7. Cấu trúc của luận án
4.2. Giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chín hở Việt Nam
4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính
Để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính, cần thực hiện nhất quán quan điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó tập trung vào các nguyên tắc: (1) Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, mọi chủ thể trong xã hội đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật mà Hiến pháp là đạo luật tối cao, bộ luật gốc mang tính nền tảng đã quy định; (2) Khẳng định và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tơn trọng sự bình đẳng của mọi cá nhân trong thụ hưởng và phát triển quyền, khơng có sự phân biệt đối xử, trước tiên và chủ yếu trong việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước và xã hội; (3) Bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp luật thừa nhận, tôn
trọng và bảo đảm thực hiện, thúc đẩy trong khuôn khổ luật pháp... Theo quan điểm này, việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, tài liệu, chứng cứ trong tố tụng hành chính là ngun tắc bắt buộc, bởi nó được quy định bởi pháp luật về tố tụng hành chính; luật tiếp cận thơng tin; phịng chống tham nhũng ... và pháp luật khác có liên quan, đây chính là những quy định bảo đảm cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự một cách đầy đủ, hiệu lực.
Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức về quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính như:
Một là, đối với đương sự khởi kiện, cần phải có biện pháp đẩy mạnh cơng
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và hiểu biết của họ về trình tự thủ tục tố tụng hành chính và các quyền, nghĩa vụ của các bên giúp họ thực hiện tốt hơn quyền tiếp cận thơng tin nói riêng và các quyền, nghĩa vụ khác trong tố tụng hành chính. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động xét xử vụ án hành chính nói chung và hạn chế trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của các đương sự, đặc biệt là người khởi kiện là do người dân vẫn còn nhận thức chưa rõ, mơ hồ với quyền của mình như quyền tự mình thu thập chứng cứ, quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ,... Đối với người khởi kiện, cần phổ biến rộng rãi không chỉ qua lý thuyết mà còn thực tiễn xét xử để họ nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm bản thân, cần khuyến khích việc tham dự phiên tịa hành chính tại nơi người dân sống.
Hai là, đổi mới hình thức, nội dung, phương tiện, phân nhóm đối tượng để
có hình thức, kênh tun truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng. Có thể phân nhóm theo các tiêu chí truyền thống. Đa dạng hóa các hình thức tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thơng tin như: Truyền hình Tịa án nhân dân, Báo Cơng lý, Tạp chí Tịa án nhân dân, Cổng thơng tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao và tịa án nhân dân các cấp, Fanpage chính thức của Tòa án nhân dân, niêm yết tại cơ quan,... Đặc biệt là việc thay đổi nhận thức từ hoạt động tuyên truyền đơn giản, mang tính một chiều, chủ quan sang hoạt động
truyền thơng, coi trọng tính tương tác, phản biện, rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và người dân, tăng khả năng thuyết phục đối với người dân.
Ba là, có chiến lược truyền thơng chủ động và đổi mới cho phù hợp với biến đổi của thời đại số hóa. Lập các trang web và số điện thoại chuyên cung cấp và giải đáp các câu hỏi của người dân trong đó cần có cán bộ chuyên phụ trách riêng về lĩnh vực tố tụng hành chính. Kết hợp tuyên truyền, phổ biến với việc hướng dẫn, tư vấn cho đương sự tham gia tố tụng về quyền tiếp nhận thông tin. Các cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp thơng tin và cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, tổ chức này cần được quán triệt thường xuyên về chức trách, nghĩa vụ của mình, đồng thời hướng dẫn chi tiết, cụ thể giúp cho người dân hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền này, hiểu và ý thức được quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
4.2.2. Giải pháp hồn thiện pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính
Việc hồn thiện pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính cần được thực hiện bằng cách cụ thể hóa các quyền con người, quyền cơng dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013; hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiếp cận thông tin bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, trong đó Luật Tiếp cận thông tin là đạo luật gốc về vấn đề này cần phải được cụ chế hóa giữa các ngành, các lĩnh vực về nội dung công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước các cấp. Cần xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong hệ thống các thiết chế bảo đảm quyền TCTT trong TTHC dựa trên trên nguyên tắc . Trong hoạt động tố tụng hành chính cần phải có quy định riêng về quyền tiếp cận thơng tin của đương sự, trong đó phải rõ về nội dung và hình thức của quá trình thực hiện pháp luật về quyền này.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quyền tìm kiếm thơng tin trong tố tụng hành chính
