Điều kiện và thiết chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam (Trang 74 - 83)

7. Cấu trúc của luận án

2.4. Điều kiện và thiết chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính

cận thông tin sẽ dễ dẫn đến lộ, lọt, mất nội dung thông tin không được tiếp cận, là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu thập nội dung thơng tin khơng được tiếp cận, nhất là bí mật nhà nước và có thể gây ra những thiệt hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc, cá nhân quyền con người, quyền cơng dân.

Vì vậy, việc xác định đúng phạm vi nội dung thông tin không được tiếp cận và phạm vi thông tin được công khai là rất quan trọng. Thực hiện được điều này, sẽ tạo lập được sự thống nhất giữa bí mật và cơng khai, giữa bảo vệ nội dung thông tin không được tiếp cận với bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính.

2.4. Điều kiện và thiết chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính tụng hành chính

2.4.1. Điều kiện bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính

2.4.1.1. Nhận thức về quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính Nhận thức của các chủ thể về quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính Nhận thức của người dân trong bảo đảm quyền TCTT được hiểu là quan

điểm, tình cảm của người dân đối với pháp luật về quyền TCTT [32, tr.66]. Nhận thức pháp luật của người dân gắn liền với hoạt động thực hành quyền, bao gồm ý thức trong việc: Nhận biết quyền, thụ hưởng quyền và bảo vệ quyền. Nhận thức của người dân về quyền TCTT trước hết là việc nhận biết quyền, biết được rằng quyền TCTT là quyền hiến định của mọi công dân. Nhận thức về quyền, nội dung quyền chính yếu tố đầu tiên bảo đảm khả năng thụ hưởng quyền của người dân. Chỉ khi nhận thức được sự tồn tại của quyền thì người dân mới có thể biết được rằng mình có hay khơng có nhu cầu sử dụng đến quyền này. Đó là tiền đề cơ sở cho sự ra đời của ý thức về nhu cầu tiếp cận thơng tin. Ngồi ra trong q trình thụ hưởng quyền, khi gặp phải những trở ngại, xâm phạm từ các chủ thể khác, người dân cũng cần phải có ý thức bảo vệ quyền, đó chính là hiểu biết của người dân trong việc nhận biết và thực hiện các cách thức bảo vệ quyền của mình khi nó bị xâm phạm.

Nhận thức về quyền của các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền TCTT trong tố tụng hành chính như Tịa Hành chính, Viện Kiểm sát cũng như các cơ quan hành chính nhà nước nắm giữ thơng tin sẽ góp phần quan trọng hiện thực hóa quyền TCTT trong TTHC bởi đặc thù vị thế của bên khởi kiện trong mối quan hệ với bên bị kiện.

2.4.1.2. Điều kiện chính trị

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hồn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hồn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của cơ quan công quyền. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Trong đó Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác ngày càng hoàn thiện đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc ban hành Luật Tiếp cận thơng tin, Luật Tổ chức Tịa án, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tố tụng hành chính… là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin của đương sự trong tố tụng hành chính, góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tố tụng hành chính.

Tiếp tục cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 và để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, ngày 06/4/2016, Quốc hội đã thông qua Luật Tiếp cận thơng tin, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018. Luật Tiếp cận thông tin quy định về: (i) nguyên tắc quyền tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của con người và cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm cơng khai thơng tin; (ii) chủ thể cung cấp thông tin các cơ quan cơng quyền (chính quyền các cấp, tịa án, quốc hội và các cơ quan khác thuộc hệ thống công, kể cả các đơn vị kinh doanh thực

