Thông tin về người quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 59)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN NGÂN HÀNG

4.2.2.3 Thông tin về người quản lý doanh nghiệp

Bảng 4.4 Trình độ học vấn người quản lý của các DNNVV được khảo sát từ năm 2012 đến năm 2014

Trình độ học vấn Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Cao đẳng trở lên 38 10 Trung cấp trở xuống 342 90

Tổng 380 100

Nguồn: Kết quả thống kê từ số liệu khảo sát Theo số liệu thống kê cho thấy, người quản lý điều hành của các DNNVV được khảo sát có trình độ học vấn tương đối thấp. Số doanh nghiệp có người quản lý tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chiếm 10% trong tổng số 380 DNNVV được khảo sát. Kết quả khảo sát này tương đối phù hợp với kết quả thống kê của Ths. Vũ Hoàng Mạnh Trung được đăng trên Tạp chí Tài chính số 6 – 2014 chỉ ra rằng năm 2012 có tới 55.63% số người quản lý DNNVV tại Việt Nam có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó có 43.4% người quản lý doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các DN Việt Nam.

4.2.2.4 Một số thơng tin về tài chính doanh nghiệp

Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu tài chính của DNNVV được khảo sát từ năm 2012 đến 2014 Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Tổng tài sản Triệu đồng 1.082 95.240 18.866 Doanh thu Triệu đồng 395 736.028 31.229

Nguồn: Kết quả thống kê từ số liệu khảo sát Theo bảng 4.4, thì các DNNVV được khảo sát có tổng tài sản trung bình 18.866 triệu đồng (DN có tổng tài sản lớn nhất là 95.240 triệu đồng, nhỏ nhất là 1.082 triệu đồng). Trong khi đó, doanh thu trung bình của các DNNVV được khảo sát là 31.229 triệu đồng, một con số tương đối cao so với mặt bằng chung của các DNNVV nói chung.

4.2.2.5 Tình hình tiếp cận vốn Eximbank địa bàn TP.HCM của các DNNVV được khảo sát giai đoạn 2012 - 2014 khảo sát giai đoạn 2012 - 2014

Bảng 4.5 Tỷ lệ DNNVV đã từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank trên địa bàn TP.HCM từ năm 2012 đến 2014

Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Đã được vay vốn 232 61.05 Không được vay vốn 148 38.95

Tổng 380 100.00

Nguồn: Kết quả thống kê từ số liệu khảo sát Theo bảng 4.5, thì có 232 doanh nghiệp trong tổng số 380 doanh nghiệp được khảo sát đã được Eximbank tài trợ vốn trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2014 chiếm tỷ lệ 61,05%. Trong khi đó có đến 148 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 38,95%) không được vay vốn tại Eximbank (đây đều là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại Eximbank nhưng không vay được).

Như vậy kết quả khảo sát cho thấy việc tiếp cận nguồn vốn tại Eximbank địa bàn TP.HCM của các DNNVV còn khiêm tốn, chỉ một phần doanh nghiệp được tài trợ vốn ngân hàng, trong khi một phần lớn doanh nghiệp mặc dù có nhu cầu nhưng vẫn không được Eximbank địa bàn TP.HCM cho vay.

4.2.3 Nghiên cứu định lượng

4.2.3.1 Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm

Phương pháp thu thập số liệu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ 380 hồ sơ vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp đơn vay vốn tại Eximbank khu vực Tp.HCM từ năm 2012 đến năm 2014.

Luận văn sử dụng mơ hình hồi quy Logit để đo lường khả năng vay vốn tại EximBank địa bàn TP.HCM của các DNNVV với dữ liệu được thu thập từ hồ sơ vay vốn của các DNNVV từ năm 2012 đến năm 2014 được lưu trữ trên phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ tại Eximbank bao gồm tất cả các doanh nghiệp được xét duyệt cho vay và chưa được duyệt cho vay khi nộp đơn xin vay vốn tại Eximbank.

