Theo một chuyên gia trong ngành Ngân hàng, để đánh giá, nhìn nhận chất lượng nền kinh tế, ngồi việc nhìn vào tổng đầu tư tồn xã hội có thể nhìn vào mức tăng trưởng tín dụng. Kể từ năm 2011 trở về trước, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bao giờ cũng cao hơn 5 - 6 lần tăng trưởng GDP (trung bình tăng trưởng tín dụng 5 năm gần đây là 33% và 10 năm gần đây là 29,4%), trong khi đó, tăng trưởng GDP cũng chỉ dao động xung quanh mức 5 - 8%.
Ví dụ, năm 2009 tăng trưởng tín dụng đạt mức "khủng" là 37,73% nhưng tăng trưởng GDP cũng chỉ đạt 5,32% hay thấp hơn một chút, năm 2010 tăng trưởng tín dụng 27,65% nhưng GDP cũng chỉ đạt 6,78%. Trước bối cảnh lạm phát luôn ở mức cao, kinh tế vĩ mơ thiếu ổn định, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Và cũng bắt đầu từ năm 2011, tăng trưởng tín dụng thấp dần với mức tăng cả năm là 15%.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 CG GDP
Như vậy, tăng trưởng tín dụng chỉ cao hơn 2 lần GDP (GDP đạt 5,89%). Nhìn nhận về vấn đề này, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng, lượng vốn giảm đi mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế, cho thấy hiệu quả và chất lượng của vốn tín dụng cho nền kinh tế đã cao hơn. Nhìn nhận này lại tiếp tục được chứng minh qua năm 2012 khi tín dụng chỉ tăng 8,85%, trong khi tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 5,03%.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động và GDP làm tăng rủi ro thanh khoản. Tín dụng tăng trung bình 32% trong giai đoạn 2000-2010, huy động tăng 29% trong khi GDP chỉ tăng trung bình 7,15% trong giai đoạn này. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%, mức tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức 14-20% mà khơng gây ra bong bóng tín dụng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này vượt quá mức nêu trên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nền kinh tế.
Xét về hệ số giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng GDP, thời kỳ 2009-2010 là 5,58 lần, thời kỳ 2011-2013 là 1,94 lần, thời kỳ 2014, 2015 là 2,53 lần. Điều đó có nghĩa là, để GDP tăng 1%, nếu thời kỳ 2009-2010 tín dụng đã tăng tới 5,58%, thì thời kỳ 2011-2013 tín dụng đã tăng 1,94% và theo năm 2014, 2015 thì tín dụng tăng 2,53%, tuy chưa bằng thời kỳ 2009-2010, nhưng đã cao hơn thời kỳ 2011-2013.
Mối quan hệ giữa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trưởng tín dụng là khơng có thể phủ nhận và cũng không xa lạ. Các nghiên cứu đều cho rằng tăng trưởng tín dụng Ngân hàng có vai trị quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, ành hưởng trực tiếp đến GDP, lãi suất và lạm phát. Do đó định hướng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thường dựa trên kỳ vọng chỉ số kinh tế vĩ mơ. Tăng trưởng tín dụng cao là một cấu phần trọng yếu của tăng trưởng GDP, Nhưng cái giá phải trả cho Tăng trưởng tín dụng cao chính là thỏa hiệp chất lượng và nợ xấu cao. Đây là một đặc trưng thường thấy ở các thị trường mới nổi.
3.2.3 Lãi suất cho vay bình quân:
Đơn vị tính: %
Nguồn: tác giả tổng hợp từ IMF, NHNN