hiện nhiệm vụ của nhà nước hoặc các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước); (iii) trình tự, thủ tục tiếp cận thơng tin; (iv) hình thức u cầu cung cấp thơng tin đơn giản để người dân có thể sử dụng khi yêu cầu cung cấp thông tin, thông thường, là các yêu cầu dưới dạng một văn bản; (v) thông tin công khai rộng rãi và thông tin cung cấp theo yêu cầu, thông tin hạn chế tiếp cận; nguyên tắc khiếu nại, khiếu kiện; (vi) quy định có cơ quan độc lập bảo đảm quyền tiếp cận thông tin và cơ chế giám sát, bảo đảm thực hiện hiệu quả quyền tiếp cận thơng tin,... Bên cạnh đó, nghiên cứu hệ thống pháp luật trong nước cho thấy, đã có nhiều văn bản được ban hành có quy định liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc công bố, công khai thông tin trong một số ngành, lĩnh vực, ví dụ: cung cấp thơng tin về môi trường, thông tin về quy hoạch, về xây dựng, về đất đai, về các dự án, về chi tiêu ngân sách... (Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ngân sách, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn...); quy định trách nhiệm cung cấp thông tin pháp luật cho người dân, giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Hòa giải ở cơ sở,...). Việc quy định trách nhiệm công khai, minh bạch và cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trong các văn bản pháp luật được ban hành sau ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn. Thông qua các quy định của pháp luật, chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã từng bước đi vào cuộc sống.

Mặt khác, pháp luật về tố tụng hành chính những năm gần đây đã từng bước được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện với sự ra đời của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và gần đây nhất là Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (thay thế Luật Tố tụng hành chính năm 2010) được xây dựng theo hướng mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính; đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khởi kiện và tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa người dân với cơ quan cơng quyền trước Tịa án. Pháp luật tố tụng hành chính đã quy định rõ: Nguyên tắc cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh của đương sự trong tố tụng hành chính; Quyền, nghĩa vụ thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ của đương sự, người kháng cáo và

người có quyền lợi liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng hành chính; Đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình; Quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ của đương sự…

Như vậy, cơ sở pháp luật về tiếp cận thơng tin và tố tụng hành chính là điều kiện, nền tảng quan trọng bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính của đương sự. Tuy nhiên, các quy định hiện hành chưa bao quát hết các lĩnh vực cần cung cấp thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy, chưa phúc đáp đầy đủ nhu cầu được cung cấp thông tin đang ngày càng gia tăng của công dân. Hầu hết các văn bản hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc xác định trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước và trao quyền tự quyết định việc cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước mà chưa quy định quyền được chủ động yêu cầu cung cấp thông tin của công dân, thiếu cơ chế bảo đảm, thiếu trình tự, thủ tục. Một số quy định của pháp luật tố tụng hành chính chưa phù hợp, chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn kịp thời.

2.4.1.3. Điều kiện pháp lý

Hiến pháp và pháp luật ghi nhận quyền TCTT trong TTHC là điều kiện quan trọng để bảo đảm hiện thực hóa nội dung quyền này cũng như gắn trách nhiệm bảo đảm quyền đối với từng chủ thể trong quá trình xét xử vụ án hành chính. Trong một quốc gia, việc không công khai thông tin đồng nghĩa với thiếu trách nhiệm giải trình của các cơ quan cơng quyền trong q trình thực thi quyền lực cơng và có thể quyền lực đó sẽ mâu thuẫn hoặc đi ngược lại lợi ích của cơng chúng, của cộng đồng xã hội. Bảo đảm quyền thơng tin sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, làm tăng tính hiệu quả, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước.

Pháp luật ghi nhận các nguyên tắc như: Công khai, minh bạch trong việc bảo đảm quyền TCTT trong TTHC sẽ làm tăng tính khả thi của quyền này trong thực tiễn. Bởi vì cơng khai minh bạch cũng được coi như một giá trị công được

xã hội chấp nhận để phòng chống tham nhũng đi kèm với trách nhiệm giải trình

tiếp cận thơng tin được coi là 1 trong 3 tiêu chí để đánh giá sự cơng khai, minh bạch của một chương trình, hoạt động, chính sách (2 tiêu chí cịn lại là sự tương

tác và giao tiếp chia sẻ thông tin hai chiều và tính rõ ràng về quy trình thủ tục ra quyết định) [82].

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề cập đến quyền tiếp cận thông tin như là một trong những yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của nhà nước và là yêu cầu của việc thực hiện các cam kết quốc tế.

