STT Thang đo Nguồn
Mục đích cao thượng
MD1 Lãnh đạo thẳng thắn thừa nhận sự hy sinh của đội ngũ NVYT
Jang và cộng sự (2005); Ali và Ahmed (2013), Thomas và Toby (2014) MD2 Lắng nghe, tôn trọng với những quan điểm khác biệt
MD3 Đặt cán bộ nhân viên vào trung tâm bệnh nhân
MD4 Lãnh đạo luôn đối mặt với những thách thức tăng thêm MD5 Tâm điểm trao đổi với nhân viên là lợi ích của bệnh nhân MD6 Khơi dậy niềm tự hào của đội ngũ y tế đối với nghề MD7 Công việc khơi dậy niềm đam mê của đội ngũ NVYT
Lợi ích cá nhân
CN1 Hài lịng với chế độ tiền thưởng của Bệnh viện
Schaufeli và Bakker, 2004; Xanthopoulou và cộng sự, 2007; Thomas và Toby (2014) CN2 Thu nhập được trả công bằng
CN3 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc CN4 Đội ngũ y tế có thể sống hồn tồn dựa vào lương CN5 Đánh giá chi tiết hiệu quả làm việc
CN6 Cảm thấy thoải mái khi làm việc CN7 Hài lòng với các phúc lợi từ bệnh viện
Sự tôn trọng
TO1 Kết quả đánh giá cán bộ nhân viên được công khai
Simpson, M. R. (2009), Thomas và Toby (2014) TO2 Công khai những cảm nhận của bệnh nhân đối với NVYT
TO3 NVYT được quyền đánh giá kết quả công việc của các cá nhân TO4 Ý thức trách nhiệm của đội ngũ NVYT
TO5 Đồng nghiệp sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau
TO6 Luôn biểu dương khen ngợi ghi nhận cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Gắn bó với truyền thống
TR1 Ln tận tình chăm sóc, thăm hỏi ý bệnh nhân
Bakker, A. B., Schaufeli, W. B., Leiter, M. P., & Taris, T. W. (2008); Thomas và Toby (2014) TR2 Số lượng bệnh nhân điều trị dứt điểm ngày càng tăng
TR3 Đặt tính mạng của bệnh nhân lên hàng đầu
TR4 Kết nối quy chuẩn tác phong trang phục với quy định TR5 Luôn tiếp thu những ý kiến, phản hồi của bệnh nhân TR6 Thái độ thân thiện của bệnh nhân với đội ngũ NVYT TR7 Bệnh viện đối xử công bằng với tất cả các bệnh nhân TR8 Chất lượng phục vụ bệnh viện ngày càng cao
Môi trường làm việc
MT1 Cơng việc khơng địi hỏi thường xuyên phải làm ngoài giờ Jang và cộng sự (2005) và Brooks-Carthon và cộng sự (2011); Dollard, M. F., & Bakker, A. B. (2010) MT2 Công việc không bị áp lực cao
MT3 Đồng nghiệp thân thiện và hòa đồng MT4 Trang thiết bị văn phòng hỗ trợ làm việc MT5 Môi trường làm việc bảo đảm an toàn
MT6 Người bệnh và người nhà có thái độ tơn trọng, hợp tác trong quá trình điều trị.
Gắn bó của nhân viên đối với cơng việc
GB1 Luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại
Simpson, M. R. (2009), Thomas và Toby (2014) GB2 Làm việc với tâm trạng tốt nhất
GB3 Gắn bó làm việc tại bệnh viện lâu dài.
GB4 Tận tình chu đáo với bệnh nhân của bệnh viện
GB5 Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì cơng việc
3.2.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Thơng thường có các bước cơ bản sau đây để thiết kế một bảng câu hỏi:
- Xác định phương pháp phỏng vấn: Đối với đề tài này phương pháp phỏng
vấn trực tiếp thông qua việc người được hỏi sẽ tự trả lời các câu hỏi và sẽ xác nhận lại các phiếu hỏi nếu có vấn đề nào đó khơng rõ ràng.
- Phác thảo nội dung bảng câu hỏi: Tương ứng với từng nội dung cần nghiên
cứu, phác thảo các câu hỏi cần đặt ra. Cần sắp xếp các câu hỏi theo từng chủ điểm một cách hợp lý.
- Chọn dạng cho câu hỏi: Có khá nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi; tuy nhiên ở đề tài này tác giả cho câu hỏi dạng thang đo thứ tự Likert với 5 mức thứ tự và người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và tích vào ơ có thứ tự họ cho là phù hợp với quan điểm của mình.
- Thiết kế việc trình bày bảng câu hỏi: Các bảng hỏi được thiết kế trình bày
trên 4 trang A4, với cấu trúc như ý trên đã trình bày và được gửi đính kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.
- Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế bảng hỏi được
gửi trước cho 20 đáp viên (của cuộc điều tra thăm dò trước đây) để xin ý kiến họ một lần nữa và hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối cùng trước khi triển khai đại trà.
