Hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV

2.4.2.4 Hệ thống pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật.

Nếu những quy định của pháp luật khơng rõ ràng, khơng đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng khởi kiện, xử lý tài sản đảm bảo khi doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng.

2.4.3 Các nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng thương mại : 2.4.3.1 Nguồn vốn của Ngân hàng:

Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động.

Trong thực tế, Ngân hàng chủ yếu cho vay khách hàng bằng nguồn vốn huy động của mình. Điều đó có nghĩa là hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được tăng trưởng và mở rộng nếu Ngân hàng duy trì và tăng trưởng được nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế . Cịn nếu lượng vốn ít thì Ngân hàng sẽ không đủ tiền cho khách hàng

vay, do đó Ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ không cao và việc tăng trưởng hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế.

2.4.3.2 Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng của Ngân hàng được hiểu ở đây bao gồm một số yếu tố về giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng kể trên đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành cơng trong việc tăng trưởng hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, nếu những chính sách trong cho vay khách hàng bất hợp lý, cứng nhắc, khơng theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng trưởng hoạt động cho vay của mình.

2.4.3.3 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì phải có phương hướng, chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng. Trên thực tế thì trước đây một số ngân hàng lớn với mục tiêu trở thành ngân hàng bán bn, do đó bỏ rơi phân khúc dành cho các khách hàng là các DNNVV. Điều đó đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ không mặn mà trong việc tăng cường cho vay các DNNVV, khiến việc tiếp cận vốn vay của các DNNVV trở nên khó khan hơn.

2.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI :

Một số bài nghiên cứu trước đây tại Việt Nam về các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã xác định được khá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, dường như chừng đó nhân tố là chưa đủ vì theo các nghiên cứu thực nghiệm từ các nhà nghiên cứu khác trên thế giới thì thực tế vẫn cịn khá nhiều nhân tố được tìm thấy ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, bài nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu thêm

một số nhân tố mới bên cạnh các nhân tố đã được một số bài nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam phát hiện. Một số nhân tố mới được đưa vào mơ hình nghiên cứu là các nhân tố khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng, phương án kinh doanh của doanh nghiệp và lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu muốn tìm hiểu xem các nhân tố mới nêu trên cùng với các nhân tố đã được phát hiện từ một số bài nghiên cứu trước có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam hay không và nhân tố nào sẽ tác động mạnh nhất đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu và khái quát các vấn đề cơ bản về DNNVV, vai trị của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV. Đồng thời tác giả cũng trình bày tổng quan những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV. Qua đó làm cơ sở để tác giả xem xét và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV tại Eximbank địa bàn TP.HCM ở các chương sau.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP

KHẨU VIỆT NAM

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển2

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam.

Ngày 17/01/1990, Thống đốc NHNN Việt Nam ra Quyết định số 04/NH-QĐ phê chuẩn Điều lệ của ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam và nhận được giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VND tương đương 12,5 triệu USD và có tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank, đây là ngày chính thức Eximbank đi vào hoạt động.

Ngày 06/03/1990 Tổng giám đốc NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 16/KTĐN-NH-QĐ cho phép Eximbank được thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thiết lập các quan hệ đại lý, quan hệ tài khoản với các ngân hàng nước ngồi.

EximBank có trụ sở chính đặt tại Tầng 8, văn phịng số L8-01-11+16, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Mạng lưới hoạt động của Eximbank đến cuối năm 2014 có 208 điểm giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước bao gồm: 44 chi nhánh, 163 phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm. Hiện mạng lưới giao dịch tại Eximbank có mặt tại 22 tỉnh thành trên tồn quốc, bao gồm : Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Nha

Trang, Lâm Đồng, Đaklak, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Long An, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể sau:

 Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

 Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

 Thanh tốn, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an tồn với các hình thức thanh tốn bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.

 Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB... thanh toán qua mạng bằng thẻ.

 Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

 Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngồi nước (bảo lãnh thanh tốn, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...).

 Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học.

 Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ.

 Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking.

 Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.

Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank được thể hiện qua 3 cột mốc quan trọng sau:

Giai đoạn 1990- 1997: đây là giai đoạn Eximbank mới hình thành những nền móng ban đầu cho sự phát triển. Eximbank đã không ngừng phát triển, đến năm 1997 vốn điều lệ đã tăng lên 250 tỷ đồng gấp 5 lần so mới khi mới thành lập. Đây là giai đoạn Eximbank phát triển nhanh với quy mơ tổng tài sản đạt trung bình trên 50%/năm.

Giai đoạn 1998-2006: đây là giai đoạn củng cố Eximbank. Do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ và phát sinh những hạn chế trong điều hành, nhất là trong rủi ro tín dụng đã làm cho Eximbank giảm sút nhanh chóng với dư nợ xấu tăng cao. Để vực dậy Eximbank, Chính phủ đã phê duyệt phương án chấn chỉnh, củng cố hoạt động Eximbank trong vịng 3 năm như tích cực thu hồi nợ, mua nợ xấu….Đến năm 2005 Eximbank được chính thức ra khỏi kiểm sốt đặc biệt, và kết quả là năm 2006 lần đầu tiên kể từ khi rơi vào khó khăn thì lợi nhuận trước thuế đạt được là 359 tỷ đồng, nợ xấu giảm mạnh chỉ còn 0,85%.

