Các nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam (Trang 69 - 74)

7. Cấu trúc của luận án

2.3. Các nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính

2.3. Các nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính tụng hành chính

2.3.1. Nguyên tắc mọi chủ thể đều bình đẳng trong tiếp cận thơng tin tố tụng hành chính

Bình đẳng được thể hiện qua khía cạnh đó là về cơ hội, tức là bình đẳng trong việc tiếp cận thơng tin của các chủ thể trong tố tụng hành chính. Đây là một nguyên tắc cơ bản, bởi sự bình đẳng có mối liên hệ khơng tách rời với các nguyên tắc khác như pháp quyền, sự tham gia hay ngun tắc khơng loại trừ chủ thể nào (hay cịn gọi là “phát triển bao trùm”). Nhưng sâu xa hơn, bình đẳng bắt nguồn từ các lý thuyết nền tảng của quản trị nhà nước. Nhà nước là thiết chế quyền lực công do tất cả người dân lập ra, vì thế có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả người dân, không phân biệt đối xử vì bất cứ yếu tố nào. Nguyên tắc bình đẳng trong tố tụng hành chính bảo đảm cho tất cả mọi chủ thể đều có cơ hội như nhau trong việc nắm bắt, tiếp cận với các cơ hội.

Với nguyên tắc này, các chủ thể tham gia tố tụng hành chính (người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự…) đều bình đẳng, đều được tự

do tìm kiếm thơng tin và phổ biến thơng tin hay chính là thực hiện quyền tiếp cận thơng tin. Những chủ thể này được tòa án và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, liên quan tạo điều kiện để thực hiện quyền tiếp cận thơng tin, có cơ hội, khả năng, điều kiện công bằng, ngang nhau, như nhau (cả về địa vị pháp lý và hình thức thực hiện quyền) khi tiếp cận tài liệu, chứng cứ; có quyền đưa ra u cầu cung cấp thơng tin (trong bất kỳ gai đoạn nào của tố tụng hành chính); tìm hiểu những thơng tin trong hồ sơ vụ án, đưa ra ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước tịa án.

Bình đẳng trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin là một trong những nguyên tắc chủ đạo bao trùm trong toàn bộ các giai đoạn tố tụng hành chính. Ngun tắc đó bảo đảm bình đẳng giữa các chủ thể của tố tụng hành chính với việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Nếu vi phạm nguyên tắc bình đẳng sẽ làm giảm hoặc mất đi cơ hội tham gia hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng hành chính.

2.3.2. Ngun tắc thơng tin trong tố tụng hành chính phải được cung cấp phải chính xác, đầy đủ, minh bạch

Điều này địi hỏi các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thơng tin phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, minh bạch của các thơng tin đến với các đương sự, các chủ thể u cầu cung cấp thơng tin. Tránh tình trạng thơng tin mập mờ, khơng rõ ràng, khơng đầy đủ, dẫn đến hiện tượng hiểu sai và không đúng bản chất của thông tin. Chỉ khi được cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác, các chủ thể tham gia tố tụng hành chính mới có cơ hội thực hiện tốt các quyền của mình.

Nội dung này của nguyên tắc có thể hiểu là quy định về trách nhiệm đối với các các chủ thể đang nắm giữ thông tin trong việc cung cấp thông tin đối với đương sự trong tố tụng hành chính. Theo đó, các cơ quan lưu giữ thơng tin có trách nhiệm cung cấp các thơng tin do mình tạo ra, trừ những trường hợp thông tin thuộc loại đương sự khơng được tiếp cận như: Thơng tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thơng tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phịng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật; các thơng tin về bí mật cá nhân, đời sống

riêng tư; thơng tin về bí mật kinh doanh;... Khi thơng tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì đương sự được tiếp cận theo quy định của pháp luật; hoặc trong trường hợp thông tin được tiếp cận có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện mà luật quy định.

2.3.3. Nguyên tắc cung cấp thông tin kịp thời trong tố tụng hành chính

Kịp thời (hay đáp ứng kịp thời), nguyên tắc này thể hiện ở hai phương diện cơ bản: (i) việc cung cấp thông tin đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng của các đương sự; (ii) các thông tin được cung cấp, các đề nghị, yêu cầu của đương sự được giải quyết trong một thời hạn hợp lý. Việc cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước phải đảm bảo tính kịp thời, tránh hiện tượng trì hỗn thơng tin gây khó khăn cho các đương sự, gây khó khăn cho q trình giải trình giải quyết vụ án. Những hiện tượng trì hỗn thơng tin đến với đương sự có thể sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Việc bảo đảm tính kịp thời về tiếp cận nguồn thông tin tài liệu trong tố tụng hành chính có tác động đến hiệu quả của bản án hành chính. Để bảo đảm tính kịp thời trong tiếp cận thơng tin tố tụng hành chính, các cơ quan tố tụng hành chính cần xác định các nhu cầu, nguyện vọng của đương sự về tiếp cận thơng tin để từ đó nhằm hiện thực hóa các nhu cầu và nguyện vọng đó một cách hiệu quả trong thời hạn xác định. Đồng thời là cơ sở để đánh giá chứng cứ, xác định sự thật khách quan của vụ án hành chính kiểm tra kỹ lưỡng từng loại nguồn chứng cứ và xác định nguồn chứng cứ, trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật. Xác định chứng cứ trong hồ sơ đã đầy đủ để chứng minh cho yêu cầu của đương sự tham gia vụ kiện; Đối chiếu, phân tích các tài liệu, chứng cứ để làm rõ sự thật khách quan, bản chất trong quan điểm của từng đương sự và bản chất của mâu thuẫn trong nội dung vụ án cần được giải quyết. Xác định nội dung tranh chấp, quan hệ tranh chấp, nội dung yêu cầu của người tham gia tố tụng khác, xác định tính hợp pháp, tính có căn cứ của các yêu cầu này. Việc xác định nội dung quan hệ tranh chấp cũng đồng thời với việc xác định tư cách của người khởi kiện,

