Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện tam đảo - tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 45)

- Đối tượng: Rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tam Đảo.

3.2.2. Cơ sở hạ tầng

3.2.2.1. Hệ thống giao thông

Đến nay, tổng chiều dài hệ thống giao thông trong huyện (không kể hệ thống đường liên thôn và đường làng, ngõ xóm) là 151,45km trong đó: Quốc lộ có 16,4 km, tỉnh lộ 20,75 km, còn lại là đường liên huyện và liên xã, Trong tổng số trên đây, đã rải nhựa và đổ bê tông được 42,65 km.

Bảng 3.4. Thực trạng hệ thống giao thông

TT Loại đường Chiều dài (km)

1 2 3 4 * Quốc lộ Tỉnh lộ Đường huyện Đường liên xã Tổng số

Đã rải nhựa/bê tông

16,40 20,75 21,65 92,65 151,45 42,65

Quốc lộ 2B nối liền thị xã Vĩnh Yên với khu nghỉ mát Tam Đảo đã được rải nhựa nhưng mặt đường còn hẹp, nên đang được cải tạo, nâng cấp để khai thác tiềm năng du lịch của vùng Tam Đảo núi. Các tuyến tỉnh lộ 314 và 310 góp phần tạo ra mạng lưới giao thơng liên hồn nhưng chất lượng mặt đường và nền đường còn thấp, chưa được rải nhựa nên đi lại cịn khó khăn, cần phải được cải tạo và nâng cấp trong thời gian tới. Các tuyến đ ường liên xã hầu hết chưa được rải nhựa hoặc đổ bê tông nên vào mùa mưa đường lầy lội, đi lại khơng thuận tiện.

Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện cần phải đầu tư mở rộng và nâng cấp mặt đường thì mới đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới.

3.2.2.2. Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi những năm gần đây đã được nhà nước quan tâm đầu tư hơn, song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất nơng nghiệp. Tồn huyện có 29 hồ chứa nước lớn nhỏ, trong đó có các hồ lớn như hồ Xạ Hương,

Vĩnh Thành, Bản Long, Làng Hà. Việc đầu tư xây dựng các cơng trình thuỷ lợi đã có tác dụng rất lớn đối với sản xuất nơng nghiệp. Có những địa phương do nguồn nước tưới thuận lợi, nơng dân có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.

Do đặc điểm địa hình nên các hồ lớn đều có khả năng tưới tự chảy nhưng hệ thống kênh mương còn rất thiếu nên chưa khai thác tốt được năng lực phục vụ của các hồ chứa nước. Nhiều nơi vẫn còn rất thiếu nước tưới như một số cánh đồng ở xã Đại Đình, Bồ Lý, Yên Dương.

3.2.3. Văn hoá, giáo dục và y tế

3.2.3.1. Văn hoá thể thao

Hầu hết các xã trong huyện đều có sân vận động, góp phần cho việc phát triển các loại hình thể dục, thể thao trong nhân dân. Tuy nhiên cho đến nay chưa có sân vận động nào được quy hoạch xây dựng một cách bài bản, hầu hết cũng chỉ thuộc dạng một bãi trống để chơi thể thao. Gần đây trong huyện đã có doanh nghiệp đầu tư xây dựng một sân Golf (sân Golf Tam Đảo) với kỳ vọng khai thác tiềm năng du lịch trong giai đoạn tới.

3.2.3.2. Giáo dục và đào tạo

Hệ thống giáo dục phổ thơng tồn huyện có 22 trường học, trong đó có 1 trường phổ thơng trung học đóng tại xã Tam Quan có 24 phịng; 9 trường trung học cơ sở với 112 phòng học, và 12 trường tiểu học với 191 phịng học đóng tại các xã. Hệ thống giáo dục mầm non có 12 trường với 62 phịng học. Tỷ lệ học sinh đi học được đến trường khá cao (99%).

Những năm gần đây, hệ thống trường học đã được quan tâm đầu tư hơn song vẫn cịn khó khăn nhiều mặt. Một số xã cịn rất khó khăn về nhà ở cho giáo viên như các xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương.

Cơ sở vật chất của các trường học hiện nay còn rất nghèo, chưa đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Đặc biệt là hệ thống trường mẫu giáo mầm non còn tạm bợ, chất lượng đội ngũ giáo viên mẫu giáo chưa cao.

Loại hình giáo dục khơng chính quy: Hiện nay huyện chưa có Trung tâm giáo dục thường xuyên nhưng hiện có hàng trăm học viên đang theo học các lớp bổ túc văn hoá ở các huyện, thị lân cận. Đối với ngành giáo dục -đào tạo hiện có rất nhiều cán bộ, giáo viên đang theo học tại chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2.3.3 Y tế:

Hệ thống trạm y tế tuyến xã cơ bản được xây mới với tổng số phòng bệnh là 30 phòng và 52 giường bệnh. Tổng số cán bộ y tế tuyến xã có 44 người, trong đó 3 xã đã có bác sỹ, 4 cán bộ đang đi học đại học. Hiện tại, mỗi trạm thiếu từ 2 đến 3 cán bộ y tế.

Về cơ sở vật chất, Trung tâm y tế huyện chưa có gì đáng kể. Các trạm y tế xã, thị trấn còn lại vẫn sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất được đầu tư từ khi còn thuộc các huyện, thị xã khác.

Nhìn chung hệ thống y tế của Tam Đảo cịn rất thiếu thốn cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như lực lượng cán bộ chuyên môn. Trong thời gian tới cần tập trung đầu tư chiều sâu, giúp cho ngành y tế tiếp tục làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương, đồng thời phục vụ quá trình chuyể n dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện tam đảo - tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w