Thực tế cho thấy, khi đương sự do không hiểu biết đầy đủ pháp luật dẫn đến tâm lý thiếu tự tin trong các hoạt động, điều này, một mặt làm giảm khả năng
của người dân trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm, mặt khác có thể góp phần làm tăng khả năng khiếu kiện bừa bãi, không đủ căn cứ, không đúng thủ tục,... dẫn tới bất ổn xã hội. Tình trạng kém hiểu biết về pháp luật cũng dễ tạo nên tâm lý thờ ơ, thậm chí coi thường pháp luật dẫn đến người dân có những hành vi xử sự khơng đúng với quy định của pháp luật. Vì vậy, để bảo đảm quyền tìm kiếm thơng tin của đương sự trong tố tụng hành chính cần phải rà sốt, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật như sau:
Một là, pháp luật phải quy định rõ chủ thể quyền tiếp cận thông tin và mở
rộng phạm vi các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong tố tụng hành chính. Chủ thể quyền tiếp cận thơng tin trong tố tụng hành chính là người khởi kiện và người bị kiện, bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trong đó, cá nhân có thể là công dân Việt Nam, người nước ngồi, người khơng có quốc tịch; cơ quan tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Hai là, cần phân định rõ phạm vi thông tin được tiếp cận và thông tin hạn
chế tiếp cận. Đối với các thông tin được tiếp cận trong tố tụng hành chính như: tài liệu nghe được, đọc được, nhìn được, dữ liệu điện tử, vật chứng, lời khai, kết luận giám định, biên bản ghi kết quả,... cần xác định rõ chủ thể có trách nhiệm cung cấp thơng tin; quy định các hình thức, trình tự, thủ tục, thời gian công bố công khai thông tin. Đối với thông tin hạn chế tiếp cận cũng cần được quy định cụ thể hơn, bảo đảm phù hợp với các quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân quy định tại Khoản 2 Điều 41 Hiến pháp và trong mối quan hệ mật thiết với các Luật chuyên ngành khác. Trong những trường hợp nhất định, để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, cũng cần quy định những nguyên tắc, điều kiện cung cấp thông tin hạn chế tiếp cận, tránh việc lạm dụng “tài liệu mật” dẫn tới vi phạm các quyền bí mật được pháp luật bảo vệ.
Ba là, để các chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức thu thập có giá trị chứng minh và được Tòa án sử dụng làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc dân
sự thì các nhà làm luật cần bổ sung trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ đối với các biện pháp thu thập chứng cứ do đương sự thực hiện.
Bốn là, bổ sung và hoàn thiện quy định về các hình thức tìm kiếm thơng tin
trong lĩnh vực tố tụng hành chính. Theo đó, cần phải quy định cụ thể hơn và mở rộng, đa dạng hóa các kênh tìm kiếm thơng tin cho đương sự. Ngồi việc phân định chức năng, nhiệm vụ các kênh thông tin của các cơ quan tổ chức thì phải thực hiện nguyên tắc phối hợp, chủ động. Tịa án hành chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức chủ động cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác, đầy đủ cho đương sự. Báo chí cũng có quyền chủ động tiếp cận, chia sẻ thông tin và chịu trách nhiệm về thơng tin mình đưa ra trước cơng chúng. Có biện pháp xử lý các hành vi cung cấp thông tin sai lệch, gây bất lợi đến quyền và lợi ích của đương sự trong tố tụng hành chính.
- Hồn thiện quy định pháp luật bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin trong tố tụng hành chính
Một là, như đã phân tích ở phần thực trạng, chỉ có những thơng tin, tài liệu
được quy định tại Điều 82 Luật Tố tụng hành chính 2015 mới được coi là chứng cứ và đương sự có quyền được ghi chép, sao chụp. Tuy nhiên tên của Điều luật này là “Xác định chứng cứ” nhưng lại khơng tương thích với nội dung bên trong, như vậy là chưa chính xác. Do vậy, theo ý kiến của nghiên cứu sinh, cần phải đặt tên lại Điều 82 Luật Tố tụng hành chính 2015 là “Xác định nguồn chứng cứ”. Bởi tài liệu đọc, nghe được, nhìn được, thơng điệp dữ liệu điện tử, vật chứng, lời khai của các đương sự, lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ, kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản, văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập văn phịng cơng chứng, chứng thực nếu đáp ứng được các điều kiện trong Điều 82 là nguồn chứng cứ, cịn các thơng tin được chúng chứa đựng, nếu thỏa mãn các điều kiện khách quan, liên quan, hợp pháp mới được coi là chứng cứ.
