Tỷ giá hối đối bình qn liên ngân hàng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ LUẬN

3.2 Thực trạng tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến tăng trưởng tín dụng

3.2.4 Tỷ giá hối đối bình qn liên ngân hàng:

Đơn vị tính: %

Nguồn: tác giả tổng hợp từ IMF, NHNN

Biểu đồ 3.6: Tăng trưởng tín dụng và tỷ giá hối đối bình qn liên ngân hàng

0 5 10 15 20 25 30 35 40 - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ER CG

Giai đoạn năm 2009 – 2012 tăng trưởng tín dụng và tỷ giá hối đối có mối quan hệ nghịch chiều, giai đoạn 2013 – 2015 tăng trưởng tín dụng và tỷ giá hối đối có mối quan hệ cùng chiều.

Cung tiền ngoại tệ năm 2009 ln có những diễn biến phức tạp tạo nhiều sức ép lên tỷ giá hối đoái, tỷ giá bình quân liên ngân hàng cuối năm 2009 ở mức 17.941VND/USD. Từ quý 4/2009 đến quý 4/2011 đây là giai đoạn mà tỷ giá có xu hướng mất ổn định, trong giai đoạn này tỷ giá có 4 lần điều chỉnh và tăng khá mạnh, song song đó tốc độ tăng trưởng tín dụng thể hiện xu hướng giảm.

Tỷ giá hối đối ln được coi là vấn đề nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT). Từ tháng 3/2009, biên độ tỷ giá được nới rộng +/- 5% cho đến nay, điều này trước hết phải khẳng định việc nới biên độ để tỷ giá nhằm để tỷ giá phản ánh sát hơn tín hiệu thị trường. Mặt khác, nới rộng biên độ VND/USD nhằm tạo thuận hơn cho xuất khẩu, bởi nó gián tiếp hạ giá thành quốc tế của các sản phẩm Việt Nam, tạo sức cạnh tranh với hàng ngoại về giá ở cả trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó nới rộng biên độ tỷ giá cũng hướng tới mục tiêu hạn chế nhập khẩu những mặt hàng khơng thiết yếu, góp phần cải thiện cán cân cũng như tạo hiệu ứng kích thích dùng hàng nội. Về lý thuyết là vậy, thực tế số liệu thống kê về xuất nhập khẩu cho thấy, việc giảm giá đồng nội tệ dường như tác động không lớn đến xuất khẩu. Bởi tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chưa bền vững phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường nước ngoài, trong khi cầu tiêu thụ ở hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam lại giảm. Mặt khác, do hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng, giá cả chưa có tính cạnh tranh cao với các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực. Vì vậy khơng nên q kỳ vọng vào việc giảm giá nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu. Khơng ít ý kiến cho rằng đôla hiện nay đang giảm giá, nên khơng cần điều chỉnh nó so với VND, nhưng xin lưu ý rằng đôla Mỹ chỉ giảm giá so với những đồng tiền khác, còn đối với VND lại không phải như vậy. Vì thế ,nếu vẫn tiếp tục điều hành để giữ tỷ giá hối đoái như hiện nay với biên độ quá rộng được xem là khó khăn cho cơng tác quản lý.

Về bản chất nới rộng biên độ hay điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng đều làm giảm giá trị nội tệ, làm cho đồng Việt Nam phản ánh sát hơn với giá trị thực. Vì thế thay vì để biên độ q rộng rất khó khăn cho quản lý bằng việc điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Khi giá USD/VND đạt tới mức kỳ vọng, sẽ xuất hiện một làn sóng bán USD. Các DN, nhà đầu tư thay vì găm giữ đơla trên tài khoản tại các ngân hàng sẽ tranh thủ bán USD để chốt lời, dòng VND gửi vào ngân hàng sẽ gia tăng, lúc này NHTM sẽ có điều kiện hạ lãi suất VND, kể cả khi gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đã kết thúc. Thực hiện điều này sẽ vừa có tác động đến lãi suất, tác động đến dịng vốn vào - ra, vừa có điều kiện duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, chủ động nhập khẩu, vừa giảm kỳ vọng VND mất giá so với USD trong ngắn hạn. Song để việc điều chỉnh tỷ giá hối đối phát huy tác động tích cực đối với nền kinh tế rất cần tạo sự nhất quán trong chỉ đạo và điều hành, thông tin kịp thời và có biện pháp khắc phục mặt hạn chế của việc điều chỉnh nếu có nảy sinh.

3.2.5 Lạm phát:

Đơn vị tính: %

Nguồn: tác giả tổng hợptừ IMF, NHNN

Biểu đồ 3.7: Tăng trưởng tín dụng và lạm phát

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 CG CPI

Nhìn vào đồ thị mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát là mối quan hệ nghịch chiều,

Năm 2009, NHNN kích thích kinh tế bằng động thái nới lỏng chính sách tiền tệ và hỗ trợ lãi suất đã gây ra áp lực lạm phát tăng cao giai đoạn cuối năm 2009 và cuối năm 2011, Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Do lạm phát cao, khơng ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh tốn trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thơng ngồi ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư khơng thanh tốn qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thơng ngồi ngân hàng lớn, NHNN thực sự khó khăn trong việc kiểm sốt chu chuyển của luồng tiền này, các NHTM cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh tốn tăng, thốt ly ngồi hoạt động.

gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng và làm cho tăng trưởng tín dụng giảm.

Trong thời kỳ 2012-2015, hệ số giữa tốc độ tăng CPI với tốc độ tăng tín dụng cao hơn cũng được các chuyên gia lý giải cùng theo yếu tố trên nhưng theo chiều ngược lại: Giá vàng tăng chậm lại và giảm sâu (bình quân năm giảm 12,91%); giá USD tăng chậm lại (bình quân năm chỉ tăng 0,78%), VN-Index tăng rất thấp, bất động sản giá xuống sâu và giao dịch trầm lắng, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP giảm xuống chỉ còn 31,5%.... Do tác động của CSTT thắt chặt, những năm 2012 – 2015 lạm phát đã có xu hướng giảm mạnh, Tăng trưởng tín dụng có xu hướng tăng dần, tuy nhiên mức tăng không cao , phản ánh đúng thực trạng sức khỏe của nền kinh tế như vẫn đảm bảo chất lượng hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)