Phương hướng bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chín hở

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam (Trang 149 - 154)

7. Cấu trúc của luận án

4.1. Phương hướng bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chín hở

4.1.1. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính dựa

trên yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Thơng tin trong vụ án hành chính liên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính do cơ quan, thủ trưởng cơ quan Nhà nước tạo ra, nắm giữ. Nếu thông tin không được cung cấp đầy đủ, rõ ràng, kịp thời và khơng mang tính pháp lý, khơng bảo đảm trách nhiệm pháp lý sẽ làm sai lệch về thông tin, tài liệu, chứng cứ, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bản án, ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan, ảnh hưởng đến nền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tiếp cận thông tin của đương sự trong tố tụng hành chính cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, nhất quán tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Nghị quyết số 49- NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp, cụ thể:

Các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính phải dựa trên cơ sở bảo đảm quyền con người, quyền công dân: Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung, làm rõ bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đó là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân [1]. Theo đó, nhà nước Việt Nam thượng tơn Hiến pháp và pháp luật, các quy định tại Hiến pháp là nền tảng cho toàn bộ hệ thống luật pháp bởi những điều luật này sẽ được cụ thể hóa thành các bộ luật, luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mọi chủ thể trong xã hội đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, ở Nhà nước pháp quyền có sự bình đẳng giữa mọi người (nhà nước, tập thể và cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật), không phân biệt đối xử trong việc công nhận, thụ hưởng và phát triển các quyền con người, quyền cơng dân. Điều đó cho thấy, nhà

nước pháp quyền phải xác lập được cơ chế bảo vệ, bảo đảm thực hiện các quyền công dân cho người dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội và khi có tranh chấp; đặc biệt khi phát sinh tranh chấp hành chính giữa cơng dân với các cơ quan nhà nước hoặc với người có thẩm quyền thì chỉ có cơ quan tố tụng hành chính mới có thẩm quyền phán xét việc tuân thủ pháp luật của các bên và hệ thống Tòa án độc lập sẽ là bảo đảm cuối cùng cho cơng dân có đủ khả năng và điều kiện bảo đảm quyền công dân của mình khi bị xâm hại. Do vậy, việc Nhà nước tạo các điều kiện pháp lý nhằm bảo đảm quyền cơng dân trong tố tụng hành chính sẽ góp phần bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền.

Việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã trở thành xu hướng tất yếu, được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013. Sau Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luật được ban hành thể hiện tinh thần này trong các quy định cụ thể, một trong số đó là Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật Tố tụng hành chính 2015… Đây chính là điều kiện quan trọng để quyền con người, quyền công dân có cơ sở thực hiện và đi vào đời sống xã hội.

Trong xã hội hiện đại, thông tin là nhu cầu thiết yếu của con người, là nền tảng của xã hội. Quyền tiếp cận thông tin của người dân là quan trọng nhưng quan trọng hơn phải là đảm bảo tiếp cận các thông tin chuẩn xác, kịp thời. Nếu thông tin nhiều, không được thông tin đầy đủ, không chuẩn xác, thông tin chưa được phân tích đánh giá và thơng tin khơng do ai chịu trách nhiệm về tính xác thực thì cũng trở thành những thông tin không cần thiết cho người dân. Hơn nữa, trong q trình luật hóa, nhưng nội dung của Luật Tiếp cận thơng tin chưa cụ thể hóa, chi tiết thơng tin về bí mật nhà nước, bí mật đời tư, bí mật kinh doanh, bí mật của tổ chức… đây là một trong những rào cản, khó khăn mà thông tin do Nhà nước nắm giữ sẽ bị lạm dụng, đùn đẩy trách nhiệm, né tránh cung cấp thơng tin, hạn chế quyền tìm kiếm, quyền ghi chép và quyền sử dụng của chủ thể quyền gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Để hạn chế các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin nói chung và tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính nói riêng việc hồn thiện hệ thống chính sách pháp luật là địi hỏi khách quan. Việc

hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính cịn là thơng điệp cho thấy Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế đã và đang nỗ lực đẩy mạnh cải cách pháp luật, cải cách hoạt động của bộ máy nhà nước, mở rộng dân chủ, cơng khai, minh bạch hóa mọi hoạt động của nhà nước, đồng thời bảo đảm một trong những quyền cơ bản của con người là quyền tiếp cận thơng tin.

Tiếp tục cụ thể hóa các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013; hoàn thiện, bổ sung Luật Tiếp cận thơng tin, Luật Tố tụng hành chính và các luật có liên quan theo hướng tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án hành chính.

Giới hạn cụ thể một số thông tin hạn chế thuộc về bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh… trong tố tụng hành chính mà đương sự khơng được u cầu cung cấp, khơng có quyền tiếp cận, tránh tình trạng lạm dụng thơng tin bí mật để thao túng quyền lực, tham nhũng thông tin. Cần bảo đảm tính hợp hiến và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiếp cận thông tin và minh bạch trong hoạt động tố tụng hành chính.

Tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính cần góp phần nâng cao tính minh bạch của chính sách, nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.Việc hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính cần bảo đảm quyền của các chủ thể liên quan tiếp cận thông tin, song mặt khác phải bảo đảm không được làm ảnh hưởng đến các quyền chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, như quyền về bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh, bí mật nhà nước… Đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong điều kiện khoa học, kỹ thuật phát triển, thông tin đa dạng, đa chiều như hiện nay.