Hai là, quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp nhận thông
quyền khiếu nại, khiếu kiện khi có vi phạm và các chế tài xử lý vi phạm đã được làm rõ, nhưng các quy định về bảo vệ người cung cấp thơng tin thì cần phải cụ thể hơn. Trong tố tụng hành chính, người bị kiện thường là cơ quan hành chính nhà nước nên mang tính nhạy cảm, nếu khơng có các quy định liên quan đến bảo vệ người cung cấp thơng tin thì sẽ tác động đến tâm lý, sức khỏe và quyền lợi của họ. Mặt khác, cũng cần cụ thể hóa các hành vi phổ biến trong vi phạm pháp luật về vấn đề này như: hành vi ngăn cản việc tiếp nhận thông tin, hành vi đe dọa người cung cấp thông tin trái pháp luật và hành vi ngăn cản cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin cho cá nhân, tổ chức.
Ba là, các cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ và trách nhiệm cung cấp thơng tin
cần phải có quy định cụ thể về hình thức cung cấp thơng tin để tránh cách làm tùy tiện tại các cơ quan, tổ chức. Trong các hình thức cơng khai thơng tin đã được quy định, thì tùy vào tính chất, đặc thù của từng cơ quan sẽ lựa chọn ít nhất 01 hình thức phù hợp. Thơng thường việc lựa chọn hình thức thơng báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức có liên quan cũng thường được lựa chọn bởi đối tượng công khai hẹp và nội dung thông tin có thể bị cắt bớt các nội dung khơng cần thiết,... Do đó, người tiếp nhận thơng tin khó có thể nắm bắt các kết quả chính xác. Ngồi ra, một số cơ quan, tổ chức lựa chọn hình thức cung cấp thông tin qua trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, các hình thức này đều bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy, cần có những quy định bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức lựa chọn ít nhất trên 01 hình thức cung cấp thơng tin để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Bốn là, hoàn thiện các quy định về phiên đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Trong đó, cần phải xem lại quy định về trường hợp tiến hành đối thoại.
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên thực hiện việc xét xử lại mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Có thể thấy đối với trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, những mâu thuẫn tranh chấp trong vụ án giữa các bên đương sự vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo, do đó họ mới thực hiện quyền kháng cáo của mình lên cấp cao hơn. Đối thoại
trong giai đoạn xét xử phúc thẩm sẽ giúp cho các bên đương sự có quyền trình bày các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho quan điểm của mình về sự việc và đưa ra hướng giải quyết vụ việc sau khi đã có bản án của Tịa án cấp sơ thẩm. Từ đó, đối thoại tạo cơ hội cho các bên có thể đưa ra một thỏa thuận chung nhằm giải quyết vụ án đúng quy định pháp luật mà không cần phải tiến hành đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Mặt khác, pháp luật tố tụng hành chính cần phân biệt và quy định một cách cụ thể các trường hợp không được tiến hành đối thoại. Khác với các trường hợp không tiến hành đối thoại được, các trường hợp không được tiến hành đối thoại là các trường hợp mà nếu Tòa án tổ chức đối thoại giữa các bên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tố tụng, lợi ích của các bên đương sự cũng như lợi ích của tồn xã hội. Một số trường hợp khơng tiến hành đối thoại được có thể kể đến như các trường hợp có liên quan đến tài sản quốc gia, bí mật quốc gia, hoặc trong trường hợp hai bên đề nghị không tiến hành đối thoại…
Năm là, hiện nay Luật Tố tụng hành chính quy định Tịa án có quyền ủy thác việc tìm kiếm các thơng tin, tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án cho các cơ quan, đơn vị khác thực hiện. Tuy nhiên theo quan điểm của nghiên cứu sinh, nên quy định chi tiết các chủ thể được tòa án ủy thác mà cụ thể ở đây là các thiết chế có đủ thẩm quyền và điều kiện nguồn lực bảo đảm hiệu quả của việc ủy thác thu thập chứng cứ; đảm bảo thu thập, cung cấp kịp thời các chứng cứ phục vụ cho cơng tác xét xử của tịa án, đảm bảo các quyền của đương sự.
- Hoàn thiện quy định pháp luật bảo đảm quyền phổ biến/trao đổi thơng tin trong tố tụng hành chính
Một là, cần có những quy định về bảo vệ quyền riêng tư để các cơ quan đang lưu trữ các thông tin của các cá nhân không được công khai những thơng tin này. Hiện nay có rất nhiều thơng tin của cá nhân đang được các cơ quan nhà nước, các tổ chức dịch vụ công như Văn phịng cơng chứng,... được giữ một cách hợp pháp và được lưu trong cơ sở dữ kiện do chính quyền kiểm sốt. Vì vậy, cần phải có những quy định về phạm vi thông tin được quyền phổ biến/trao đổi để bảo đảm rằng việc tiết lộ các thông tin cá nhân là hết sức chọn lọc.