Mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục giảm khoảng 0,2-0,5%/năm, qua đó hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối; điều tiết thanh khoản của các TCTD hợp lý để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực xuống mức khoảng 6,5-6,6%/năm; tiếp tục yêu cầu các TCTD rà soát giảm lãi suất cho vay của các khoản vay cũ về mức lãi suất cho vay hiện hành.
Tỷ giá và thị trường ngoại tệ tiếp tục được giữ ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, tình trạng đơla hố trong nền kinh tế tiếp tục giảm, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Tăng trưởng tín dụng tăng cao hơn năm 2014, ước cả năm 2015 tín dụng có thể đạt khoảng 18%. Dịng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và xã hội.
Thanh khoản VND của hệ thống các TCTD tiếp tục được đảm bảo và có dư thừa, sẵn sàng đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, thị trường tiền tệ ổn định, thông suốt nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp cung ứng tiền, phối hợp công cụ hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, các TCTD tăng cường xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tài sản, chú trọng hơn trong quản trị rủi ro thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống.
Các giải pháp xử lý nợ xấu đã phát huy tác dụng, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ. Đến 30/11/2015, khoảng 99,6% nợ xấu của các TCTD ước tính tại thời điểm cuối tháng 9/2012 đã được xử lý, chất lượng tín dụng được cải thiện; nợ xấu tồn hệ thống đã được đưa về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra. Với việc áp dụng đầy đủ chuẩn mực mới về phân loại nợ, từ Quý I/2015, khơng cịn tồn tại 02 số liệu nợ xấu (số liệu theo báo cáo của TCTD và số liệu theo kết quả giám sát của NHNN), đồng thời nợ xấu của các TCTD đã được minh bạch hơn. Kết quả xử lý nợ xấu đạt được đã góp phần quan trọng cải thiện thanh khoản, giảm mặt bằng lãi suất, mở rộng khả năng tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhìn một phần từ kinh nghiệm của nền kinh tế Việt Nam trải qua một thời gian dài tăng trưởng nóng rồi lạnh mấy năm qua, nhiều người lo ngại rằng với tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến tăng vọt trong năm nay, một lượng tiền khổng lồ sẽ được bơm vào nền kinh tế.
3.2 Thực trạng tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam:
Các nhân tố sử dụng để phân tích trong bài luận bao gồm: tăng trưởng tiền gửi, tổng sản phẩm quốc nội, lãi suất cho vay bình qn, tỷ giá hối đối bình qn liên ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, cung tiền M2.
3.2.1 Tăng trưởng tiền gửi:
Đơn vị tính: %
Nguồn: Báo cáo hằng năm Ngân hàng Nhà Nước