Phịng ban chun mơn
KẾT CẤU PHÂN BỔ KS ĐIỀU
TRA
TỶ LỆ
NVYT tại các phòng chức năng 47 23.4%
NVYT tại các khoa Lâm sàng 103 51.5%
NVYT tại các khoa Cận Lâm sàng 50 25.1%
Tổng cộng 200
Nguồn: Tác giả tổng hợp phòng tổ chức cán bộ
Chủ đề nghiên cứu vận dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của NVYT với cơng việc tại QHNDH hiện nay. Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
các nội dung nghiên cứu được trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
Bước 1: (Review) Viết đề cương nghiên cứu:
Viết nội dung và cấu trúc của đề cương gồm đặt vấn đề, xác định mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp luận nghiên cứu, cấu trúc dự kiến của báo cáo kết quả.
Bước 2: Phương pháp phóng vấn chuyên gia (Specialist Servey):
Tiến hành phóng vấn chuyên gia am hiểu quản lý y tế, chuyên ngành Phong - Da liễu, quản trị nhân lực, những người hiểu rõ về hoạt động của bệnh viện nói chung và bệnh viện Phong - Da liễu nói riêng, những người có thể đại diện cho cán bộ nhân viên ngành y tế và có am hiểu về sự gắn bó của NVYT với cơng việc. Bao gồm chuyên gia bên trong như chuyên gia về ngành y tế, chuyên gia về quản trị nhân lực, quản lý bệnh viện; chuyên gia bên ngồi có chun gia ngành lao động thương binh xã hội và chuyên gia về kinh tế.
Bước 3: Xây dựng bảng câu hỏi (Questionaire):
Lấy ý kiến đóng góp từ những nhà quản lý trong ngành, giáo viên hướng dẫn, những người có kinh nghiệm trong ngành y tế và quản trị nguồn nhân lực, kinh tế để hoàn thiện bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát chính thức.
Bước 4: Thu thập dữ liệu (Data collection):
Thông qua danh sách nhân viên y tế được cung cấp từ phòng Tổ chức cán bộ, bằng phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản, chọn ra 220 người để gửi phiếu khảo sát. Thu thập dữ liệu thông qua phiếu khảo sát, nhập số liệu và làm sạch. Sử dụng phần mềm SPSS 16 IBM để xử lý và phân tích dữ liệu cho các bước tiếp theo. Đối với phỏng vấn trực tiếp tại phòng khoa tác giả lựa chọn thời điểm khảo sát là giờ nghỉ trưa, ngoài giờ ca trực hoặc các ngày thứ bảy chủ nhật đối với các nhân viên trực tại bệnh viện, thời gian phỏng vấn khảo sát đối với mỗi đối tượng tối thiểu là 15 phút và tối đa là 30 phút. Nội dung của cuộc khảo sát chủ yếu là thăm dò ý kiến và ghi danh, đánh giá cho điểm của các đối tượng điều tra khảo sát nghiên cứu. Trong quá trình điều tra người khảo sát phải thể hiện thái độ tôn
trọng, vui vẻ, cởi mở cầu thị và lịch sự. Kết thúc buổi khảo sát thì cần xem lại nội dung bảng câu hỏi đã được điền đầy đủ hay khơng thì mới kết thúc khảo sát.
Bước 5: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha:
Để kiểm định độ tin cậy của thang đo hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng thể. Nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy ở với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein(1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.
Bước 6: Phân tích nhân tố khám phá EFA:
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như tìm ra các mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phép phân tích nhân tố của các khái niệm nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo. Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO (Kaiser – Mever – Olkin). Trị số KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với dữ liệu. Các thành phần với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% được xem như những nhân tố đại diện các biến. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu diễn các tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố bằng hoặc lớn 0.5 mới có ý nghĩa.
Bước 7: Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết (Linear Regression):
Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lý chạy hồi quy tuyến tính bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất (OLS) bằng cả hai phương pháp Enter và phương pháp Stepwise. Sau khi xây dựng được mơ hình hồi quy bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất. Để đảm bảo một sự tin cậy của mơ hình xây dựng, ta tiến hành kiểm định sự thỏa mãn của các giả thuyết của phương pháp OLS. Bao gồm: sử dụng tương quan hạng Spearman để kiểm định giả thuyết phương sai phần dư thay đổi. Đối với hiện tượng đa cộng tuyến, độ sai lệch cho phép (tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) khi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 2 nghĩa là các biến độc lập khơng có tương quan tuyến tính với nhau. Khi phương sai của các sai số thay đổi thì các ước lượng của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định t và F khơng cịn đáng tin cậy. Nếu độ lớn của phần dư chuẩn hóa tăng hoặc giảm theo giá trị dự đốn thì có khả năng giả thuyết phương sai không đổi bị vi phạm.Kiểm định Durbin-Watson là kiểm định phổ biến nhất cho tương quan chuỗi bậc nhất. Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được tiến hành kiểm định thông qua dữ liệu nghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng. Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị p-value (Sig.) tương ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn 95%, giá trị p-value sẽ được so sánh trực tiếp với giá trị 0.05 để kết luận chấp thuận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu.
