Định hướng phát triển lâm nghiệp huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện tam đảo - tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 64)

- Áp lực về việc làm cho người lao động ngày càng tăng lên: Mặc dù Tam

4.3.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp huyện Tam Đảo

Dựa vào những cơ sở pháp lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và những dự báo cơ bản đã phân tích ở trên. Quan điểm phát triển lâm nghiệp của huyện được xác định như sau:

- Trên cơ sở số liệu rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, tiến hành bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên thiên nhiên hiện có bằng các giải pháp kỹ thuật, xây dựng các chính sách phù hợp nhằm động viên đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế tình trạng suy thối tài nguyên rừng.

- Tận dụng triệt để khả năng tái sinh và phục hồi tự nhiên của các thảm thực vật rừng trên đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là rừng phịng hộ. Đối với rừng sản xuất có thể trồng rừng thay thế trên đất trống trảng cỏ và đất trống cây bụi thiếu tái sinh nếu có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật.

- Sử dụng đất trống đồi núi trọc phải gắn liền với công tác giao đất, giao rừng cho nhân dân ổn định lâu dài, nhằm xố đói giảm nghèo, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống cho người dân trên cơ sở phát triển bền vững, cân bằng sinh thái.

- Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng tập trung nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ đầu nguồn nhằm bảo vệ nguồn nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân trong vùng và ổn định diện tích đất canh tác nơng nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // ww w . l rc - t nu . e du . v n

59

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp (đặc biệt chú trọng công tác giống) nhằm phát triển vùng rừng nguyên liệu phục vụ cho công tác nguyên liệu chế biến gỗ, ván nhân tạo, giấy,… Từng bước nghiên cứu đưa các giống cây có giá trị kinh tế cao, quý hiếm, trồng rừng bổ sung trên những diện tích rừng đã trồng, nhằm từng bước nâng cao chất lượng phòng hộ và giá trị của rừng.

- Từng bước cải thiện chất lượng rừng bằng các biện pháp thâm canh rừng nhằm tăng sản lượng rừng, vừa đáp ứng mục tiêu kinh tế và mục tiêu phòng hộ.

- Phát triển lâm nghiệp tồn diện, gắn liền với xố đói giảm nghèo. Gắn phát triển lâm nghiệp với việc giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phịng trong vùng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

- Phát triển lâm nghiệp gắn liền với việc phát triển các ngành dịch vụ, du lịch sinh thái nhằm góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

- Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng theo đúng quy định của pháp luật là khâu đột phá; có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích trồng rừng thành vùng nguyên liệu tập trung gắn liền với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản làm nền tảng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.

- Cơ bản chuyển hướng phát triển lâm nghiệp hiện nay theo hướng xã hội hoá nghề rừng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng; rừng phải có chủ, trong đó nhà nước tập trung quản lý diện tích rừng đặc dụng (VQG Tam Đảo).

- Phát triển lâm nghiệp phải đảm bảo cả lợi ích kinh tế và lợi ích mơi trường sinh thái; Trồng rừng, bảo vệ rừng đi đôi với khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng, tạo ra sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho người lao động.

- Phát triển lâm nghiệp theo hướng làm tốt công tác bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, gắn liền với phát triển kinh tế du lịch; phát huy lợi thế sinh thái của huyện để đẩy mạnh việc trồng rừng và khai thác bền vững rừng sản xuất, bảo đảm nguyên liệu cung cấp cho nhà máy giấy bãi Bằng, Việt trì, cũng như nhu cầu dân dụng khác; Nâng cao tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp trong cơ cấu, kinh tế nông lâm nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện tam đảo - tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w