Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam (Trang 41 - 44)

7. Cấu trúc của luận án

1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu

Để nghiên cứu nội dung của luận án bảo đảm tính khoa học, luận án sử dụng cơ sở lý luận về quyền con người, ở đó chủ yếu là phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người (human rights-based approach – HRBA). Qua đó, luận án sẽ làm sáng tỏ nội dung và cách thức thực hiện quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính trên cơ sở một số đặc trưng cơ bản sau: (i) Coi việc hỗ trợ thực hiện, thụ hưởng các quyền con người là mục tiêu chính trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; (ii) Lấy các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên là cơ sở để xây dựng pháp luật và thực hiện các chính sách bảo đảm quyền của các đương sự trong tố tụng hành chính; (iii) Làm rõ những chủ thể quyền tiếp cận thơng tin, chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của họ, từ đó hỗ trợ tăng cường năng lực trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm… Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các lý thuyết về quyền tự nhiên, quyền pháp lý, lý thuyết về quản trị tốt, lý thuyết về quyền tiếp cận thông tin, lý thuyết về tiếp cận dựa trên quyền trong tố tụng hành chính…

1.3.2. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu

Luận án “Quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam” được triển khai dựa trên giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau:

Giả thuyết nghiên cứu:

Quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính hiện nay chưa được nhận diện đầy đủ từ góc độ chủ thể, phạm vi, nội dung và phương thức thực hiện quyền.

Quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính trên thực tế chưa được bảo đảm ở cả phương diện quy định pháp luật và thực tiễn thiết lập các điều kiện và năng lực thiết chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay.

Cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay thơng qua một số giải pháp như hồn thiện cơ sở pháp lý và cách thức tổ chức thực hiện quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính.

Câu hỏi nghiên cứu:

- Quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính là gì? đặc điểm, vai trò, nội dung, các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính gồm những vấn đề gì?

- Thực trạng quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam

hiện nay như thế nào?

- Những giải pháp nào để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay?

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu, khảo luận các cơng trình khoa học trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài cho thấy việc nghiên cứu về quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động tố tụng hành chính chưa được chú trọng, chưa được nghiên cứu một cách chun sâu, tồn diện và có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn. Mặt khác, đến thời điểm hiện nay, phần lớn các cơng trình khoa học đã được cơng bố tại Việt Nam chủ yếu phân tích, bình luận về quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính trước khi Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và cả Luật Tố tụng hành chính năm 2015 được ban hành. Do vậy, việc nghiên cứu “Quyền tiếp cận thông

tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam” là thực sự cần thiết trong giai đoạn

hiện nay. Đây là đề tài có tính mới trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đó trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị khoa học nhằm bảo đảm quyền các bên và nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng hành chính.

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam (Trang 41 - 44)