Tình hình sử dụng nước tưới cho rau

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại thái nguyên (Trang 65)

Tại các vùng trồng rau của thành phố Thái Nguyên đã có hệ thống mương dẫn nước sông Cầu, sông Công và Hồ núi Cốc vào hầu hết các cánh đồng và được dữ trữ trong các bể chứa vì vậy nguồn nước tưới chủ yếu là nước Sông Cầu (Túc Duyên, Quang Vinh, Tân Long ...) Sông Công (Tích Lương, Hương Sơn, Tân Thành ...) và Hồ Núi Cốc (Thịnh Đán, Thịnh Đức, Quyết Thắng). Chất lượng nước sông Cầu, sông Công cũng như Hồ núi Cốc lại có sự biến đổi tuỳ theo mùa vụ và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các nguồn thải, đặc biệt là nước sông Cầu.

Hệ thống mương dẫn nước vào ruộng rauMột vũng nước thải sử dụng tưới rau

Hình 3.01: Một số hình ảnh về nguồn nước tưới cho rau tại Thái Nguyên

Nước giếng khoan được sử dụng tưới cho rau hầu như không có, chỉ một số rất ít hộ dùng tưới những ruộng rau dành riêng cho gia đình. Hiện tượng sử dụng nước phân chuồng để tưới thường xuyên cho rau rất phổ biến ở Thái Nguyên và nông dân cho đó là một hình thức thay việc bón phân đạm, nguy hại hơn rất nhiều hộ sử dụng nước tưới ở rãnh thải, hố nước đọng gần khu vực dân cư hoặc nước thải của khu sản xuất để tưới cho rau. Nói chung việc sử dụng nước tưới cho rau tại Thái Nguyên rất tùy tiện, ở gần ruộng rau có nguồn nước là được sử dụng để tưới, bất kể đó là từ nguồn nước nào.

Hàm lượng NO3- và các kim loại nặng (Pb, Cd, As) trong một số loại rau chính tại 5 địa điểm nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.03:

Theo Quyết định 03/2006/QĐ - BHK ngày 10/01/2006 về tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng các hóa chất gây hại trong rau ta thấy:

* Tồn dư NO3- trong rau: Trong 6 loại rau trồng phổ biến ngoài sản xuất thì hàm lượng NO3- đều rất cao, chỉ có khoảng 10% số mẫu được kiếm tra có hàm lượng đạt TCCP, cụ thể :

+ Trong 7 mẫu bắp cải được phân tích chỉ có 1 mẫu ở Túc Duyên đạt TCCP là 450,6mg/kg còn lại đều gấp từ 2 - 8 lần TCCP.

-+ Đậu cô ve: 90% mẫu kiểm tra đều có tồn dư + Đậu cô ve: 90% mẫu kiểm tra đều có tồn dư NO3

-

gấp 2,8 - 11 lần TCCP + Cải củ, cải xanh: 55% mẫu có hàm lượng

NO3

* Sự tích luỹ kim loại nặng trong rau:

của gấp 2 – 2,5 lần

Tất cả các mẫu rau được kiểm tra đều phát hiện có Pb, Cd và As trong phần thương phẩm, cụ thể:

- Bắp cải: 7/7 mẫu có hàm lượng Pb vượt TCCP từ 1,1 - 5 lần, 4/7 mẫu có hàm lượng Cd và As vượt TCCP.

- Cải xanh: 8/20 mẫu kiểm tra có hàm lượng Pb và As vượt TCCP, 14/20 mẫu có hàm lượng Cd vượt TCCP.

- Đậu côve: Số mẫu có hàm lượng vượt quá TCCP với Pb là 12/19 mẫu Cd là 11/19 mẫu và As là 8/19 mẫu.

- Cải củ: Hàm lượng Pb vượt TCCP có 12/20 mẫu, Cd là 14/20 mẫu và As là 10/20 mẫu kiểm tra.

3

Bảng 3.03 : Hàm lượng NO -và kim loại nặng (Pb, Cd, As) trong rau sản xuất tại Thành phố Thái Nguyên

(Số liệu điều tra năm 2003 - 2004)

Đơn vị tính: mg/kg rau tươi

Loại rau Số mẫu NO 3- Pb Cd As Hàm lượng thực tế TCCP Số mẫu vượt TCCP Hàm lượng thực tế Số mẫu vượt TCCP Hàm lượng thực tế Số mẫu vượt TCCP Hàm lượng thực tế Số mẫu vượt TCCP Bắp cải 7 1524,7 ± 798,1 500 6 1,017 ± 0,302 7 0,053 ± 0,056 4 0,480 ± 0,468 4 Cải xanh 20 782,5 ± 639,4 500 10 0,633 ± 0,623 8 0,081 ± 0,083 14 0,196 ± 0,223 8 Rau muống 10 465,5 ± 242,6 600 3 0,372 ± 0,439 4 0,032 ± 0,035 6 0,057 ± 0,050 0 Đậu côve 19 835,3 ± 794,8 200 17 0,789 ± 0,772 12 0,071 ± 0,083 11 0,406 ± 0,460 8 Cải củ 20 796,9± 669,6 600 11 0,623 ± 0,615 12 0,056 ± 0,057 14 0,300 ± 0,372 10 Rau mùi 4 247,9 ±138,9 400 1 0,236 ± 0,202 0 0,010 ± 0,009 1 0,164 ± 0,170 1 TCCP* ≤ 1,0 ≤ 0,02 ≤ 0,2

Ghi chú: TCCP*: Theo Quyết định 04/2007/QĐ - BNN của Bộ NN và PTNT ngày 19/01/2007 Qui định về quản lý sản

xuất và chứng nhận rau an toàn, kèm theo Quyết định 03/2006/QĐ - BHK của Bộ khoa học Công nghệ ngày 10/01/2006, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá.

Nhận xét chung: Cũng như nhiều vùng trồng rau khác trong cả nước hiện tượng rau bị nhiễm các yếu tố độc hại đã và đang là một vấn đề xã hội cần quan tâm của cả người sản xuất và người sử dụng. Qua kết quả kiểm tra, rau

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại thái nguyên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w