Ảnh hưởng của hàm lượng Pb trong nước tưới đến năng suất và sự tích luỹ Pb trong rau cải canh, cải củ và đậu côve leo

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại thái nguyên (Trang 82 - 86)

sự tích luỹ Pb trong rau cải canh, cải củ và đậu cơve leo

Khi tưới rau bằng nước tưới có các hàm lượng Pb 0 - 0,1 - 1,0 - 2,0 ppm kết quả ghi nhận được như sau:

* Ảnh hưởng của hàm lượng Pb trong nước tưới đến năng suất rau

Qua hai vụ thí nghiệm thấy: nước tưới có hàm lượng Pb từ 0,1 đến 2 ppm sử dụng tưới thường xuyên không ảnh hưởng đến năng suất của cả 3 loại rau nghiên cứu (cải canh, cải củ và đậu cô ve leo)

Năng suất (g/vại) 250 200 150 a a a a a a a a a a a a 100 50 0

Cải canh Cải củ Đậu côve leo

0 0.1ppm Pb 1ppm Pb 2 ppm Pb

Hình 3.06: Ảnh hưởng của hàm lượng Pb trong nước tưới đến năng suất cải canh, cải củ và đậu cơve leo

(Thí nghiệm chậu- vại trong nhà che nilon - Năm 2003 - 2004)

Đối với rau cải canh khối lượng cải canh trong các vại (tưới nước sạch cũng như tưới bằng nước chứa Pb ở các nồng độ khác nhau) tương đương nhau, chênh lệch nằm trong phạm vi sai số, trong khoảng 132 - 136 gam/vại.

Với rau cải củ: công thức tưới nước sạch (ĐC) năng suất có cao hơn các công thức tưới Pb ở các nồng độ khác nhau: 230,0 gam/cây ở công thức đối chứng so với (221,5 - 227 gam/cây) ở các công thức tưới nước chứa Pb. Song sự chênh lệch này cũng chỉ nằm trong phạm vi sai số.

đậu côve leo trong một vại thu được khơng có sự sai khác giữa cơng thức tưới nước sạch và các công thức tưới nước chứa Pb.

* Ảnh hưởng của Pb trong nước tưới đến việc tích lũy Pb trong rau

Theo dõi việc tích lũy Pb trong đất trồng và trong 3 loại rau thí nghiệm khi tưới bằng nước chứa các hàm lượng Pb khác nhau cho thấy: tăng hàm lượng Pb trong nước tưới ảnh hưởng rất rõ đến việc tích lũy Pb trong đất và các loại rau. Hàm lượng Pb tích lũy trong đất trồng bao giờ cũng cao hơn trong từng loại rau tương ứng:

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của hàm lượng Pb trong nước tưới đến sự tích lũy Pb trong cải canh, cải củ và đậu cơve leo

(Thí nghiệm chậu vại trong nhà che nilon - Năm 2003 và năm 2004)

Cơng thức thí nghiệm

Hàm lượng Pb trong rau (mg/kg rau tươi)

Lá cải canh Cải củ Quả đậu côve

leo Lá Củ 1.Nước sạch 0,1825d ± 0,007 0,2600d ± 0,020 0,0069d ± 0,001 0,006d± 0,0006 2.0,1 ppm Pb 0,3058c ± 0,050 0,6622c ± 0,063 0,0662c ± 0,007 0,1773c ± 0,024 3.1,0 ppm Pb 0,6913b ± 0,016 1,2426b ± 0,161 0,3047b ± 0,013 0,6162b ± 0,048 4.2,0 ppm Pb 1,2547a ± 0,105 1,7837a ± 0,074 0,4496a ± 0,028 0,7407a ± 0,031

Ghi chú: - Những chữ cái khác nhau trong cùng một cột là khác nhau có

ý nghĩa ở mức P < 0,05

- Với rau cải canh: + Trong rau: Hàm lượng Pb trong lá cải canh thấp nhất ở công thức tưới nước sạch (ĐC) đạt 0,1825 mg/kg tươi. Bổ sung Pb vào nước với lượng tăng dần đã làm tăng hàm lượng Pb trong rau. Hàm lượng Pb trong rau ở công thức 2 (bổ sung 0,1ppm Pb) là 0,3058 mg/kg, gấp 1,6 lần so với ĐC (tưới nước sạch), rau chưa có dấu hiệu bị nhiễm bẩn Pb. Cơng thức 3

thì bắt đầu cơng thức tưới nước chứa 1,0 ppm Pb cải canh đã bị nhiễm bẩn (> 0,5 mg/kg tươi) và mức độ nhiễm bẩn tăng theo hàm lượng Pb trong nước tưới, công thức 4 (tưới nước chứa 2,0 ppm Pb) Pb trong rau đã đạt đến mức ô nhiễm 1,2547 mg/kg rau tươi, vượt TCCP 1,25 lần.

