).

- Lượng thuốc giảm đau fentanyl tiêu thụ trong mổ (tính bằng mcg). - Các thuốc mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ sử dụng trong và sau mổ.

Mt stiêu chuẩn và định nghĩa khác sử dụng trong nghiên cứu

- Phân loại sức khỏe theo ASA gồm năm mức độ: + ASA1: Tình trạng sức khỏe tốt.

+ ASA2: Có một bệnh nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

+ ASA3: Có một bệnh có ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân (loét hành tá tràng, sỏi gan, sỏi thận, đái đường).

+ ASA4: Có bệnh nặng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân (ung thư, phình động mạch chủ, suy tim xung huyết, hen phế quản nặng, bệnh van tim). + ASA5: Tình trạng bệnh quá nặng, hấp hối khơng có khả năng sống được 24 giờdù có mổ hay khơng mổ.

- Chỉ số A/D: là tỷ lệ giữa số lần bấm nút hiệu quả (A) trên tổng số lần bấm nút yêu cầu giảm đau (D) (mặc định và hiển thịtrên máy PCA theo đơn vị %).

- Thời gian phẫu thuật: được tính từ khi rạch da đến khi đóng xong vết mổ (tính bằng phút).

- Thời gian gây mê: được tính từ khi khởi mê đến khi chuyển khỏi phịng mổ(tính bằng phút).

- Thời gian rút NKQ: tính từ khi kết thúc phẫu thuật đến khi rút ống NKQ (tính bằng phút)

- Tăng và giảm huyết áp: Khi huyết áp tăng hoặc giảm trên 20% giá trị nền đo trước mổ.

- Tăng và giảm tần số tim: Khi tần sốtim tăng hoặc giảm trên 20% giá trị nền đo trước mổ.

- Tiêu chuẩn rút ống nội khí quản tại phòng hồi tỉnh; + Tri giác: tỉnh táo, làm theo yêu cầu của thầy thuốc.

+ Huyết động ổn định: khơng có tăng hoặc giảm huyết áp, khơng có mạch nhanh và các biểu hiện của thiếu máu hoặc loạn nhịp nặng trên điện tim. + Hô hấp ổn định: tự thở với tần số thở bình thường (từ 12-25 lần/phút), SpO2 > 95% khi thở ôxy qua mẩu chữ T, nghe phổi đều rõ hai bên khơng có

ran. Cơ bản hết tác dụng giãn cơ (có khả năng nâng đầu 5 giây, co chân, nắm tay, thè lưỡi).

+ Khơng có hạthân nhiệt dưới 36ºC hoặc tăng nhiệt trên 38ºC.

+ Khơng có biểu hiện thiếu máu và chảy máu qua các dẫn lưu ổ bụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả của xạ trị kết hợp capecitabine trước mổ trong ung thư trực tràng thấp tiến triển tại chỗ (Trang 60 - 64)