2.4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kể từ khi khởi xướng công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã tiến những bước dài và rất thành công trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các điều kiện về kinh tế, xã hội thuận lợi sẽ xóa bỏ rào cản trong quá trình tìm kiếm và tiếp nhận thơng tin của người dân nói chung cũng như của đương sự trong vụ án hành chính nói riêng. Một trong các mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính là giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, loại bỏ những lực cản mà bộ máy hành chính có thể gây ra đối với sự phát triển của xã hội nói chung và phát triển kinh tế nói riêng. Hệ thống thủ tục hành chính hiện nay rất phức tạp, các quy định nằm rải rác trong nhiều văn bản khiến người dân khó khăn khi tìm hiểu và các cơ quan nhà nước khó áp dụng thống nhất. Việc xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính sẽ khắc phục được những yếu kém trên. Ngoài ra, để người dân dễ nắm bắt và thực hiện, tại mỗi cơ quan, tổ chức cần xây dựng một hệ thống dữ liệu liên quan đến hoạt động hoặc lĩnh vực mà cơ quan, tổ chức quản lý theo hướng dễ truy cập, dễ sử dụng, được cập nhật thường xun và miễn phí. Q trình này cũng giúp làm giảm tình trạng “đặc quyền về thơng tin” - một hiện tượng cản trở quá trình cơng khai và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức khi người có thẩm quyền sử dụng những thơng tin do mình có hoặc trực tiếp nắm giữ vì động cơ vụ lợi.

Bối cảnh triển khai mơ hình chính phủ điện tử, chính quyền điện tử với phương thức hoạt động mới của chính phủ, của các cơ quan nhà nước hướng tới

người dân, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của đương sự trong tố tụng hành chính với các tiêu chí dễ tiếp cận, giảm chi phí, sẵn có và hiệu quả.

2.4.2. Thiết chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính

2.4.2.1. Tịa hành chính

Đối với việc thực hiện quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính phải kể đến hoạt động hỗ trợ tìm kiếm thơng tin từ bên nắm giữ thơng tin thông qua hệ thống Tịa án nhân dân, trong đó có Tịa hành chính.

Tịa án hành chính là Tịa án chun trách trong hệ thống Tòa án nhân dân có nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ án hành chính theo quy định của pháp luật. Tịa chuyên trách hiện nay được thiết lập trong hệ thống từ Tòa án nhân dân cấp cao đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Tịa án hành chính thực hiện chức năng tố tụng hành chính nhằm bảo đảm quyền của các đương sự trong đó có quyền tiếp cận thơng tin. Việc bảo đảm các quyền này được thực hiện căn cứ vào chức năng, thẩm quyền của tòa án; Căn cứ vào tính độc lập của Tịa án; Căn cứ vào việc áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật của Tịa án trong tố tụng hành chính.

Tịa hành chính có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính bằng cách bảo đảm cho các bên tiếp cận thơng tin mà tịa nắm giữ trong vụ án hành chính cũng như hỗ trợ tìm kiếm thơng tin từ các bên liên quan trong vụ án hành chính. Việc hỗ trợ tìm kiếm thơng tin từ các bên liên quan trong vụ án hành chính được thể hiện thơng qua việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho đương sự thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ từ các nguồn khác nhau. Trong những trường hợp nhất định, Tịa hành chính áp dụng các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện cho đương sự được thực hiện quyền tiếp cận các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án hành chính như: yêu cầu các cơ quan nhà nước cung cấp các hồ sơ, chứng cứ mà đương sự không tiếp cận được để đảm bảo tính dân chủ, tính minh bạch, chính xác, làm căn cứ giải quyết vụ án hành chính.

2.4.2.2. Viện kiểm sát

Theo quy định của Hiến pháp, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được giao chức năng quan trọng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Thông qua thực hiện chức năng của mình, Viện kiểm sát có trách nhiệm, vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân nói chung và quyền tiếp cận thơng tin nói riêng. Trong các vụ án hành chính, Viện kiểm sát kiểm sát các vụ án từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án, tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong cơng tác thi hành bản án, quyết định của Tịa án;... Thông qua việc thực hiện chức năng này, Viện kiểm sát giúp Tòa án kịp thời sửa chữa các thiếu sót, sai lầm trong hoạt động xét xử nhằm bảo vệ quyền công dân, bảo đảm cho quyền tiếp cận thông tin của đương sự được thực hiện, cụ thể:

Đặc thù của khiếu kiện hành chính khi thụ lý, giải quyết cũng như khi thi hành án hành chính là ln có một bên đương sự là “cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước”, do vậy, đối tượng bị kiện cũng như đối tượng phải thi hành án hành chính là cơ quan nhà nước, cơng chức

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam (Trang 74 - 83)