Giai đoạn 2007- nay: đây là giai đoạn phát triển bền vững của Eximbank. Eximbank đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu và có bước phát triển đáng kể cho đến nay.

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam3 Nam3

Với phương châm “dẫn đầu xu thế”, Eximbank luôn đi đầu trong việc đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đồng thời luôn nâng cao chất lượng các sản phẩm có thế

mạnh truyền thống như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Với những cố gắng và nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, Eximbank ln nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP có quy mơ lớn và là một trong các ngân hàng TMCP tiêu biểu tại Việt Nam.

Trong năm qua, mặc dù kinh tế vĩ mơ được ổn định theo hướng tích cực, nhưng mơi trường kinh doanh ngành tài chính ngân hàng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao; sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu, …. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, Eximbank cũng đạt được kết quả hết sức đáng khích lệ. Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 101.380 tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2013, hồn thành 101% kế hoạch. Tổng cấp tín dụng cho tổ chức kinh tế và dân cư (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 97.956 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2013, hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra (97.300 tỷ đồng). Trong đó, tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư là 87.147 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2013, hoàn thành 97% kế hoạch. Quy mô tổng tài sản đạt 161.094 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2013, hoàn thành 95% kế hoạch.

Mặc dù trong năm 2014, tổng tài sản và lợi nhuận của Eximbank bị sụt giảm, nhưng điều đó phản ánh quyết tâm trong việc lành mạnh hóa cơ cấu tài chính và nâng cao chất lượng tài sản. Bên cạnh đó, Eximbank đã mạnh dạn trích lập dự phịng bằng nguồn lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh, làm tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo cũng như thực hiện đúng cam kết phát triển ngân hàng theo hướng lành mạnh và bền vững. Vì vậy, kết quả lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt 69 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 0,03%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 0,39%. Các chỉ số an toàn hoạt động của Eximbank đều nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến thời điểm 31/12/2014, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đạt 13,62%, cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước (9%).

3.2 THỰC TRẠNG CHO VAY DNNVV TẠI EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TP.HCM

Với số lượng chiếm gần 95% số doanh nghiệp đang hoạt động tại Tp.HCM, doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng mục tiêu đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM nói chung và Eximbank nói riêng. Điều này hồn toàn phù hợp với định hướng phát triển mạnh mảng bán lẻ của Eximbank trong giai đoạn tới. Trước kia, Eximbank được biết đến như là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ, gói cho vay quy mô lớn phục vụ cho các khách hàng là doanh nghiệp lớn, hay nói cách khác thương hiệu của Eximbank được định hình là một ngân hàng bán bn. Tuy nhiên, hiện nay để phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa thu nhập, Eximbank cũng đã tấn cơng mạnh vào phân khúc khách hàng nhỏ và vừa với các sản phẩm cho vay DNNVV tương đối đa dạng để đáp ứng được các nhu cầu của DN.

Eximbank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn quan trọng nhất, đóng góp hơn 90% lợi nhuận cho tồn hệ thống EximBank (theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 của EximBank). Hiện nay, Eximbank khu vực TP.HCM có 01 Sở giao dịch, 15 chi nhánh và 69 Phòng giao dịch. Hệ thống giao dịch của EximBank khu vực TP.HCM phân bổ khắp các quận huyện tại TP.HCM góp phần tạo điều kiện để mở rộng tín dụng, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại TP.HCM.

Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ cho vay của Eximbank khu vực TP.HCM đạt 63.443 tỷ đồng (chiếm 72,79% tổng dư nợ của toàn hệ thống Eximbank), tăng 4,69% so với năm 2013.

Hình 3.1: Tình hình cho vay của EximBank khu vực TP.HCM giai đoạn 2010 – 2014

Nguồn: Văn phòng khu vực Eximbank TP.HCM Qua hình 3.1, dư nợ của EximBank khu vực TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014 ln chiếm tỷ trọng bình qn khoảng 70% so với tồn hệ thống, đóng góp khơng nhỏ vào mức hoàn thành kế hoạch chung của toàn hệ thống.

Dư nợ khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 55,28% trong tổng dư nợ của EximBank khu vực TP.HCM tính đến cuối năm 2014. Cơ cấu dư nợ của EximBank khu vực TP.HCM đang có xu hướng giảm dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp, tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Điều này cũng hồn tồn phù hợp với tình hình hiện nay, khi mà mơi trường kinh doanh vẫn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng dường như vẫn chưa vượt qua được khủng hoảng. Số lượng doanh nghiệp thua lỗ, giải thể, ngừng hoạt động vẫn chưa có dấu hiệu giảm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và chất lượng tín dụng của các Ngân hàng. Trước bối cảnh đó, việc đẩy mạnh phát triển cho vay khách hàng cá nhân được xem là một “cứu cánh” về mặt lợi nhuận cho các Ngân hàng, trong đó có Eximbank. Đó cũng chính là lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)