Dựa vào cơ sở lý thuyết, các kết quả nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu định tính nêu trên, mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV tại EximBank địa bàn TP.HCM được đề xuất như sau:

Ln (Pi/(1-Pi)) = β0 + β1TONGTS + β2NGANH + β3SONAMHD + β4DOANHTHU + β5TSDB + β6HOCVAN + β7QUANHE + β8DIEUKIEN+ β9PAKD+ β10LICHSU + ui Pi = E(Y=1 Xi)

= 1

1+ e

( β1TONGTS + β2NGANH+ β3SONAMHD + β4DOANHTHU + β5TSDB + β6HOCVAN + β7QUANHE + β8DIEUKIEN + β9PAKD+ β10LICHSU + ui)

Với biến phụ thuộc là: Y = 1 nếu DN vay được vốn

Y = 0 nếu DN không vay được vốn

Với các biến độc lập là: Tổng tài sản của doanh nghiệp, Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, Số năm hoạt động của doanh nghiệp, Doanh thu thuần của doanh nghiệp, Tài sản đảm bảo, Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, Quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, Khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng, Phương án kinh doanh của doanh nghiệp, Lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp.

Diễn giải các biến độc lập kỳ vọng của mơ hình

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu khả năng vay vốn Eximbank địa bàn TP.HCM của DNNVV, khả năng vay vốn có thể bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau và các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ở những mức độ khác nhau

Tổng tài sản (TONGTS) là biến độc lập thể hiện bằng tổng giá trị tài sản của

khoản phải thu, hàng tồn kho, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị… Tổng giá trị tài sản càng lớn thể hiện quy mô doanh nghiệp càng lớn. Biến TONGTS được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với khả năng vay vốn. Doanh nghiệp có tài sản lớn thường có nhiều cơ hội đầu tư hơn nên khả năng chi trả vốn vay sẽ cao, các doanh nghiệp này có nhu cầu cao về tín dụng và có thể dễ dàng tiếp cận cũng như được chấp thuận cho vay từ phía ngân hàng dễ dàng hơn.

Ngành nghề kinh doanh (NGANH) là biến giả. Do mỗi doanh nghiệp trong mỗi

lĩnh vực có nhu cầu về nguồn vốn hoạt động khác nhau, rủi ro khác nhau, khả năng sinh lời cũng khác nhau nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cũng là khác nhau. Vì vậy, đề tài sẽ sử dụng biến giả để phân biệt sự khác nhau này. Căn cứ vào sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp và việc phân chia lĩnh vực kinh doanh trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Eximbank, đề tài chia các doanh nghiệp được khảo sát thành hai nhóm lĩnh vực là sản xuất – kinh doanh và thương mại – dịch vụ. Biến NGANH có giá trị là 1 nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và có giá trị là 0 nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Số năm hoạt động của doanh nghiệp (SONAMHD) được tính từ khi doanh

nghiệp được cấp phép thành lập hoặc cấp phép đăng ký kinh doanh lần đầu. Số năm hoạt động của doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ tương quan thuận với khả năng vay vốn. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu thường tích lũy và quản lý nhiều tài sản hơn, có nhiều uy tín và kinh nghiệm kinh doanh hơn, do đó khả năng thất bại trong kinh doanh thấp hơn. Vì vậy việc vay vốn Ngân hàng của các doanh nghiệp này nhìn chung sẽ dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp mới thành lập.

Doanh thu thuần (DOANHTHU) là biến độc lập thể hiện bằng tổng giá trị doanh

thu thuần được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp nộp đơn xin vay vốn. Biến DOANHTHU được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với khả năng vay vốn. Doanh thu của doanh nghiệp càng cao hứa hẹn sẽ mang lại lợi

nhuận cuối kỳ càng lớn, qua đó làm tăng khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng.

Tài sản đảm bảo (TSDB) là biến giả. Hiện tại, đa phần các ngân hàng khi cho

doanh nghiệp vay đều yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài sản đảm bảo nhằm dự phòng rủi ro cho khoản vay. Tài sản đảm bảo này có thể là bất động sản, động sản, giấy tờ có giá. Tuy nhiên, một số ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài khi cho các doanh nghiệp có phát sinh các dịng tiền lớn hàng tháng thì có thể dùng dịng tiền đó để thế chấp cho khoản vay (tín chấp) mà khơng cần dùng tài sản đảm bảo khác đối ứng cho khoản vay của doanh nghiệp. Vì vậy, đề tài sẽ sử dụng biến giả để phân biệt sự khác nhau này. Biến TSDB có giá trị là 1 nếu doanh nghiệp có tài sản đảm bảo đối ứng cho khoản vay của doanh nghiệp và có giá trị là 0 nếu doanh nghiệp đi vay mà không cần tài sản đảm bảo (bao gồm cả việc thế chấp các khoản phải thu, dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp…). Biến TSDB dự kiến sẽ tương quan thuận với khả năng vay vốn của doanh nghiệp.

