Nguồn phát tán kim loại nặng trong đất, nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại thái nguyên (Trang 33 - 36)

1.3.5.1. Nguồn phát tán kim loại nặng trong môi trường nước.

- Yếu tố gây ô nhiễm trực tiếp vào nước: Nước thải bẩn đổ vào các sơng là tình trạng phổ biến hiện nay ở các thành phố lớn như Nhà máy gang thép Thái Nguyên, nước thải có chứa rất nhiều phenon, kim loại nặng, NH4+ các hợp chất hữu cơ làm ô nhiễm sông Cầu nghiêm trọng nhất là vào mùa khô (Báo Công nghiệp Việt Nam, 12/2003 [2]).

- Yếu tố kim loại nặng sau khi tồn tại trong đất sẽ dần dần hoà tan vào trong nước kể cả nước ngầm.

- Sự rửa trơi tích đọng dần dần yếu tố độc (đặc biệt do sự phát tán của chất độc từ nguồn thải của lá rừng ).

Nhiễm bẩn các kim loại nặng trong nước thường được nghiên cứu đến nhiễm bẩn do nồng độ các kim loại: Cu; Pb; Cd; Zn; Hg; Ni; As ... khi vượt quá giới hạn cho phép.

Nguồn phát tán một số kim loại nặng vào nước:

*Chì (Pb): Sự nhiễm bẩn Pb là do nguồn thải của công nghiệp in, ắc quy,

đúc kim loại, giao thông (David Tin Win và cs, 2003 [71])...

*Cadmium (Cd) phát tán vào môi trường nước từ nhiều nguồn thải như:

nước thải công nghề mạ, nhà máy sơn, phân huỷ và đốt cháy nhựa, phân huỷ xăm lốp, cộng nghệ pin, công nghệ sản xuất phân bón và lượng sử dụng phân bón đặc biệt là phân lân ...

* Arsen (As):Arsen xâm nhập vào nước chủ yếu từ các cơng đoạn hồ tan

chất của quặng mỏ, từ nước thải công nghiệp, nông nghiệp, thuốc trừ sâu, diệt cỏ ở dạng các chất hữu cơ có chứa arsen như methylarsenic axit, dimethylarsinic axit, arsenocholine, arsenobentaine….

1.3.5.2. Nguồn phát tán kim loại nặng trong mơi trường đất

Có 2 nguồn chính là từ phong hố đá mẹ trong q trình hình thành đất và các hoạt động nhân sinh.

Nguồn từ q trình phong hố đá: Nguồn này phụ thuộc nhiều vào đá mẹ

nhưng hàm lượng các kim loại nặng trong đá thường rất thấp, vì vậy nếu khơng có các q trình tích lũy do xói mịn, rửa trơi… thì đất tự nhiên ít có khả năng có hàm lượng kim loại nặng cao. Nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất chủ yếu là do hoạt động nhân sinh.

Nguồn từ hoạt động nhân sinh: Ngồi nguồn từ q trình phong hố đá,

có nhiều nguồn từ các hoạt động nhân sinh đưa kim loại vào đất, bao gồm: Khai khoáng và luyện kim, các hoạt động công nghiệp, lắng đọng từ khí quyển (Witter, 1994 [77]), hoạt động sản xuất nông nghiệp (Ubavie và cs, 1994[101]), (Nguyễn Đình Mạnh, 2000 [26]), chất thải đưa vào đất…

Theo Nguyễn Hữu On và cs (2004) [30]: hàm lượng Cd trong đất có tương quan tuyến tính với thời gian sử dụng phân lân, đặc biệt khi phân lân được sử dụng trên đất phèn, đất nhiễm mặn và đất có hệ thống đê bao.

Nước tưới và đất trồng có một mối quan hệ với nhau. Nếu sử dụng nước tuới bị ô nhiễm tưới cho đất thì dẫn đến đất cũng bị ô nhiễm. Khi đất bị ô nhiễm As cao cũng có thể do sử dụng nước tưới có hàm lượng As cao (Folkes, 2001[82]).

Theo Cheang Hong, 2003 [20] khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón nước tưới đến sự tích luỹ kim loại nặng trong đất đã kết luận: Nước tưới nhiễm kim loại nặng nếu sử dụng tưới cho rau sẽ làm tích đọng kim loại nặng trong đất qua các vụ. Hàm lượng Cd tích luỹ trong đất qua các vụ tỉ lệ thuận với nồng độ Cd trong nước tưới.

Nguồn phát tán một số kim loại nặng vào đất:

* Chì (Pb): Ơ nhiễm Pb ở nước ta ngày càng trở nên nghiêm trọng do nguồn nguyên liệu xăng pha chì ngày càng được sử dụng nhiều để chạy động cơ. Hàm lượng Pb tới 0,4g/lít nhiên liệu, khi cháy sẽ phát tán vào mơi trường

khơng khí rồi lắng đọng xuống đất hoặc nước. Càng gần đường giao thơng thì hàm lượng chì trong đất càng cao, đại bộ phận Pb nằm trong đất cách mặt đường dưới 50 cm và chủ yếu nằm ở tầng đất mặt.

*Cadmium (Cd): Nguồn gây ô nhiễm Cd chủ yếu là do chất thải công nghiệp mỏ, mạ điện, ống dẫn plastic, thuốc sơn…Theo Phạm Quang Hà (2002) [12] khi nghiên cứu hàm lượng Cd trong đất ở những vùng ven nội, nơi chịu ảnh hưởng của rác thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp hay từ các làng nghề truyền thống như gị đúc nhơm, đồng có hàm lượng Cd khá cao. Ngồi ra sử dụng phân bón photphat lâu dài nó sẽ là yếu tố chủ yếu quyết định hàm lượng Cd trong đất. Theo ước tính của các nước EEC lượng Cd đưa vào đất hàng năm qua phân bón phosphat là 5g/ha (Nguyễn Đình Mạnh, 2000 [26]).

*Arsen (As): sử dụng thuốc trừ sâu hay diệt cỏ dại là nguồn cung cấp As

cho đất (Folkes, 2001[82]), ngoài ra khi bón vơi cho đất cũng làm tăng khả năng linh động của As do chuyển từ Fe,Al - Arcsenat sang dạng Ca- Arcsenat linh động hơn (Vũ Hữu Yêm, 2005[59]).

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại thái nguyên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w