Bước 8. Kiểm định sự khác biệt (ANOVA)
Kiểm định so sánh sự khác biệt về nhân khẩu học (giới tính, thâm niên cơng tác, vị trí cơng tác, thu nhập, chun mơn đào tạo và bằng cấp) ảnh hưởng đến sự gắn bó của NVYT tại QHNDH. Sử dụng kiểm định T-test và phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định, kiểm định này cũng sử dụng việc so sánh trực tiếp giá trị p- value tương ứng.
*/ Phương pháp nghiên cứu
Để có cái nhìn khách quan hơn về các yếu tố sự gắn bó của NVYT với công việc: trường hợp nghiên cứu thực tiễn tại QHNDH hiện nay và thông qua các chỉ
tiêu đã phân tích nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thơng qua điều tra các CBNV các phịng, khoa trong Bệnh viện dựa trên bảng câu hỏi khảo sát. Việc thăm dò ý kiến các NVYT thông qua phiếu điều tra, khảo sát sẽ gợi ý cho nhà quản trị bệnh viện rút ra được những tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu đối với công tác quản trị nhân lực và gia tăng sự gắn bó của NVYT để có giải pháp cải thiện.
Xây dựng bảng hỏi
Nhằm mục đích xây dựng bảng hỏi một cách chính xác và phù hợp với lĩnh vực quản lý y tế, ngành Phong - Da liễu, quản trị nguồn nhân lực, sự gắn bó với cơng việc, phương pháp chọn nhóm trọng điểm để điều tra sơ bộ, thảo bảng câu hỏi điều tra chính thức và xây dựng mơ hình nghiên cứu. Sau đó, lấy ý kiến đóng góp từ những nhà quản lý trong ngành, giáo viên hướng dẫn, những người có kinh nghiệm trong ngành y tế và quản trị nguồn nhân lực, kinh tế, hoạch định chính sách để hồn thiện bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát chính thức.
Quy trình khảo sát lấy ý kiến của NVYT
Phát phiếu khảo sát để lấy ý kiến của NVYT tại QHNDH được tiến hành bằng phỏng vấn trực tiếp tại phòng, khoa và một số được gửi bảng hỏi tại phòng, khoa làm việc hẹn lấy sau.
Lựa chọn 220 người là NVYT làm việc tại QHNDH để xin ý kiến, quan điểm của họ về các yếu tố sự gắn bó của NVYT với cơng việc tại QHNDH đã được liệt kê theo các nghiên cứu trước đây. Thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát, nhập số liệu và làm sạch. Phần mềm SPSS 16 IBM được sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu cho các bước tiếp theo.
3.2.2. Mẫu nghiên cứu
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Trong nghiên cứu lấy mẫu theo quy tắc của
Comrey và Lee (1992) với 24 biến quan sát: n > m*5; n: tổng số phiếu điều tra; m: tổng số biến cần khảo sát. Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức: n ≥ 8m +50 (n: tổng số phiếu điều tra và m: tổng số biến cần khảo sát). Số biến độc lập khảo sát m=7 (Biến quan sát), do đó tổng số kích thước mẫu tối thiểu n 8*7+50=106. Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 220 phiếu, số phiếu khảo sát thu về là 210, số phiếu hợp lệ hợp lệ là 200 phiếu. Thời gian phát phiếu điều tra và thu thập: từ ngày 01/7/2016 đến ngày 30/7/2016. Xử lý, phân tích dữ liệu: sau khi thu thập được dữ liệu từ phiếu khảo sát, sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS để tiến hành xử lý dữ liệu, chạy mơ hình và các kiểm định.
3.2.3. Thiết kế bảng hỏi và thang đo
Trong nghiên cứu này các câu hỏi và thang đo tác giả dựa trên nghiên cứu của Thomas và Toby (2014), Dollard, M. F., & Bakker, A. B. (2010). Các thang đo cụ thể cho các biến nghiên cứu được thể hiện đầy đủ trong bảng 3.4 dưới đây. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc trong việc đo lường các nhân tố mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của NVYT nhằm cung cấp những kết quả nhất quán qua những lần đo khác nhau được coi là có độ tin cậy. Đo lường đảm bảo độ tin cậy là cách loại trừ sai số ngẫu nhiên và cung cấp được dữ liệu tin cậy.
Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý/ Rất cao Bậc 4: Đồng ý/ Cao
Bậc 3: Khơng ý kiến/ Bình thường Bậc 2: Khơng đồng ý/ Thấp
Bậc 1: Hoàn tồn khơng đồng ý/ Rất thấp
Với các yếu tố về đặc điểm cá nhân: được kết hợp sử dụng một số thang đo như thang đo định danh đối với các thơng tin về giới tính, tuổi, trình độ chuyên mơn, chức vụ, kinh nghiệm, phịng ban chun môn.