Trình độ học vấn (HOCVAN) là biến giả thể hiện trình độ học vấn của người

trực tiếp quản lý điều hành doanh nghiệp. Biến HOCVAN sẽ mang giá trị 1 nếu người quản lý doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên ( cao đẳng, đại học và trên đại học), và mang giá trị 0 trong các trường hợp cịn lại (trung cấp, THPT và trình độ khác). Học vấn của người quản lý được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với khả năng vay vốn. Người quản lý doanh nghiệp có trình độ học vấn càng cao thì khả năng quản lý, khả năng tìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt hơn và am hiểu quy trình, thủ tục vay vốn của ngân hàng hơn. Đồng thời, Người quản lý càng có trình độ cao thì càng tạo ra được uy tín với ngân hàng. Từ đó, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn.

Mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank (QUANHE) là biến giả thể hiện mối quan

hệ nghiệp vụ giữa doanh nghiệp và Eximbank. Biến QUANHE sẽ nhận giá trị là 1 nếu doanh nghiệp đã có phát sinh quan hệ nghiệp vụ với Eximbank khi đề nghị vay vốn. Theo quy định của Eximbank, khách hàng được xem là có mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank khi khách hàng thuộc một trong các trường hợp sau: Khách hàng có tỷ trọng

doanh số chuyển qua Eximbank hàng năm chiếm từ 31% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp trở lên, đã từng vay vốn tại Eximbank và q trình thanh tốn gốc và lãi đúng hạn trong vòng 24 tháng trở lại hoặc khách hàng có sử dụng các dịch vụ của Eximbank như thanh toán tiền lương, thanh toán xuất nhập khẩu, mở L/C… với doanh số trung bình một năm từ 3 tỷ đồng trở lên. Biến QUANHE kỳ vọng mang giá trị dương vì khi doanh nghiệp có mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do doanh nghiệp đã phần nào thiết lập được uy tín với ngân hàng.

Khả năng đáp ứng các điều kiện của Eximbank (DIEUKIEN) là biến giả thể hiện khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của doanh nghiệp tại Eximbank. Biến DIEUKIEN được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ tương quan thuận với khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Hiện tại, với các gói cho vay ưu đãi lãi suất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Eximbank thì Ngân hàng yêu cầu các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng các dịch vụ của Eximbank như chuyển doanh thu hoạt động về Eximbank, sử dụng dịch vụ chi hộ lương, thanh toán quốc tế, dịch vụ nộp thuế điện tử, thanh tốn hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại…khi doanh nghiệp vay vốn tại Eximbank. Biến DIEUKIEN sẽ nhận giá trị là 1 nếu doanh nghiệp cam kết đáp ứng đầy đủ các điều kiện của gói cho vay ưu đãi doanh nghiệp trước khi Eximbank giải ngân và ngược lại sẽ nhận giá trị là 0.

Phương án kinh doanh của doanh nghiệp (PAKD) là biến giả thể hiện liệu

phương án kinh doanh của doanh nghiệp có khả thi hay khơng theo đánh giá của các cán bộ tín dụng tại Eximbank. Biến PAKD được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ tương quan thuận với khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Hiện tại, việc lập phương án hiệu quả đối với các doanh nghiệp rất quan trọng vì đó là cở sở để Ngân hàng có thể đánh giá phần nào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu phương án kinh doanh của doanh nghiệp lập ra với các thế mạnh kinh doanh sẵn có của doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp dự định tạo ra phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì có thể xem phương án kinh doanh của doanh

nghiệp là khả thi. Biến PAKD sẽ nhận giá trị là 1 nếu phương án kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là khả thi và ngược lại sẽ nhận giá trị là 0.

Lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp (LICHSU) là biến giả thể hiện lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp trước khi gửi giấy đề nghị vay vốn tại Eximbank. Biến LICHSU được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ tương quan nghịch với khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành của Eximbank thì một trong những điều kiện tiên quyết để xét cấp tín dụng đối với doanh nghiệp là doanh nghiệp đó khơng có phát sinh nợ quá hạn từ nhóm 2 trở lên tại Eximbank và bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác trong vòng 12 tháng gần nhất. Lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp thể hiện uy tín trả nợ của doanh nghiệp trong quá khứ, cho phép ngân hàng đánh giá được phần nào tư cách của khách hàng. Biến LICHSU sẽ nhận giá trị là 1 nếu doanh nghiệp đó có phát sinh nợ quá hạn từ nhóm 2 trở lên tại Eximbank và bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác trong vịng 24 tháng gần nhất và ngược lại sẽ nhận giá trị là 0.

Qua việc giải thích các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình, kỳ vọng về dấu các biến giải thích được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.6 Diễn giải các biến trong mơ hình thực nghiệm

Tên Biến Đơn vị tính Dấu kỳ vọng

TONGTS (Tổng tài sản của DN) Triệu đồng +

NGANH (Ngành nghề của DN)

Biến giả, NGANH =1 nếu là sản xuất kinh doanh, =0 nếu là thương mại dịch vụ

+

SONAMHD (Số năm hoạt động

của DN) Năm +

DOANHTHU (Doanh thu thuần

Tên Biến Đơn vị tính Dấu kỳ vọng

TSDB (Tài sản đảm bảo của DN)

Biến giả, TSDB =1 nếu DN có tài sản đảm bảo, =0 nếu DN khơng có tài sản đảm bảo

+

HOCVAN ( Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý DN)

Biến giả, HOCVAN = 1 nếu có trình độ từ cao đẳng trở lên, = 0 nếu trường hợp khác

+

QUANHE (mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank)

Biến giả, QUANHE = 1 nếu có mối quan hệ nghiệp vụ trước với Eximbank, = 0 nếu khơng có

+

DIEUKIEN (Khả năng đáp ứng các điều kiện của Eximbank)

Biến giả, DIEUKIEN = 1 nếu doanh nghiệp cam kết đáp ứng các điều kiện của Eximbank trước giải ngân, =0 trong trường hợp ngược lại

+

PAKD (Phương án kinh doanh của DN)

Biến giả, PAKD = 1 nếu doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi, =0 trong trường hợp ngược lại

+

LICHSU (Lịch sử quan hệ tín dụng của DN)

Biến giả, LICHSU = 1 nếu doanh nghiệp có phát sinh nợ quá hạn từ nhóm 2 trở lên tại Eximbank và bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác trong vịng 12 tháng gần nhất, =0 trong trường hợp ngược lại

4.2.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng

Phân tích mơ hình tiếp cận vốn tín dụng

Từ số liệu điều tra 380 mẫu, tuần tự ước lượng các hệ số hồi quy bằng mơ hình logit, với 10 biến độc lập ta thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mơ hình tiếp cận vốn Eximbank trên địa bàn TP.HCM của DNNVV

HẠNG MỤC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG

BIẾN ĐỘC

LẬP B S.E. Wald Df Sig. Exp(B)

SONAMHD .033 .112 .087 1 .768 1.034 NGANH 3.837 1.272 9.103 1 .003 46.378 TONGTS .000 .000 2.691 1 .101 1.000 TSDB 7.558 1.578 22.938 1 .000 1.915E3 HOCVAN 2.043 .729 7.852 1 .005 7.714 DOANHTHU .000 .000 2.022 1 .155 1.000 DIEUKIEN -1.932 1.442 1.794 1 .180 .145 PAKD 1.366 .806 2.877 1 .090 3.921 QUANHE 1.396 .794 3.091 1 .079 4.037 LICHSU -7.906 1.874 17.801 1 .000 .000 Constant -7.395 1.874 15.572 1 .000 .001

Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra, ước lượng mơ hình bằng SPSS 16 Kết quả từ bảng 4.7 cho ta thấy, hệ số hồi quy của biến số năm hoạt động của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)