Phương pháp thu thập số liệu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu:

4.1.1.1 Số lượng mẫu:

Ban đầu nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của 34 ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 2009 đến quý 3 năm 2015. Nhưng do có những nguyên nhân khách quan như: Một số ngân hàng thương mại mới được thành lập chưa cập nhật thơng tin nên có số liệu khơng đầy đủ và trùng khớp với dịng thời gian 7 năm của mẫu nghiên cứu, các thương vụ sát nhập vào ngân hàng khác diễn ra từ năm 2011 đến năm 2015. Vì vậy, dữ liệu khơng bao gồm các Ngân hàng bị sáp nhập vì khơng thu thập được số liệu đầy đủ, và một vài ngân hàng quy mô nhỏ như Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Bản Việt (Vietcapital Bank), Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín…Các ngân hàng được bỏ qua chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với quy mơ tồn ngành nên khơng ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu.

Bảng 4.1: Các thương vụ sắp xếp lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015

Năm Tổ chức trước M&A Tổ chức sau M&A Hình thức

M&A 2011

NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Sài Gịn, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa NHTMCP Sài Gòn Hợp nhất 2012 NHTMCP Nhà Hà Nội, NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội Sáp nhập 2013 NHTMCP Đại Á, NHTMCP Phát triển TP. HCM NHTMCP Phát triển TP. HCM Sáp nhập 2013 NHTMCP Phương Tây, Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

NHTMCP Đại chúng

Việt Nam Hợp nhất

2015 NHTMCP Nhà đồng bằng sông Cửu Long, NHTMCP Đầu tư

NHTMCP Đầu tư và

và Phát triển Việt Nam 2015

NHTMCP Công thương

Việt Nam, NHTMCP Xăng dầu Petrolimex NHTMCP Công thương Việt Nam Sáp nhập 2015 NHTMCP Phương Nam, NHTMCP Sài Gịn Thương Tín NHTMCP Sài Gịn Thương Tín Sáp nhập

2015 NHTMCP Phát triển Mê Kông,

NHTMCP Hàng Hải NHTMCP Hàng Hải Sáp nhập

2015

Ngân hàng Xây Dựng Ngân hàng Đại Dương

Ngân hàng Dầu Khí Tồn Cầu

Trở thành các Ngân hàng TNHH Một thành viên thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước Mua lại 0 đồng Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 3+ 4/2016

Do vậy, nghiên cứu đã loại dần ra các ngân hàng không phù hợp, và thống kê cuối cùng còn lại 18 NHTMCP Việt Nam. (Phụ lục 1)

Trong bài nghiên cứu này tác giả lấy số liệu bình quân của 18 ngân hàng thương mại cổ phần để thực hiện nghiên cứu mơ hình từ q 1/2009 đến quý 3/2015 với tổng cộng 27 quan sát.

4.1.1.2 Thu thập và xử lý số liệu:

Các số liệu về lạm phát (CPI), lãi suất cho vay bình quân (LR), tỷ giá hối đối bình qn liên ngân hàng (ER), cung tiền M2 tác giả lấy số liệu từ IMF; tăng trưởng tiền gửi (DG) được lấy số liệu từ thống kê của Ngân hàng Nhà Nước, số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được lấy từ website Tổng cục thống kê Việt Namu, số liệu tăng trưởng tín dụng từ báo cáo tài chính của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam được công bố hằng năm. Số liệu được lấy theo quý, bắt đầu từ quý 1/2009 đến hết quý 3/2015, dữ liệu được xây dựng theo dạng chuỗi thời gain. (Phụ

Các biến số này được lấy theo giá trị bình quân theo quý và được ký hiệu như sau:

Bảng 4.2: Bảng các biến số kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín dụng

STT Biến số Mã Nguồn

1 Tăng trưởng tiền gửi (%, quý) DG NHNN

2 Tổng sản phẩm quốc nội (%, quý) GDP IFS, TCTK

3 Lãi suất cho vay bình quân (%, quý) LR IFS

4 Tỷ lệ lạm phát (%, quý) CPI IFS

5 Tỷ giá hối đối bình qn liên ngân

hàng (đồng, quý) ER IFS

6 Cung tiền M2 M2 IFS

7 Tăng trưởng tín dụng (%, quý) CG

Báo cáo tài chính của các NHTM CP

Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp

(1) Tăng trưởng tiền gửi (DG): Thể hiện mức độ huy động và tăng trưởng nguồn vốn của ngành ngân hàng. Tác giả tính tốn tốc độ tăng trưởng tiền gửi quý sau so với quý trước.

(2) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Dữ liệu về giá trị GDP thực (real_gdp) của Việt Nam được hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ theo phương pháp so sánh số liệu tại một quý trong năm với một quý ở cùng thời điểm năm trước đó (áp dụng theo phương pháp điều chỉnh X11/X12 do Bureau of Census của Mỹ xây dựng).

(3) Lãi suất cho vay bình quân (LR): biến thể hiện điều kiện môi trường vĩ mô mà các ngân hàng hoạt động. Trong bài viết này, tác giả phân tích trên sự biến động của lãi suất cho vay bình quân liên ngân hàng theo công bố của ngân hàng Nhà Nước trong từng quý.

(4) Tỷ giá hối đối bình qn liên ngân hàng (ER):tác giả sử dụng số liệu tỷ giá hối đối bình qn liên ngân hàng chốt vào ngày cuối cùng của quý.

(5) Lạm phát: Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức giá chung. Thước đo lạm phát phổ biến là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), vì CPI phản ánh biến động mức sống của người dân. Trong bài tác giả

sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường tác động của lạm phát trong bài nghiên cứu

(6) Cung tiền (M2): hay còn gọi là tổng phương tiện thanh tốn, tác giả tính toán tốc độ thay đổi cung tiền M2 so với thay đổi % GDP.

(7) Tăng trưởng tín dụng (CG): Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Vì thế tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Theo Richard Duncan (2011) cho rằng “điều quan trọng nhất để hiểu về nền kinh tế trong thời đại trọng tiền ngày nay là tăng trưởng tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Tác giả tính toán tốc độ tổng dư nợ cho vay của 18 NHTMCP quý sau so với quý trước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)