5. Kết cấu luận văn
2.2 Tổng quan về kiểm toán nội bộ
2.2.2.2 Quan điểm về hiệu quả KTNB
Kiểm toán nội bộ ở các nước trên thế giới ra đời khá sớm và phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, người ta coi đó là một trong những công cụ rất quan trọng và hữu hiệu của nhà quản lý để kiểm soát và quản lý tốt các hoạt động của đơn vị.
Hiệu quả KTNB, về bản chất, là một khái niệm phức tạp và đa dạng. Vì vậy, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nổ lực trong việc đưa ra một định nghĩa rõ ràng về hiệu quả KTNB. Tuy nhiên, tùy thuộc vào góc nhìn của từng đối tượng khác nhau, từng mục đích sử dụng kết quả kiểm toán khác nhau mà nhận thức về hiệu quả KTNB cũng khác nhau. Dưới đây là là một số quan điểm về hiệu quả KTNB dưới các góc nhìn khác nhau:
Hiệu quả KTNB dưới góc nhìn của các nhà quản lý cấp cao:
Thơng qua những nội dung kiểm tốn cụ thể, KTNB giúp nhà quản trị cấp cao đánh giá về chính khả năng quản lý các loại rủi ro, đánh giá các hoạt động kiểm soát nội bộ đang hoạt động, nhằm quản lý rủi ro ở mức có thể chấp nhận được, đồng thời góp phần đánh giá các yếu kém của hệ thống quản lý cả trong và ngoài đơn vị (Kiên, 2013).
KTNB liên kết với các hệ thống quản lý kiểm soát rủi ro nội bộ để nâng cao hiệu quả tổ chức thơng qua việc phê bình xây dựng và kiến nghị về tình trạng các tổ chức từ đó giảm thơng tin bất đối xứng trong quá trình ra quyết định; phục vụ như là một sự bảo đảm quan trọng trong quá trình kinh doanh và báo cáo tài chính của các tập đồn (Soh và Bennie, 2011; Cohen và Sayag, 2010; Mihret và Yismaw, 2007). Theo Unegbu & Obi (2007) thì hiệu quả KTNB được phân tích và đánh giá như là một công cụ kiểm soát hữu hiệu được thiết lập bởi quản lý để đảm bảo quy trình quản lý một cách trơn tru, kiểm sốt việc giảm thiểu chi phí, đảm bảo cơng suất sử dụng và lợi ích tối đa.
Như vậy, hiệu quả KTNB dưới góc nhìn của các nhà quản lý cấp cao là có thể kiểm sốt và quản lý rủi ro trong tổ chức. Quản lý rủi ro được định nghĩa: “là một quy trình được thiết kế bởi các nhà quản lý, nhằm xác định các vấn đề tiềm tàng có thể
23
gây ảnh hưởng đến đơn vị và quản lý, kiểm soát các vấn đề rủi ro tiềm tàng đó về mức có thể chấp nhận được để đưa ra những đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu của đơn vị’. (COSO, 2004, p.2)
Theo chuẩn mực kiểm toán nội bộ số 2120 “hoạt động kiểm toán nội bộ phải đánh giá được tính hiệu quả và góp phần cải thiện quy trình quản lý rủi ro của đơn vị”. Vai trò của kiểm toán nội bộ được Viện nghiên cứu kiểm toán nội bộ đề cập tới (IIA, 2009), gồm:
- Mang đến sự đảm bảo cho quy trình quản lý rủi ro của đơn vị
- Mang đến sự đảm bảo rằng các rủi ro đã được đánh giá một cách đúng đắn - Đánh giá quy trình quản lý rủi ro của đơn vị
- Đánh giá việc báo cáo và đánh giá các rủi ro chính - Kiểm sốt việc quản lý các rủi ro chính của đơn vị.
Trong quy trình quản lý rủi ro, kiểm tốn nội bộ như là một cơng cụ quyền năng giúp cải thiện hoạt động của đơn vị, tăng cường kiểm soát, quản lý rủi ro, và thúc đẩy quá trình quản lý của người lãnh đạo (Dana et al, 2008). Kiểm toán nội bộ không chịu trách nhiệm cho việc xác định và liệt kê các rủi ro (Dominic & Nona, 2011), mà cao hơn, vai trò của họ là mang đến một sự kiểm soát độc lập về quy trình quản lý rủi ro và đảm bảo rằng các rủi ro đã được loại bỏ, kiểm soát kịp thời (IIA, 2009). Cũng theo IIA (2009) kiểm tốn nội bộ đóng vai trị hỗ trợ ban giám đốc và các nhà quản lý cung cấp sự đảm bảo rằng quy trình quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả và các rủi ro chính được kiểm sốt tại mức độ có thể chấp nhận được.
Hiệu quả KTNB theo mục đích sử dụng kết quả kiểm tốn:
Hiệu quả kiểm tốn nội bộ góp phần giúp tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành, tạo điều kiện cho công việc của kiểm tốn viên bên ngồi (Simunic, 1984; Wallace, 1984; Xiangdong, 1997), phát hiện những điểm yếu trong quy trình kinh doanh (Sawyer, 1995) và cung cấp các đánh giá độc lập để hoạt động kinh doanh và thủ tục (Kinney, 2000; 2001).
Hiệu quả kiểm toán nội bộ tăng cường cấu trúc quản trị tổ chức (Roth và Espersen, 2002; Hay et al, 2008), Giúp tổ chức trong việc lập kế hoạch quản lý chiến lược
24
(Melville, 2003), đánh giá rủi ro kinh doanh (Spiraand Trang, 2003; Sarens và De Beelde, 2006; Karagiorgos et al, 2009; Mohamud và Salad, 2013) và tăng giá trị cho tổ chức (Drogalas et al, 2014).
Hiệu quả KTNB yêu cầu kiểm toán viên nội bộ phải làm việc độc lập và khách quan để nâng cao chất lượng dịch vụ cơng cộng, đạt được hệ thống kiểm sốt nội bộ tốt, tránh tham nhũng, đảm bảo hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt, thúc đẩy trách nhiệm và minh bạch hơn (Coram et al, 2008; Van Peursem 2005; Belay, 2007). Như vậy, Kết quả kiểm tốn sẽ khơng có giá trị khi những người sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm tốn thiếu tính độc lập cho dù cuộc kiểm toán được thực hiện bởi người có trình độ cao đến đâu. u cầu về tính độc lập địi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán, đồng thời các kiểm toán viên không bị ràng buộc trong việc tiếp xúc với các tài liệu và báo cáo của đơn vị. Trong q trình kiểm tốn, kiểm tốn viên phải thực sự khơng bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tính thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.