+ Đất trồng cải canh: Trên hình 3.07 cho thấy hàm lượng Pb trong đất cũng có sự biến động theo chiều hướng tương tự như trong rau, thấp nhất ở công thức tưới nước sạch (ĐC) và cao nhất ở công thức bổ sung 2,0 ppm Pb trong nước

- Về cải củ:

+ Hàm lượng Pb trong rau cải củ: Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng Pb trong lá bao giờ cũng cao hơn trong củ. Ở công thức tưới nước sạch (ĐC) hàm lượng Pb trong lá là 0,2600 mg/kg và trong củ là 0,0069 mg/kg. Ở các công thức tưới bằng nước có nồng độ Pb tăng dần, việc tích luỹ Pb trong trong rau cải củ cũng theo khuynh hướng tăng lên giống như trong rau cải canh. Khi nước tưới chứa 0,1 ppm Pb thì hàm lượng Pb trong lá cải củ là 0,6622 mg/kg tươi, và hàm lượng Pb trong củ là 0,0662 mg/kg tươi thấp hơn trong lá đến 10 lần. Hàm lượng Pb trong lá cải củ vượt TCCP ngay từ công thức tưới nước chứa 1,0 ppm là 1,2426 mg/kg tươi (gấp 1,24 lần TCCP). Công thức 4 (tưới nước chứa 2,0ppm Pb) thì hàm lượng Pb trong lá cải củ đạt cao nhất là 1,7837 mg/kg gấp 1,7 lần TCCP, khi đó trong củ mới là 0,4496 mg Pb/kg tươi, nhỏ hơn 4 lần trong lá và vẫn đạt ngưỡng an toàn.

+ Với đất trồng cải củ: Hàm lượng Pb trong đất trồng cũng tăng lên khi tăng lượng Pb trong nước tưới.

- Với đậu cơve leo: Nước tưới có Pb cũng ảnh hưởng đến việc tích luỹ Pb trong đất trồng và trong quả đậu và cũng giống như cải canh, cải củ: hàm

Hàm lượng Pb (mg/kg) 5.0 4.0 3.0 2.0 TCCP với rau 1.0 0.0

Đất Rau Đất Lá cải củ Củ cải củ Đất Rau

CẢI XANH CẢI CỦ ĐẬU CÔVE

ĐC 0.1ppm Pb 1.0ppm Pb 2.0ppm Pb

Hình 3.07: Ảnh hưởng của hàm lượng Pb trong nước tưới đến sự tích lũy Pb trong đất trồng và trong rau cải canh, cải củ và đậu côve leo

Ở công thức tưới nước sạch (ĐC) hàm lượng Pb trong quả đậu côve đạt thấp nhất (0,006 mg/kg tươi), khi tưới nước chứa 0,1 ppm Pb thì hàm lượng Pb trong quả tăng lên 29,6 lần (0,1173 mg/kg tươi). Ở công thức 3 (tưới nước chứa 1,0 ppm Pb) hàm lượng Pb trong quả đậu côve leo đã ở mức nhiễm bẩn là 0,6162 mg/kg tươi và đạt cao nhất ở công thức 4 (2,0 ppm Pb) là 0,7407 mg/kg tươi. Như vậy với đậu côve leo, để cho hàm lượng Pb trong quả đạt mức an tồn theo TCCP chỉ sử dụng nước tưới có hàm lượng Pb ≤ 0,1 ppm.

Đất trồng đậu côve leo: Hàm lượng Pb trong đất cũng tăng lên khi tăng lượng Pb trong nước tưới. Tuy vậy, kết quả ở hình 3.07 cho thấy: hàm lượng Pb trong đất trồng đậu côve leo cũng chỉ tương đương với đất trồng rau cải canh và thấp hơn so với đất trồng rau cải củ mặc dù lượng nước tưới Pb cho một vụ đối với đậu cô ve lớn nhất. Điều này cho thấy rằng với đậu côve leo

a

Từ kết quả của thí nghiệm với 3 loại rau tương ứng đại diện cho 3 nhóm rau cho thấy: để hàm lượng Pb trong rau đạt tiêu chuẩn an tồn thì qui định hàm lượng Pb trong nước tưới ≤ 0,1ppm của TCVN 6773 – 2000 là hoàn toàn phù hợp. Tuy vậy với các loại rau ăn củ (cải củ ăn củ) thì có thể cho phép tưới nước có hàm lượng Pb cao hơn. Thí nghiệm cho thấy đến hàm lượng Pb ≤ 2,0 ppm hàm lượng Pb trong củ cải củ vẫn nằm dưới ngưỡng cho phép.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại thái nguyên (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w