Về tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 81)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ

5.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG VAY VỐN CỦA CÁC DNN

5.2.2.1 Về tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng

Kết quả khảo sát cho thấy, rào cản lớn nhất làm cho các DNNVV tại TP.HCM khó tiếp cận vốn vay của Eximbank chính là do điều kiện tài sản thế chấp. Với quy mơ cịn hạn chế, các DNNVV khơng có hoặc có rất ít tài sản đảm bảo để vay vốn, về hình thức tín chấp thì hầu như khơng thể vì đây là những doanh nghiệp nhỏ chưa tạo được thương hiệu, uy tín trên thị trường, hoạt động kinh doanh chưa ổn định,... Vì vậy, việc đổi mới cơ chế về thế chấp, tín chấp để vay vốn ngân hàng cho phù hợp với điều kiện của DNNVV là thật sự cần thiết để giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn của Eximbank. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước dẫn đến nhiều

doanh nghiệp khơng thanh tốn được nợ cho ngân hàng trong thời gian gần đây thì việc cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều không hề dễ dàng. Việc cho vay tín chấp chỉ có thể thực hiện với những doanh nghiệp có doanh thu đều đặn, có một số khoản phải thu phát sinh từ các doanh nghiệp, đối tác lớn. Ngoài ra, các DNNNV cịn phải cam kết chuyển tồn bộ doanh thu qua ngân hàng, ngân hàng kiểm soát được nguồn tiền ra vào và nắm được rõ phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, đa phần các DNNVV hiện nay doanh thu bấp bênh, khó kiểm sốt nguồn tiền mà phương án kinh doanh lại không rõ ràng mà muốn áp dụng cho vay tín chấp thì gần như là đánh đố ngân hàng.

Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là Eximbank khơng thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay theo hình thức tín chấp. Trong q trình nghiên cứu các sản phẩm, chính sách cho DNNVVV vay tín chấp hồn tồn thì Eximbank có thể thực hiện cho vay thế chấp kết hợp với cho vay tín chấp một phần. Ví dụ có thể kết hợp theo tỷ lệ 70 – 30 ( 70% dư nợ của DNNNV được đảm bảo bằng tài sản có tính thanh khoản cao và 30% dư nợ còn lại của DNNNV là tín chấp bằng khoản phải thu hoặc được đảm bảo bằng các tài sản có tính thanh khoản thấp và khó quản lý hơn như hàng hóa tồn kho, máy móc, dây chuyền thiết bị…). Để làm được điều này, Eximbank cần phải thẩm định kỹ phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng cường nắm bắt thông tin, theo dõi giám sát hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên hơn, kiểm tra định kỳ/đột xuất hiện trạng tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.

Ngồi ra, Eximbank cũng có thể liên kết với các Hội doanh nhân, Hiệp hội doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ tín dụng, Quỹ phát triển DNNNV và các tổ chức tài chính tín dụng khác như Hội doanh nhân trẻ TP.HCM, Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM trong việc cho vay các DNNVV chưa đủ điều kiện vay theo quy chế ngân hàng. Các Hội, Hiệp hội và tổ chức tài chính tín dụng này sẽ đứng ra bảo lãnh một phần hoặc tồn bộ đối với khoản vay của DNNVV, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn Eximbank đối với DNNVV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 81)