người bị kiện, người đại diện, người được ủy quyền hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thêm vào đó, các cơ quan tố tụng hành chính cần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin để thường xuyên tiếp nhận các ý kiến phản hồi của đương sự, đồng thời cần xây dựng các cơ chế để thúc đẩy sự tham gia của đương sự và bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng thơng tin. Ngồi ra, cần xây dựng đội ngũ các cơng chức, viên chức thực thi có năng lực và phẩm chất đạo đức, đồng thời đa dạng hóa các hình thức phục vụ và tham gia trực tuyến để có thể đáp ứng nhanh nhất các nhu cầu, nguyện vọng tiếp cận thông tin của các đương sự.

2.3.4. Nguyên tắc bảo đảm bí mật đời tư, bí mật quốc gia và tơn trọng giới

hạn quyền con người

Quyền tiếp cận thông tin là quyền con người cơ bản cho phép người dân được biết, được tiếp cận, sử dụng, chia sẻ các thông tin của nhà nước. Quyền tiếp cận thơng tin chỉ có thể được bảo đảm khi thông tin của nhà nước công khai, hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch và có tham gia của người dân. Trên thực tế, sự hình thành và mở rộng của quyền tiếp cận thông tin gắn liền với cuộc đấu tranh địi hỏi cơng khai và minh bạch hóa đời sống chính trị. Sự bưng bít, bí mật thơng tin gây ra nhiều hệ quả đối với xã hội, vì thế ở các quốc gia, người dân ngày càng đặt ra u cầu với chính quyền phải cơng khai, minh bạch hơn trong hoạt động. Ở chiều ngược lại, việc bảo đảm tiếp cận thông tin sẽ thúc đẩy sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, khơng phải thông tin nào cũng được công bố, công khai, việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin đặt ra trong những trường hợp cần thiết vì lý do bí mật nhà nước, dân tộc, đời tư và các giới hạn quyền con người…

Việc bảo đảm tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính ln đặt trong mối quan hệ với các quyền được giữ bí mật đời tư và việc bảo vệ bí mật quốc gia. Tất cả những vấn đề này liên quan đến các quy định về giới hạn quyền con người. Thực tế cho thấy, cần nhận thức được mối quan hệ khăng khít giữa việc bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin của đương sự trong tố tụng hành chính với việc bảo đảm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân

trong xã hội. Trong đó, cần thấy được, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là một nội dung quan trọng, liên quan đến sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ và Nhà nước. Đồng thời, cần phải thấy rằng, việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của đương sự trong tố tụng hành chính cũng là vấn đề mang tính nguyên tắc đã được pháp luật quy định. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhân dân là người làm chủ mọi mặt của đất nước; quyền con người, quyền công dân ngày càng được đề cao và ở vị trí trung tâm của mọi chính sách phát triển; nhu cầu thông tin của công dân ngày càng gia tăng, nhất là các thông tin liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Do vậy, cần duy trì sự tương quan giữa hai nội dung trên trong giới hạn nhất định nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân khơng xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

Để đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa bảo vệ bí mật nhà nước với bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cần phải: xác định phạm vi nội dung không được tiếp cận sao cho phù hợp, bảo đảm vừa bảo vệ được các thơng tin bí mật quan trọng; vừa thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của đương sự trong tố tụng hành chính. Khi xác định phạm vi nội dung thông tin không được tiếp cận cần tránh hai khuynh hướng:

(i) Xác định phạm vi nội dung thông tin không được tiếp cận tràn lan, quá rộng, khơng phải là bí mật nhà nước cũng cho là bí mật và đóng dấu mật… Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nội dung thơng tin khơng được tiếp cận quá nhiều, quá rộng, không bảo vệ được hết; lộ, lọt nội dung thông tin không được tiếp cận xảy ra nhiều mà không xử lý được hết làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật. Mặt khác, xác định như vậy sẽ hạn chế quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính, hạn chế việc mở rộng dân chủ, nhân quyền và có thể lợi dụng nội dung thông tin không được tiếp cận để che giấu các hành vi vi phạm pháp luật.

(ii) Xác định phạm vi nội dung thông tin không được tiếp cận quá hẹp, quá cứng nhắc, dẫn đến sót, lọt những bí mật quan trọng cần phải bảo vệ; nếu mở rộng

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam (Trang 69 - 74)