CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ
5.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG VAY VỐN CỦA CÁC DNN
5.2.3.2 Nhanh chóng đưa quỹ hỗ trợ DNNVV sớm đi vào hoạt động
Tính đến tháng 06/2015, khoảng 97% trong tổng số trên 800.000 doanh nghiệp trên cả nước là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), riêng TP. Hồ Chí Minh có gần 152.000 doanh nghiệp. Bên cạnh các ngân hàng tham gia tích cực vào việc hỗ trợ vốn cho các DNNN, chính phủ cũng đã thực hiện các chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước như quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV thơng qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương, qua đó góp phần giải quyết bài tốn về vốn cho doanh nghiệp.
Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, đơn vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân Tp.HCM đã ký 121 hợp đồng bảo lãnh DN với tổng giá trị 871,27 tỉ đồng, số dư bảo lãnh tính đến tháng 06/2015 là 241,82 tỉ đồng (bằng 1,04 lần vốn điều lệ), tạo điều kiện cho DN tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng với tổng hạn mức là 1.457,54 tỉ đồng, trong đó có 59 hợp đồng ký mới và 62 hợp đồng ký tiếp với khách hàng cũ.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào con số mà quỹ bảo lãnh tín dụng DNNNV đưa ra thì chừng đó hạn mức bảo lãnh là khá nhỏ bé so với hàng trăm nghìn DNNVV đang hoạt động tại Tp.HCM. Do đó, quỹ hỗ trợ DNNVV nhiều lần được nhắc đến với mong muốn sớm kiện toàn bộ máy, khung pháp lý, các văn bản điều hành để đưa quỹ sớm đi vào hoạt động. Tháng 10 năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra quyết định ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Theo đó, vốn điều lệ sẽ do ngân sách Nhà nước cấp 2.000 tỷ đồng. Quỹ hoạt động theo mơ hình tổ chức tài chính Nhà nước, thực hiện ngun tắc tự chủ về tài chính, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, bảo tồn và phát triển vốn. Do đó, việc sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 56/2009- NĐ-CP tạo nguồn vốn đề ủy thác cho các ngân hàng thương mại cho vay đối với các DNNVV hiện nay là rất cần thiết, quỹ sẽ cùng với quỹ phát triển DNNNV và quỹ bảo lãnh DNNNV mang đến nhiều lợi ích thiết thực hơn cho các DNNNV.