4.1.2. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính đáp

ứng yêu cầu cải cách tư pháp và phù hợp với đặc thù của tố tụng hành chính

Yêu cầu nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp là một trong những đòi hỏi bức xúc hiện nay, là một địi hỏi tự thân của nền cơng lý và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.Cải cách tư pháp được tiến hành đồng bộ trên các phương diện cải cách tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan tư pháp bao gồm tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, luật sư, tư vấn pháp luật… Cải cách tòa án là khâu đột phá trong cải cách tư pháp, bởi vì trong hệ thống các cơ quan tư pháp, tịa án có vai trị đặc biệt quan trọng. Tòa án thực hiện chức năng xét xử, bảo vệ công lý (đã được quy định rõ trong Hiến pháp 2013) và sự công bằng xã hội. Cải cách tòa án là tạo ra các điều kiện và các phương tiện tố tụng tối ưu để giải quyết các vụ án đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh.

Công chứng, luật sư và giám định tư pháp là những lĩnh vực hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ đắc lực cho hệ thống tư pháp. Hoạt động công chứng, luật sư và giám định tư pháp sẽ góp phần quan trọng làm cho các hoạt động của hệ thống tư pháp được khách quan, nhanh chóng và đúng pháp luật (đặc biệt là đối với hệ thống xét xử). Xét trên phương diện quyền công dân, hoạt động công chứng, luật sư và giám định tư pháp góp phần bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Ở Việt Nam, công chứng, luật sư và giám định tư pháp là các lĩnh vực hoạt động mới được phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Tuy chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, song đã thể hiện tầm quan trọng đối với hệ thống tư pháp nói chung và hoạt động tố tụng hành chính. Cải cách các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp là một bộ phận không thể tách rời của cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam.

4.1.3. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính phù hợp với

xu hướng cơng khai, minh bạch trong hoạt động điều hành quản lý nhà nước

Để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cơ quan tố tụng hành chính trong việc cung cấp thơng tin, phạm vi và các hình thức tiếp cận thơng tin.Trình tự, thủ tục cơng khai thông tin, yêu cầu và cung cấp thông tin được quy định rõ và theo nguyên tắc “công khai tối đa, ngoại lệ tối thiểu” và tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho các chủ thể

liên quan trong tố tụng hành chính tiếp cận được thơng tin, tài liệu, chứng cứ. Tăng cường cải cách hành chính gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính là tiền đề thực hiện công khai, minh bạch hoạt động hành chính, giúp người dân hiểu rõ các quyền, nghĩa vụ của mình, cũng như về quy trình giải quyết cơng việc với cơ quan nhà nước, qua đó xóa bỏ tình trạng đặc quyền về thơng tin.

Tiếp tục hồn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của cơ quan tố tụng hành chính, trong đó hình thành cơ chế chịu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin/hỗ trợ tìm kiếm thơng tin trong tố tụng hành chính.

4.1.4. Tăng cường hiệu quả bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính

Tố tụng hành chính đã tạo ra một phương thức giải quyết tranh chấp hành chính mới với nhiều ưu việt. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính dân chủ, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền nói chung và xây dựng nền hành chính phục vụ nói riêng. Tuy nhiên, tính ưu việt của phương thức giải quyết tranh chấp này chưa thực sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quy định về trách nhiệm bảo đảm từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng và quy định pháp luật tố tụng hành chính hiện hành về trách nhiệm cơng vụ của người bị kiện trong tố tụng hành chính chưa đầy đủ, hợp lý. Xuất phát từ tính đặc thù của người bị kiện là bên nắm thơng tin và có lợi thế trong vụ kiện nên cần thiết phải quy định và bảo đảm thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin của họ trong tố tụng hành chính. Những quy định của pháp luật tố tụng hành chính về vấn đề này chưa thực sự đầy đủ và hợp lý. Do đó, việc hồn thiện pháp luật tố tụng hành chính nhằm bảo đảm tăng cường trách nhiệm cơng vụ của nền hành chính quốc gia nói chung và của người bị kiện trong tố tụng hành chính nói riêng, qua đó góp phần bảo đảm thực chất sự bình đẳng giữa đương sự trong tố tụng hành chính là hết sức cần thiết.

Tăng cường hoạt động giám sát thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính. Các vi phạm trong lĩnh vực này cần phải được phát hiện kịp thời, có chế tài đối với các trường hợp vi phạm.

Nâng cao nhận thức nói chung và kiến thức pháp luật về quyền tiếp cận thông tin và nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thơng tin trong tố tụng hành chính, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cung cấp thông tin của các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng.

Quy định rõ các cơ chế, thủ tục, biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, bao gồm cơ chế kiểm tra, giám sát của nhà nước và xã hội đối với việc thực hiện quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính.Tăng cường kỹ năng, năng lực cho các tổ chức bổ trợ tư pháp cũng như nhận thức của các tổ chức này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nói chung cũng như quyền về tiếp cận nói riêng trong hoạt động tố tụng hành chính.

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới của cuộc CMCN 4.0 trong việc số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ việc tra cứu, truy cập thông tin, trao đổi, giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, cá nhân một cách thuận lợi, dễ dàng, chính xác và nhanh chóng, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, kịp thời trong tiếp cận thông tin, tài liệu, chứng cứ.

4.2. Giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam (Trang 149 - 154)