7. Cấu trúc của luận án
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Những kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu tổng quan các cơng trình nghiên cứu, có thể thấy, các nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính hiện nay chưa nhiều. Tuy nhiên, ở những khía cạnh nhất định, các nghiên cứu đã phần nào đề cập đến những vấn đề lý luận, thực trạng, giải pháp về quyền
tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính. Các nghiên cứu đã tập trung khá nhiều xoay quanh vấn đề quyền tiếp cận thơng tin nói chung, chỉ ra được khái niệm về quyền tiếp cận thơng tin, vị trí, vai trị, nội dung cơ chế bảo đảm, phạm vi, chủ thể, thực trạng cũng như bước đầu đưa ra những giải pháp hữu hiệu về quyền tiếp cận thông tin nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Các nghiên cứu về tố tụng hành chính bước đầu đã được quan tâm khi đã có các nghiên cứu về vai trò của các cơ quan xét xử như Tịa hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, đánh giá về hoạt động xét xử các vụ án hành chính, quyền được tiếp cận, trao đổi, sao chép tài liệu chứng cứ của các đương sự trong tố tụng hành chính... Một số nghiên cứu đã ghi nhận mối quan hệ giữa hệ thống cơ quan tư pháp với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính; đã làm rõ một số yếu tố tác động đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Tịa hành chính và vai trị bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của tòa án.
Đây là những nghiên cứu nền tảng quan trọng để phục vụ cho việc nghiên cứu theo đề tài luận án.
1.2.2. Một số vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ liên quan đến nội
dung luận án
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động nghiên cứu trong thời gian vừa qua vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, cụ thể:
Hiện nay, trong khoa học pháp lý Việt Nam, quan điểm khoa học về khái niệm quyền TCTT vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Có rất nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên, chưa có quan điểm hay luận giải nào tỏ ra có sức thuyết phục hơn cả. Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc xem xét quyền TCTT dưới góc độ là một quyền dân sự, chính trị. Vì thế, chưa bao qt hết được vai trò và tầm quan trọng của quyền TCTT cũng như bảo đảm pháp luật quyền TCTT trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người. Về trách nhiệm cung cấp thông tin, hầu hết các cơng trình nghiên cứu trong nước đều chỉ tập trung đến
chủ thể duy nhất là Nhà nước. Trong khi đó các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài cũng như thực tiễn pháp lý tại một số nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã khẳng định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của một số chủ thể ngồi cơng quyền. Tuy nhiên, mức độ và phạm vi rộng hẹp về mặt chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thơng tin hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Về mặt nội dung của quyền TCTT, các tác giả cũng chưa nêu ra được những lập luận đủ sức thuyết phục cũng như phản bác giữa quan điểm về quyền TCTT chỉ bao gồm quyền tìm kiếm và quyền tiếp nhận thơng tin với quan điểm quyền TCTT bao hàm quyền tìm kiếm, tiếp nhận và cả quyền truyền bá thông tin.
Các cơng trình nêu trên rất ít nghiên cứu có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn về quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay. Trong vụ án hành chính thì người bị kiện là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thường khơng cung cấp kịp thời tài liệu, chứng cứ theo quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của Tòa án. Sự thiếu hợp tác của người bị kiện đã ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án và gây khó khăn cho việc tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại. Một vài nghiên cứu bước đầu đã đánh giá được thực trạng này tuy nhiên mới chỉ là nhắc đến một cách sơ qua trong một số bài viết tạp chí hay trong các luận án, báo cáo khoa học dưới các góc độ nghiên cứu nhất định; chưa đánh giá sâu thực trạng và đưa ra được các giải pháp hữu ích nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính.
1.2.3. Những vấn đề cần được luận án giải quyết
Các nghiên cứu trước đó mặc dù khá phong phú về số lượng tuy nhiên vẫn còn những khoảng trống về lý luận và thực tiễn đối với bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính, địi hỏi luận án phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm và nội dung của quyền
tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính. Cụ thể: Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính; Vai trị của bảo đảm
quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính; các yếu tố đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính. Đồng thời, xác định rõ vị trí, vai trị trách nhiệm của tịa án các cấp trong việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong các hoạt động xét xử hành chính.
Thứ hai, đánh giá được thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng
hành chính ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, chỉ ra những mặt đạt được và hạn chế trong việc bảo đảm quyền thông tin trong tố tụng hành chính để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đề xuất một số phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận
thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay.