Tình hình sản xuất rau của thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại thái nguyên (Trang 61 - 62)

Thành phố Thái Nguyên là địa bàn tập trung các cơ quan hành chính, nhà máy của tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là các cơ quan xí nghiệp trường học của Trung ương, với 5 trường Đại học lớn và một số trường cao đẳng, trung học và dạy nghề, đây là thị trường lớn để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là rau xanh. Trong những năm gần đây, thành phố đã hình thành được vành đai sản suất thực phẩm trong đó rau xanh được coi là thực phẩm số một.

Nguồn cung cấp rau xanh chủ yếu cho thành phố là vùng rau Túc Duyên, Cam Giá, Quang Vinh, Thịnh Đán, Quyết thắng và một số vùng phụ cận thành phố Thái Nguyên như Đồng Bẩm (huyện Đồng Hỷ), huyện Phú Bình, Tỉnh Bắc Giang .....

Thành phố Thái nguyên có 26 đơn vị hành chính gồm 17 phường và 9 xã, tất cả các phường, xã đều có diện tích rau nhất định trong đó một số địa phương có truyền thống sản xuất và diện tích gieo trồng lớn đó là phường Túc Duyên, xã Lương Sơn, xã Quyết Thắng, phường Quang Vinh, phường Cam Giá.....

Thái Nguyên có điều kiện đất đai khí hậu thích hợp với sự phát triển của rau, mặt khác nơng dân lại có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất rau từ lâu đời. Hiện nay việc sản xuất rau đã và đang là ngành mũi nhọn cho kinh tế gia đình của các hộ nông dân ở thành phố Thái Nguyên. Cơ cấu rau hiện nay của Thái Nguyên chủ yếu là một số loại rau ngắn ngày: rau muống, rau cải các

loại, đậu đỗ ..... rất ít rau dài ngày như bắp cải, xu hào, cà chua, suplơ .... là các rau được cung cấp chủ yếu từ các vùng rau khác. Nguyên nhân là do diện tích canh tác bình quân trên đầu người thấp nên người trồng rau tập trung sản xuất những rau ngắn ngày để hệ số quay vòng đất được cao, thường 4 - 5 vụ/năm thậm chí 6 - 7 vụ/năm đối với đất chuyên rau.

Ở Thành phố Thái Nguyên, từ năm 1997 vấn đề sản xuất rau sạch đã được Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố quan tâm và mở các lớp tập huấn IPM cho nông dân. Năm 2001 tiến hành triển khai ơ mẫu sản xuất rau an tồn và từ năm 2003 - 2004 đã triển khai chương trình 3ha rau an tồn tại hai hợp tác xã Đại đồng và Tiến Ninh ở phường Túc Duyên, có 60 hộ tham gia, các chủng loại rau được gieo trồng là bắp cải, cải canh, rau muống, rau đay, mồng tơi, cải ngọt...... sản lượng mỗi năm khoảng 400 tấn. Tuy vậy hiệu quả của chương trình khơng cao, nguyên nhân là do ý thức người trồng rau đối với vấn đề an tồn thực phẩm cịn hạn chế, và phải chạy theo lợi nhuận, nên thực hiện không đầy đủ qui trình sản xuất rau an tồn, hơn nữa địa bàn triển khai lại không được cách ly với vùng sản xuất theo tập quán chung hoặc cách ly hẳn với nguồn thải độc hại nên chất lượng rau an tồn khơng được người tiêu dùng tin tưởng do vậy lượng tiêu thụ rất ít [5].

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại thái nguyên (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w