nặng trong rau
và sự tích luỹ kim loại
Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy: tồn dư NO3- và sự tích lũy kim loại nặng (Pb, Cd, As) trong rau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: độ pH của đất, loại rau, hàm lượng của các yếu tố này trong đất, nước, .….Vì vậy để có sản phẩm thực sự an tồn khi thu hoạch đòi hỏi phải xem xét đến từng yếu tố mới xác định được nguyên nhân chính mà từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Tại thành phố Thái Nguyên, kết quả điều tra hàm lượng NO3-, Pb, Cd, As cho thấy:
- Đất trồng rau ở các khu vực vẫn đảm bảo đủ điều kiện sản xuất theo TCVN 7209 - 2002, hàm lượng NO3-, Pb, As trong đất ở tất cả các khu vực rất thấp. Như vậy nếu khơng có các nguồn khác (nước tưới, phân bón) đưa các yếu tố này vào đất thì có thể loại trừ yếu tố gây ơ nhiễm trong rau từ đất trồng. Tuy vậy hàm lượng Cd trong đất chưa đến mức ô nhiễm nhưng đã có hiện tượng bị nhiễm bẩn ở một số nơi, bên cạnh đó đất trồng rau của Thành phố Thái Nguyên thuộc loại chua nhiều (pHKCl < 5,5), ở môi trường này các Cd tồn tại nhiều ở dạng linh động nên đây cũng là một yếu tố rất cần lưu ý qui hoạch vùng trồng rau an tồn và trong cơng tác giám sát môi trường.
- Nước tưới rau vẫn đảm bảo về hàm lượng NO3- theo TCVN 6773 - 2000, nhưng hàm lượng Pb, Cd, As bị ô nhiễm ở nhiều khu vực. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hàm lượng các kim loại nặng này ở trong rau cao.
Trên cơ sở các kết quả thu được, một số qui định chi tiết được đề xuất như sau: