KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại thái nguyên (Trang 130 - 132)

05 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày Ngày thí nghiệm

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đi đến một số kết luận sau: 1. Rau trồng trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã có hiện tượng bị ơ nhiễm NO3- và các kim loại nặng (Pb, Cd, As) do chưa thực hiện đúng và đầy đủ qui trình sản xuất rau an tồn (bón ít phân hữu cơ, bón phân tươi, bón đạm quá liều lượng, bón phân khơng cân đối, sử dụng nước tưới bị ô nhiễm ….)

2. Đất trồng rau của Thành phố Thái Nguyên có hàm lượng NO3- và các kim loại nặng (Pb, Cd, As) đảm bảo tiêu chuẩn an tồn cho đất nơng nghiệp theo TCVN 7209 - 2002. Nước tưới ở các khu vực trồng rau đã có hiện tượng ô nhiễm các kim loại nặng (Pb, Cd, As) theo TCVN 6773 – 2000.

3. Sử dụng nước giếng khoan đảm bảo chất lượng rau, nước Sông Cầu cần có sự kiểm tra trước khi tưới, nước phân chuồng tưới cho rau cần đảm bảo thời gian cách ly như bón phân đạm hóa học, sử dụng thải bị ô nhiễm tưới cho rau làm ô nhiễm rau.

4. Hàm lượng Pb, Cd, As trong nước tưới có quan hệ chặt chẽ với sự tích lũy của chúng trong rau:

+ Nước tưới chứa Pb > 0,1 ppm, Cd > 0,01 ppm, As > 0,1 ppm làm ô nhiễm cải canh và lá cải củ.

+ Quả đậu cô ve leo bị ô nhiễm khi tưới nước chứa As > 0,1 ppm.

+ Nước tưới chứa 2ppm Pb, 0,5 ppm Cd, 1,0 ppm As chưa làm ô nhiễm các yếu tố này trong củ cải củ.

5. Rau cải canh có khả năng hấp thu Cd từ mơi trường rất lớn vì vậy có thể đưa cải canh (Brassica juncea L.) vào danh mục các cây trồng loại bỏ ơ nhiễm Cd dùng trong phytoremediation.

6. Bón vơi cho đất chua (pH< 5,3) có thể hạn chế tích luỹ Pb và Cd trong rau, As trong rau không bị ảnh hưởng bởi việc bón vơi.

7. Sử dụng bèo tây có thể làm sạch nước bị ơ nhiễm kim loại nặng (Pb, Cd, As) sau khi trồng 20 - 30 ngày. Vì vậy trong trường hợp phải dùng nước tưới bị ơ nhiễm thì cần phải đưa qua hồ cách ly có thả bèo tây để làm sạch các kim loại này trước khi đưa vào hệ thống tưới.

2. Đề nghị

- Để rau sạch có thể phát triển rộng rãi trên địa bàn thành phố và phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Thái Nguyên, cần có các biện pháp kiểm sốt và thơng báo thường xun tình trạng ơ nhiễm môi trường nước tưới đang có xu hướng ngày càng tăng trên các địa bàn sản xuất nông nghiệp. Vấn đề này hiện nay chưa được chú trọng. Chúng tôi thiết nghĩ nên giao trách nhiệm cho Phòng Tài nguyên - Môi trường thành phố đảm nhiệm.

- Thành phố cần kiểm định hệ thống xử lý chất thải của tất cả các nhà máy xí nghiệp, bệnh viện, trước khi thải ra mơi trường, quản lý tốt chất thải đô thị.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại thái nguyên (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w