3.2.4. Triển khai thu thập dữ liệu
Trên cơ sở danh sách 470 cán bộ NVYT, bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện tác giả chọn 220 đáp viên bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực quản lý y tế, ngành Phong - Da liễu, quản trị nguồn nhân lực, hoạch định chính sách tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:
Bước 1: Sử dụng phần mềm Microsoft Word 2010 để thiết kế bảng câu hỏi
Bước 2: Gửi bảng hỏi cho cán bộ nhân viên thơng qua phịng TCCB của bệnh viện đồng thời có giải thích rõ cách trả lời trong tài liệu gửi kèm, với các trường hợp đi cơng tác tuyến sẽ gửi đính kèm qua thư điện tử.
Bước 3: Nhận lại các phiếu hỏi đã được trả lời; đối với các trường hợp chưa
rõ ràng về các ý nghĩa kết quả trả lời; tác giả sẽ gặp trực tiếp để xin ý kiến.
3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Để kiểm định độ tin cậy của thang đo tác giả đã tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng thể. Nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hồng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được.
Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein(1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.
3.3.2. Phân tích các nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như tìm ra các mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phép phân tích nhân tố của các khái niệm nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo. Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO (Kaiser – Mever – Olkin). Trị số KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với dữ liệu. Các thành phần với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai
trích bằng hoặc lớn hơn 50% được xem như những nhân tố đại diện các biến. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu diễn các tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố bằng hoặc lớn 0.5 mới có ý nghĩa.
3.3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết
Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lý chạy hồi quy tuyến tính bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất (OLS) bằng cả hai phương pháp Enter và phương pháp Stepwise. Sau khi xây dựng được mơ hình hồi quy bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất. Để đảm bảo một sự tin cậy của mơ hình xây dựng, ta tiến hành kiểm định sự thỏa mãn của các giả thuyết của phương pháp OLS. Bao gồm:
- Hiện tượng phương sai phần dư thay đổi: sử dụng tương quan hạng
Spearman để kiểm định giả thuyết phương sai phần dư thay đổi
- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình: Đa cộng tuyến là một
hiện tượng trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mơ hình những thơng tin giống nhau và rất khó tách ảnh hưởng của từng biến một. Đối với hiện tượng đa cộng tuyến, độ sai lệch cho phép (tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) khi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 2 nghĩa là các biến độc lập khơng có tương quan tuyến tính với nhau.
- Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Phương sai thay đổi là hiện
tượng phương sai của các số hạng này không giống nhau. Khi phương sai của các sai số thay đổi thì các ước lượng của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định t và F khơng cịn đáng tin cậy. Nếu độ lớn của phần dư chuẩn hóa tăng hoặc giảm theo giá trị dự đốn thì có khả năng giả thuyết phương sai khơng đổi bị vi phạm.
- Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Đây là một dạng vi phạm các giả thuyết
cơ bản số hạng nhiễu, hệ quả khi bỏ qua sự tự tương quan là các dự báo và ước lượng vẫn không thiên lệch và nhất quán nhưng không hiệu quả. Trong trường hợp đó, kiểm định Durbin-Watson là kiểm định phổ biến nhất cho tương quan chuỗi bậc nhất.
3.3.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được tiến hành kiểm định thông qua dữ liệu nghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng. Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị p-value (Sig.) tương ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn 95%, giá trị p-value sẽ được so sánh trực tiếp với giá trị 0.05 để kết luận chấp thuận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu. Đối với các kiểm định sự khác nhau giữa các tổng thể con trong nghiên cứu ta sử dụng kiểm định T-test và phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định, kiểm định này cũng sử dụng việc so sánh trực tiếp giá trị p-value tương ứng. Để xem xét sự phù hợp dữ liệu và sự phù hợp của mơ hình ta sử dụng hệ số R- square, thống kê t và thống kê F để kiểm định. Để đánh giá sự quan trọng của các nhân tố ta xem xét hệ số Beta tương ứng trong phương trình hồi quy bội được xây dựng từ dữ liệu nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phỏng vấn sâu đối tượng điều tra 4.1. Phỏng vấn sâu đối tượng điều tra
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thơng tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thơng tin thơng qua chính ngơn ngữ của người ấy. Phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm tập trung là hai kỹ thuật nghiên cứu định tính hàng đầu. Thảo luận nhỏ những người trả lời được dẫn dắt bởi một người hướng dẫn có nhiều kinh nghiệm trong việc tăng dần mức độ tập trung và sâu sắc của cuộc thảo luận vào các vấn đề chính của chủ đề nghiên cứu, Thảo luận nhóm tập trung vẫn là một phương pháp kỹ thuật định lượng tập trung, phỏng vấn sâu cá nhân được đặc trưng bởi những câu hỏi thăm dò và những câu hỏi đóng - mở nhưng chúng lại được dẫn dắt trên cơ sở một - một, có nghĩa là giữa một người trả lời và một người hỏi có kỹ thuật phỏng vấn cao. Lựa chọn chuyên gia cụ thể như sau: 20 chuyên gia phải là người am hiểu quản lý y tế, chuyên ngành Phong - Da liễu, quản trị nhân lực, những người hiểu rõ về hoạt động của bệnh viện nói chung và bệnh viện Phong - Da liễu nói riêng, những người có am hiểu về sự gắn bó của NVYT với cơng việc.